Em tôi là gì? Một đứa trẻ bị tổn thương hay một đứa bé không biết nghe lời.
Em tôi Thủy hiện tại vừa sinh nhật 9 tuổi. Tôi không thể biết được đứa trẻ đó bản chất đã không biết nghe lời hay do hoàn cảnh sống nhưng tôi biết quả thực là một đứa trẻ bất hạnh. nó là nạn nhân của một cuộc hôn nhân đổ vỡ, mẹ nó là dì của tôi, tức em của mẹ tôi. Quả tthực cụm từ "cuộc hôn nhân đổ vỡ" tôi nói ra với không có cảm súc nào quá mạnh mẽ, có lẽ vì tôi không được dạy phải biết cảm thông khi học cấp tiểu học, hay có được dạy rồi thì tôi cũng chỉ nghe rồi quên ngay vì nó chắc cũng chỉ là những lời nói sáo rỗng. Cuộc hôn nhân đổ vỡ ấy đã khiến em tôi (tôi nhớ lúc đó nó còn rất nhỏ khoảng 3 tuổi, tôi khoảng 12 tuổi ) phải sống cùng ông bà ngoại ở ngoài Bắc còn chị nó (6 tuổi ) phải sống ở miền Nam. Sống cùng ông bà ngoại nó được chiều lắm! (đến nỗi tôi lúc đó là đứa trẻ 12 tuổi phải phát ghen) Vì vốn ai cũng nghĩ nó bị tổn thương sau cuộc hôn nhân của cha mẹ nó. Nó có đủ loại kẹo để ăn do mẹ nó sau cuộc hôn nhân đã bỏ nghề bán tạp hóa cũ để đi xa lập nghiệp. để lại nó với ông bà chăm sóc, dưới sự trăm sóc của ông bà nó ngày nào cũng xem tivi có kết nối mạng, và lúc đó do chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của an ninh mạng nên nó đã được tiếp cận vói những nội dung dành cho trẻ em nhưng lại cso cách giao dục sai lệch, tôi không biết cso phải việc đắm chìm lâu ngày trong những nội dung sấu độc đó đã hình thành nên con người nó như ngày nay hay không, nhưng tôi biết một điều là tôi ghét những nội dung đó. Nội dung nhảm dành cho trẻ em. Chúng là trẻ em chúng cần ra ngoài chơi chứ không phải là những nội dung đó. Quả thực việc được chiều chuộng như vậy đã làm nó hình thành phần bướng bỉnh trong nó. Đó là sự bướng bỉnh bất tuân mọi mệnh lệnh, mọi yêu cầu, chỉ tập chung vào lợi ích của mình. Nó khiến mọi người xung quanh phát bực, trong đó có cả tôi lúc nhỏ. Tôi và anh tôi còn truyền tai nhau là: "ông bà vãi chiều nó quá nên nso mới thế, chứ cho qua nhà mình mấy tháng để giáo dục là khác ngay ". Quả thực cách giáo dục của chúng tôi đang nhắc tới ở đây là dùng bạo lực để đưa vào khuân khổ. Nhưng khi đã trải qua nhiều năm ở đời trải qua đầy đủ loại gia vị trong cuộc sống thì tôi lại có một ý nghĩ khác. Tôi lúc đó và mọi người bầy giờ chỉ muốn khuất phục nó, một được trẻ bướng bỉnh, mọi người muốn nó bị khuất phục, phải nghe lời người lớn. Những suy nghĩ đó được tôi nhìn thấy ở những người xung quanh khi đối sử với nó khiến tôi sởn cả da gà. Tôi của hiện tại không còn muốn khuất phục nó nữa. Tôi chấp nhận những phần tính cách xấu của nó. Tôi không còn muốn khuất phục nó. Tôi chỉ muốn dạy cho nó hiểu như nào là cảm thông chia sẻ cho nỗi khổ của người khác. Cái mà chính tôi trước kia không có, tôi không hiểu như nào là cảm thông chia sẻ thật sự. Tôi chỉ biết cách thực hiện nó qua hướng dẫn của người lớn tuổi hơn. Nó giống như là tôi được mẹ dạy cách hỏi han người bệnh là đang cảm thông cho tình cảnh của họ, trong khi chính lúc đó tôi đang không thật sự cảm thông cho họ mà chỉ đang hoàn thành nghĩa vụ mà mẹ tôi giao cho tôi. Mãi sau này khi trải nghiệm nhiều rồi tôi mới thực sự hiểu như nào là cảm thông. Vậy tôi tự hỏi làm sao đứa bé nhỏ tuổi như vậy biết cách cảm thông hoặc ít nhất là bắt chiếc người khác cảm thông trong khi nó còn không có một môi trường được giáo dục hoàn thiện. Vậy mà ai cũng muốn khuất phục nó, muốn ép nó cảm thông trong khi tôi tự hỏi liệu họ đã thật sự biết cảm thông khi mà vẫn thường suyên nói xấu mọi người sung quanh, họ hiểu cách cảm thông rồi hay chỉ đang bắt chiếc hành động của ba mẹ họ dạy. Họ luôn mồm nói phải biết cảm thông, vì Phật đã dạy vậy. Vậy họ đã thật sự biết cảm thông chưa. Nền giáo dục tiểu học đã thật sự dạy những mầm non tương lai của đất nước cách cảm thông chưa hay chỉ là dạy cách cạnh tranh vì những con số.
câu chuyện thì còn dài nhưng rôi muốn ngắt nó ở đâu vì đây là câu chuyện mà tôi đã chiêm nghiệm suất nhiều năm, và tự tôi đã nhận ra những bài học ý nghĩa cho mình. Tôi muốn những người khác cũng sẽ hiểu được như nào là cảm thông thật sự để mọi người đối sử tốt đẹp với. Trải nghiệm nhiều năm của tôi nên tôi không muốn người đọc đọc lướt qua rồi nhảy vội suống phần bình luận mà hãy dừng lại để suy nghẫm và nghĩ về câu truyện cuộc đời mình