Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình cũng là một kẻ bất hạnh

Những đứa trẻ ngoan đều có một lời nguyền vô hình
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
Mình từng nghe câu chuyện thế này:
Người ta có mấy chiếc kẹo, mấy đứa trẻ hư nhao nhao lên đòi ăn, bọn chúng mỗi đứa được chia cho một chiếc kẹo. Chỉ có duy nhất một đứa trẻ hiểu chuyện không vòi vĩnh. Nó được khen là ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Sau cùng mọi người nhận ra là ai cũng có kẹo, mỗi đứa trẻ kia thì không, chỉ được mỗi câu nói “ngoan” thôi
Mình từng phản biện vô cùng gay gắt tư tưởng này. Luận điểm mình đưa ra đó là một đứa trẻ ngoan biêt đâu sẽ có cơ hội nhận được cả gói kẹo hay gói bim bim thì sao?
Nhưng các bạn biết không, thực sự đấy không phải là phản biện, đấy chỉ là lời ngụy biện yếu ớt và vô căn cứ của mình. Sâu thẳm trong tâm trí thì mình thực sự hiểu rằng: “sẽ chẳng có kẹo hay bim bim gì đâu, trẻ ngoan muôn đời phải chịu thiệt, đó là lời nguyền của tất cả bọn chúng”.
Cuộc sống thì chẳng bao giờ đẹp như trong các bài hát lãng mạng, làm một đứa trẻ ngoan là một sự bất hạnh, nó là lời nguyền đi theo các bạn cả đời mà có lẽ không có cách nào gột rửa được.
Thế nào là trẻ ngoan, trẻ hư?
Những đứa trẻ ngoan là những đứa trẻ biết điều, không dám làm trái một số quy tắc mà do một số thành phần (bố mẹ, thầy cô) đặt ra mà không cần biết điều đấy có thực sự tốt cho mình, có phải là điều mình muốn hay không.
Những đứa trẻ hư chúng có thể làm mọi thứ mà chúng nó muốn, chỉ cần chúng thích mà chẳng sợ cái gì cả, vì đằng nào chúng cũng bị nói là hư rồi.
Còn những đứa trẻ ngoan, vì sao lại bảo đấy là một lời nguyền? Vì chúng không hề được làm những điều chúng nó thích nếu điều ấy ảnh hưởng đến danh hiệu “con ngoan” của chúng.
Những đứa trẻ hư thì khác, chỉ cần chúng đang hư mà ngoan (theo tiêu chuẩn của người lớn) một phát là chắc chắn chúng sẽ gây chú ý và nhận một cơn mưa lời khen, chỉ đơn giản là đang hư tự dưng ngoan.
Trẻ ngoan không như thế, cả đời chúng ngoan ngoãn, ai cũng mặc định điều ấy, lâu dần chả ai khen chúng ngoan nữa nhưng chỉ cần làm sai một việc, chắc chắn sẽ bị chê bai, dè bỉu là trẻ hư ngay lập tức.
Câu chuyện của một đứa trẻ ngoan – đó chính là mình
Hồi còn đi học mình vẫn nhớ như in cảnh cô giáo mình khen lấy khen để thằng học sinh cá biệt quậy phá ở lớp mỗi khi nó làm được bài hay chịu giữ trật tự trong tiết học. Còn mình cả năm quần quật con ngoan trò giỏi thì chẳng được khen lấy một lời, chỉ cần nhỡ may bị ghi vào sổ đầu bài vì hỏi bài bạn thôi là y rằng tối đấy mẹ mình sẽ có cuộc gọi về nhà mách lẻo và chịu ánh mắt kinh tởm của GVCN cả tuần lễ liền.
Lớn lên chút xíu thì bạn bè đồng trang lứa của mình có một số thằng lậm vào cờ bạc, lô đề báo nhà lên báo nhà xuống, phá của bố mẹ nó cả tỷ bạc. Giờ chúng nó chơi chán về làm ăn bình thường, thi thoảng lại báo nhà trăm triệu thì đôi lúc mẹ mình vẫn khen lấy khen để bảo chúng nó tu chí làm ăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Còn về mình thì sau mỗi lần nhảy việc, loay hoay tìm kiếm cái mình thích để làm thì trong mắt mẹ mình lúc nào mình cũng chỉ là thằng súc vật lông bông mải chơi.
Mình rất muốn thử cảm giác bốc cái bát họ vài trăm triệu, đâm vào MU một trận, ăn thì có tiền không ăn thì báo nhà để bố mẹ trả, chả có gì to tát, đôi lúc cũng muốn được trải nghiệm cảm giác của một đứa trẻ hư, nhưng đơn giản là mình không có gan làm.
Rồi đi làm, ngày xưa làm trên Hà Nội (nói thế cho anh chị em ở Hải Phòng đỡ nhiều nhầm) mình gặp một công ty có chiêu bài thao túng tâm lý nhân viên như này, đó là tìm ra những nhân viên có tư tưởng ngoan ngoãn như mình và biến họ thành một loại culi cao cấp, thi thoảng khen câu là có năng lực, tin tưởng mới giao việcn này nọ. Đó là những công việc không tên mà những đứa nhân viên cứng đầu éo bao giờ làm thì mình phải làm, vừa làm vừa mò, làm không xong thì mang về nhà làm. Rồi rốt cuộc lương thì không được tăng, thưởng cũng chẳng thấy đâu. Đến hy vọng thăng chức chắn chắn cũng không được vì mọi chức danh quản lý trong công ty đều được quy hoạch cho người nhà giám đốc hết cả rồi. Tất cả chỉ còn lại cái nịt.
Nói chung làm con ngoan chẳng hề dễ dàng, nó là lời nguyền, là sự bất hạnh của nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên nếu thời gian có quay trở lại mình vẫn sẽ chọn làm một đứa trẻ ngoan, không phải do sự dạy dỗ tuyệt vời của bố mẹ hay gì mà mà đơn giản bản chất của mình là thế, mình không làm một đứa trẻ hư được. Còn bạn, đã bao giờ bạn – những đứa trẻ ngoan từng muốn thốt lên rằng “đmẹ đời chơi đéo đẹp” chưa?

