I “Tôi ghét môn toán ?” - Toán học từ góc nhìn tâm lý học.
Bạn ao ước được giỏi toán, trong khi bạn lại sợ toán, khó khăn khi làm những bài toán đơn giản, và tránh né mọi thứ liên quan tới toán học. Vậy thì bài viết này có thể sẽ giúp bạn phần nào.
1
Có bao giờ, cơ thể bạn dường như tê cứng, lòng bàn tay chảy mồ hôi liên tục và bạn sợ sệt, cảm thấy khó khăn khi thực hiện những bài toán đơn giản, với chỉ các phép tính cộng trừ nhân chia đã nằm lòng từ lâu trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong bài kiểm tra. Bạn nhìn thấy những người xuất chúng môn toán xung quanh mình (những người giải được mọi bài tập của giáo viên, là “đấng cứu thế” khi có một bài toán khó và không ai ngoài người ấy biết làm).
Bạn ao ước được giống họ, trong khi bạn lại sợ toán, khó khăn khi làm những bài toán đơn giản, và tránh né mọi thứ liên quan tới toán học. Vậy thì bài viết này có thể sẽ giúp bạn phần nào.
Chuyện gì đã xảy ra với bạn?
Có thể bạn đã là một nạn nhân của hội chứng lo âu toán học. Được Mark Henry Ashcraft (học giả người Mỹ và là chủ tịch của Khoa Tâm Lý học tại Đại học Nevada, Las Vegas) định nghĩa là “cảm giác căng thẳng, e ngại hoặc sợ hãi cản trở hoạt động học toán”.
Khi mắc phải hội chứng này, người bị sẽ tránh né các tình huống có liên quan đến toán học(đếm, tính toán, các con số, giải phương trình,…), dẫn đến ít năng lực, tiếp xúc và thực hành toán học, khiến học sinh lo lắng và không chuẩn bị kĩ cho những bài kiểm tra toán, làm cho kết quả môn toán sa sút, và mức độ của chứng lo âu toán học càng tăng lên. Nó như một vòng luẩn quẩn mà bạn càng ở lâu trong nó thì mức độ sợ sệt của bạn lại tăng lên.
Cụ thể, do những tác động trước đó, bộ não của chúng ta đã định nghĩa toán học và các con số là các mối nguy hiểm. Thành thử, khi có thông tin liên quan đến toán học được thu thập từ các giác quan của bạn, chúng sẽ mặc định được đưa đến vùng não Amydala (vùng não điều khiển cảm xúc, tạo nên các phản xạ vô điều kiện như: đổ mồ hôi, rung rẫy, sợ hãi, tim đập nhanh…) thay vì Frontal lobe-Thuỳ trán (vũng não dùng để tư duy logic, lập luận).
Lo âu toán học cũng có thể làm giảm sụt một nguồn trí lực, đó là trí nhớ ngắn hạn, giúp chúng ta sắp xếp lại những thông tin cần thiết để hoàn thành một công việc. Và sự lo lắng về việc giải toán, hoặc không làm tốt trong bài kiểm tra làm tiêu tốn hết bộ nhớ, không còn chỗ trống nào cho việc giải toán.
Thật không may, có tới hơn 20% dân số mắc phải hội chứng này. Ngay cả Laurent Schwartz – ông từng thắng giải Field, giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học, cũng từng lo lắng rằng mình không đủ thông minh để giải toán.
Tác động
Chứng khó học toán tác động to lớn đến những công việc hằng ngày của nạn nhân như:
+ Khó khăn khi xem đồng hồ
+ Trí nhớ kém về toán học và những thứ có liên quan đến các con số
+ Ảnh hưởng đến khả năng tính nhẩm
+ Khó khăn khi hồi tưởng về quá khứ
+ Sự tập trung không cao
+ Nhận thức kém về không gian, khoảng cách, hình dạng,…
2
Nguyên nhân của hội chứng lo âu toán học
Nhiều người nghĩ rằng, họ sợ toán bởi vì họ kém toán. Nhưng sự thật thì ngược lại, tư duy của bạn đối với môn toán ảnh hưởng tới khả năng mà bạn học tập và tiếp thu kiến thức. Nếu bạn có suy nghĩ toán là một môn học trừu tượng, khó hiểu, với hàng loạt con số vô cảm và những công thức dài ngoằn, thì hẳn là bộ não của bạn cũng sẽ mặc định điều đó. Bạn trở nên khó tiếp thu kiến thức hơn, sợ hãi nó. Điều này không chỉ đúng với môn toán, mà hầu như với tất cả các môn học khác. Thái độ của bạn đối với một môn học ra sao chính là thứ quyết định bạn có giỏi nó hay không.
Mặc khác, thứ góp phần tạo nên thái độ của bạn đối với một môn học lại phụ thuộc phần lớn vào cách giảng dạy của giáo viên, tư duy và quan niệm mà ba mẹ đã truyền cho con, thái độ của bạn bè, xã hội với môn toán, các lỗi sai khi giải toán và những bài kiểm tra. Chúng khiến bạn thu mình lại, sự tự tin của bạn mất dần, bạn không quan tâm, hay mảy may đến việc học toán và sau đó dường như những kiến thức bạn học không được tiếp thu, qua thời gian dài dẫn đến cụm từ “mất gốc” như mọi người vẫn thường dùng.
Trình độ nhận dạng toán học và mức độ tiếp thu của người dân còn thể hiện qua hệ thống số đếm. Theo các nghiên cứu xã hội, cách tiếp thu, hay nói nôm na là mức độ giỏi toán của người dân trong một quốc gia phụ thuộc vào hệ thống số đếm của quốc gia đó.
Lấy ví dụ, hãy nhìn vào dãy số sau đây: 4,8,5,3,9,7,6 và đọc to chúng lên. Giờ hãy quay đi và dùng hai mươi giây để ghi nhớ thứ tự đó trước khi đọc to chúng một lần nữa.
Nếu nói bằng tiếng anh, bạn sẽ có khoảng 59% cơ may nhớ được thứ tự đó một cách hoàn hảo, còn nếu nói bằng tiếng trung quốc thì dường như bạn sẽ ghi nhớ được chúng trong mọi lượt thử. Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
_nguồn: outliers by Malcolm Gladwell_
Vì các số đếm trong tiếng trung ngắn gọn một cách ngạc nhiên. Hầu hết trong số chúng đều được phát âm trong một khoảng thời gian ngắn hơn 1/4 giây (ví dụ “si”-tứ, “qi”-thất). Những từ tương ứng với chúng trong tiếng Anh là “four” “seven”- dài dòng: phát âm chúng phải mất 1/3 giây. Khác biệt về trí nhớ giữa người Anh và người Trung Hoa nhìn bên ngoài thì hoàn toàn có nguyên cớ từ sự khác biệt về độ dài này. Trong các loại ngôn ngữ đa dạng như tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Tiếng Anh và tiếng Wales, có tồn tại mối tương liên sản sinh từ thời gian đòi hỏi để phát âm các con số trong một ngôn ngữ nào đó với quãng trí nhớ (memory span) của người nói. Trong lãng địa này, phần thưởng dành cho tín hiệu thuộc về phương ngữ Quảng Đông của người Trung Quốc, thứ tiếng này ban tặng cho cư dân Hồng Kông một quãng trí nhớ lên tới khoảng mười con số.
_nguồn: the munber sense by Stanislas DeHaene_
Giải pháp
Một điều may mắn là hội chứng lo âu toán học không phải là bẩm sinh, mà do một số tác nhân gây ra (trình bày như trên), và có thể chữa trị.
Đối với thầy cô giáo:
+ Cần phải có phương pháp dạy học hiệu quả.
+ "Dạy công thức là không đủ. Học toán không phải để biết cách làm, mà phải hiểu cả việc tại sao phải làm như thế", GS Châu nói. Vì vậy, thay vì tập trung vào lý thuyết và những công thức khô khan, ta nên áp dụng những bài toán đó vào thực tế, giúp cho học sinh định hình được vai trò, sự cần thiết, thực tiễn của toán học trong cuộc sống. Giúp học sinh dễ hiểu, tránh tạo nên nỗi sợ cho học sinh.
+ Tránh cách dạy máy móc
Đối với cha mẹ, gia đình
+ Không nên tạo áp lực về điểm số cho con.
+ Dạy dỗ con từ sớm và giúp con nhận thức được rằng toán rất thú vị.
Đối với bản thân ta
Dù ra sao, nhưng chính chúng ta mới là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự thay đổi cho chính bản thân.
Trước hết, các bạn cần phải thay đổi thái độ của mình đối với môn toán, coi nó như một thứ không thể thiểu trong cuộc sống, mọi ngành nghề, phát minh, hay các bộ môn khoa học đều có nền tảng là toán học. Hãy tự tin, mạnh dạng khi giải bất kì bài toán nào. Dù có sai sót đi nữa thì hãy coi nó như là kinh nghiệm ta đút kết được để tiến bộ lần sau.
Giải thoát bộ não và sự lo lắng của chúng ta đối với nó. Và không nên áp lực bởi điểm số, dẫn đến sự tự ti cho bản thân.
Đừng ngại đương đầu với toán, ngược lại, hãy tìm tòi, học hỏi, giải các dạng bài nâng cao. Hội chứng lo âu toán học rồi sẽ là quá khứ.