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Lâm Duệ Nghi

Mình nghĩ vấn đề không nằm ở chỗ trẻ ngoan hay hư, mà là cách giáo dục và xã hội của chúng ta đang có vấn đề. Một sự thật quá rõ ràng là giáo dục ở các bậc nhà trường lẫn phụ huynh rất kiệm "lời khen" dành cho những đứa trẻ ngoan, cũng như phần thưởng dành cho chúng. Còn ở những đứa trẻ hư lại được ca tụng khi trở nên "ngoan ngoãn" hơn do họ nghĩ đó là sự khích lệ, cũng như sự chú ý sẽ dành cho những đứa trẻ hư nhiều hơn. Vì đa phần người ta nghĩ rằng muốn giúp những đứa trẻ đó quay đầu là bờ, và nghĩ rằng trẻ ngoan rồi thì cần gì phải lo. Nhưng mình từng chứng kiến ở nơi mình ở người ta giáo dục trẻ con theo kiểu khác. Nếu trẻ hư, gây ồn nơi công cộng, chúng buộc phải ra khỏi nơi đó và chịu hình phạt cho đến khi chúng im lặng. Còn trẻ ngoan thì sẽ được thưởng và khen ngợi hết lời là "good manners", điều này giúp cho những đứa trẻ biết rằng sự ngoan ngoãn sẽ được phần thưởng, còn hư sẽ chịu phạt. Ở trường học thì trẻ hư bị coi như vô hình, do một phần họ không được dạy dỗ nghiêm khắc học sinh, phần khác là họ muốn cho đó là một hình phạt ngầm. Nên điều này cũng hạn chế "lời nguyền" của đứa trẻ hiểu chuyện.
- Báo cáo

StvThanhJs
@Lâm Duệ Nghi đồng quan điểm với bạn
- Báo cáo

quiinocry
Respect bạn vì bài viết hay, đọc bài post này xong, mình xin phép đưa ra 3 quan điểm phản biện như sau, chỉ mang tính góp ý:
1. Đứa trẻ ngoan thì sẽ hiểu chuyện, nhưng đứa trẻ hiểu chuyện thì chưa chắc đã ngoan ==> Nhóc ko có keo hiểu chuyện, chứ chưa chắc đã ngoan, hoặc có thể là nó ko ăn kẹo. Trong bài phân tích của bạn lại đang muốn phân tích những đứa trẻ ngoan/ hư theo đúng nghĩa đen, nhưng câu trích dẫn thì từ ngoan đó chỉ là nghĩa bóng.
2. Câu chuyện đứa trẻ hư được khen tấm tắc, hay chuyện bạn bị chê bai. Đơn giản làm việc tốt thì được khen, xấu thì bị chê. Nó được khen lúc đấy nhưng bị chê cả đời, còn bạn thì ngược lại. Nhưng vì bạn không nghe không thấy, nên không biết, và không tin đó là thật, TIN MÌNH ĐI
3. Câu chuyện bạn bị mẹ chê lông bông, phải làm luôn những việc mà sếp nên giao cho người khác. Theo quan điểm cá nhân của mình, là vì bạn còn chưa va chạm nhiều, thiếu tự tin, và thiếu luôn tự yêu thương bản thân mình. Nếu bạn ko tự bảo vệ bạn, thì xã hội này sẽ ko ai làm điều đó đâu , người ta còn đục nước béo cò là chuyện bình thường.
Thời thiếu niên của mình là thằng nhóc hơi quậy xíu, yên tâm là mình quậy chứ không xấu, nên đọc bài post của bạn mình hơi bồi hồi. Bạn ạ, kẹo thì ngọt nhưng sâu răng. Bạn nghĩ rằng mình phải chịu thiệt thòi ? Ừ đúng, nhưng chỉ thiệt thòi khi còn là trẻ con thôi bạn ạ, đổi lại thì trong tay bạn hiện tại đang có rất nhiều thứ mà ko có 1 giá trị vật chất nào có thể đánh đổi được, đó là : UY TÍN, DANH DỰ, SỰ TÔN TRỌNG, NIỀM VUI CỦA MẸ, THỜI GIAN,... Tới bây giờ mình đã tu chí học hành làm ăn 6 năm để chuộc lại những thứ đó, xin nhấn mạnh là chuộc lại , nhưng cũng chỉ mới được có 50% thôi. Sự lựa chọn nào cũng có cái giá của nó.
Thanks for reading, hãy cứ đi trên con đường mà bạn đã chọn. Mình tin rằng, chỉ cần bạn cứ sống theo cách đã được gia đình giáo dục, cứ học hỏi, và rộng lượng hơn, thì bạn sẽ đạt tới đỉnh cao của danh vọng. Chúc bạn và gia đình sức khỏe
- Báo cáo

Văn Khôi Ngô

Theo phân tâm học thì cái ngoan bản chất là mình đang đè nén phần tối vào vô thức, do sợ bản thân k được công nhận, bị chỉ trích.
- Báo cáo

Van Ha
Giảm sự kỳ vọng trong cuộc sống của bạn xuống, bạn ngoan đó là sự lựa chọn, lựa chọn cách sống đó là cách bạn giữ mình tránh gặp phiền phức. Bạn nên coi đó là ưu thế, bạn không thể đọc 1 cuốn sách mà muốn tất cả những thứ trong đó điều hữu ích cho bạn hết được.
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống vận hành như vậy, có chăng là người ta kỳ vọng quá nhiều nên thất vọng nhiều, nhưng nhìn sâu xa thì họ cũng đã nhận nhiều thứ từ việc làm đó, có thể chưa nhận ra mà thôi.
Ví dụ: Cô đơn có thể không khiến bạn hạnh phúc, nhưng nó cho bạn sự tự do, bạn đi vào 1 mối quan hệ nó mang cho bạn hạnh phúc nhưng cũng lấy đi sự tự do của bạn và thêm cả vấn đề của mối quan hệ đó cho bạn. Bạn chọn thế nào là quyền của bạn.
- Báo cáo

KeimaGod
mình nhớ từng tra nghĩa từ “ngoan” trong từ điển tiếng việt và thấy nó mang nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Nó quá thiên về 1 phía, ít linh hoạt và chính điều này khiến những người ngoan kẹt cứng trong cái mác đấy
- Báo cáo