Kết: qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có được cho mình sự tự tin trong môn toán, cũng như tất cả các môn học khác. Chúc các bạn tìm thấy niềm vui của mình trong môn toán, và trở thành một học sinh giỏi toán.
Nguồn: Maximilian
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
#English
You desire to be like them, while you are afraid of math, have difficulty doing simple problems, and avoid everything related to mathematics. This article may help you somewhat.
what happened to you?
You may have been a victim of mathematical anxiety syndrome. Mark Henry Ashcraft, an American scholar and president of the Department of Psychology at the University of Nevada, Las Vegas, defines it as "a feeling of stress, fear, or fear that interferes with math learning."
When suffering from this syndrome, the sufferer will avoid situations related to mathematics (like maths problems, numbers, counting, calculating ,…), leading to less competence, exposure, and practice of mathematics, making students anxious and unprepared for math tests, making math results decline, and the level of mathematical anxiety increases. It's like a vicious circle where the longer you stay in it, the more your fear levels increase.
Specifically, due to previous effects, our brains have defined mathematics and numbers as dangers. So, when mathematically relevant information is gathered from your senses, they will by default be taken to the Amygdala brain region (the area of the brain that controls emotions, creating unconditional reflexes such as sweating, vibration, fear, heart palpitations...) instead of frontal lobe-frontal (puddle of the brain used for logical thinking, argument).
Mathematical anxiety can also reduce a resource, short-term memory, which helps us rearrange the information we need to get a job done. And the anxiety of solving math, or not doing well on the test consumes all the memory, there is no room for solving math.
Unfortunately, more than 20% of the population suffers from this syndrome. Even Laurent Schwartz, who won the Field Prize, the highest prize in mathematics, worried that he wasn't smart enough to solve math.
Action
Difficulty learning math has a huge impact on the daily tasks of victims such as:
- It's hard to watch the clock.
- Poor memory of mathematics and things related to numbers
- Affects the ability to calculate
- It's hard to reminisce.
- The concentration is not high.
- Poor perception of spaces, distances, shapes, …
2
Causes of mathematical anxiety syndrome
Many people think they are afraid of math because they are poor in math. But the truth is that your thinking toward math affects your ability to learn and acquire knowledge. If you think math is an abstract, confusing subject, with a series of inanimate numbers and long, then your brain will default to that as well. You become harder to acquire knowledge, afraid of it. This is true not only for mathematics but for almost all other subjects. How your attitude towards a subject is what determines whether you're good at it or not.
For example, look at the following sequence of numbers: 4,8,5,3,9,7,6 and read them aloud. Now turn around and use twenty seconds to memorize that order before reading them aloud again.
If you speak in English, you have about a 59% chance of remembering that order perfectly, and if you speak in Chinese, it seems that you will remember them in every attempt. Why is there such a difference?
_cre: outliers by Malcolm Gladwell_
Because the numbers in Chinese are surprisingly brief. Most of them are pronounced in a period of less than 1/4 of a second (e.g. "si"-four, "qi"-seven). The words that correspond to them in English are "four" "seven"- long lines: pronouncing them takes 1/3 of a second. The difference in memory between the British and the Chinese on the outside is entirely caused by this difference in length. In languages as diverse as Arabic, Chinese, English, and Welsh, there exists a correlation produced from the time required to pronounce numbers in a language with the speaker's memory span. In this location, the reward for the signal belongs to the Cantonese dialect of the Chinese, which gives Hong Kong residents a memory span of about ten figures.
_cre: the munber sense by Stanislas DeHaene_
Solution
*Fortunately, mathematical anxiety syndrome is not innate, but caused by several agents (presented as above), and can be cured.
For teachers:
- There needs to be an effective teaching method.
"Teaching formulas is not enough. Learning mathematics is not about how to do it, but also to understand why it has to be done," Chau said. So, instead of focusing on theory and dry formulas, we should apply those problems to practice, helping students to shape the role, necessity, and practice of mathematics in life. Help students understand, avoid creating fear for students.
- >Avoid teaching mechanically
For parents, family:
-Don't put pressure on points
-Teach your child early and help them realize that math is fun.
-For ourselves:
Either way, it's us who are the most important factor in making a change for ourselves.
-First of all, you need to change your attitude towards mathematics, treating it as something that cannot be minimized in life, every profession, invention, or science is based on mathematics. Be confident, strong when solving any problem. Even if there are errors, consider it as the experience we have to make progress next time.
-Freeing our brain and our anxiety for it. And don't be pressured by grades, which leads to self-deprecation.
- Do not be afraid to face maths, on the contrary, explore, learn, solve advanced types of lessons. Mathematical anxiety syndrome will be a thing of the past.
Conclusion: Through this article, I hope you have gained confidence in math, as well as all other subjects. May you find your joy in math, and become a good student in math.
cre: Maximilian
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất