Nhiều người đang quá coi thường bệnh trầm cảm mà không biết đến những mối nguy hại nó có thể gây ra.
Sự việc bé trai 33 ngày tuổi bị chết đuối kỳ lạ trong chậu nước mới đây đang khiến cư dân mạng phải dậy sóng, đặc biệt là khi xuất hiện tình tiết mẹ ruột khai nhận chính tay dìm chết con của mình. Và theo như ghi nhận, nghi phạm có biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Để có được kết luận chính xác, chúng ta hãy chờ đợi thông tin từ cơ quan chức năng. Còn trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm và xem nó có thể trở nên đáng sợ đến mức độ nào.

Vì sao chúng ta bị trầm cảm? Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ?


Có rất nhiều yếu tố có thể khiến một người bị trầm cảm: một biến cố xảy ra trong cuộc đời, do di truyền, hay thậm chí có thể đơn giản là vì... thời tiết. Trầm cảm có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết được nó:
#Thích ở một mình ngại giao tiếp,họ thường chỉ thích ở trong phòng một mình , không thích đến những nơi đông người , thậm chí không muốn nói chuyện với bất cứ ai 
#Nghiện mạng xã hội , không muốn nói chuyện trực tiếp , các trường hợp này khi ở trên mạng xã hội sẽ nói nhiều nhưng ra cuộc sống bên ngoài thì hoàn toàn thu mình lại
#Thường xuyên có cảm giác buồn chán , ủ dột . Cảm giác này diễn ra liên tục và kéo dài khoảng vài tuần trở lên
# Bi quan , tự thấy bản thân vô dụng hay mắc lỗi nào đó . Cảm giác mất hết niềm tin vào mọi chuyện trong cuộc sống
# Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi . Ngay cả khi không làm việc nặng , chỉ ngồi một chỗ , người bệnh vẫn rơi vào trạng thái uể oải , thiếu sức sống 
#Mất tập trung không muốn làm việc . Không chỉ là do sức khoẻ , người bệnh còn mất hết hứng thú làm việc , không muốn động vào bất cứ việc gì
# Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều . Sự thay đổi đột ngột trong lối sống và sinh hoạt này cũng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm , và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các hệ quả tiếp theo về sức khoẻ cũng như tâm lý 
# Hay có cảm giác lo âu , bất an . Sự lo âu này thường xuất phát từ những điều rất vô lý , thậm chí là không có thật , chỉ do người bệnh tự tưởng tượng ra 
# Dễ nổi nóng cáu gắt . Những người mắc trầm cảm thường rất dễ nổi nóng vô cớ với người khác hay những sự việc rất nhỏ 
# Chán ăn hoặc trở nên ăn uống vô độ . Điều đó dẫn đến tình trạng tăng , giảm cân ngoài tầm kiểm soát 
# Khônh còn hứng thú với các sở thích của mình nữa .Không còn sự quan tâm nào về những sở thích của mình trước đây 
# Nghĩ đến cái chết . Dấu hiệu này không hề hiếm , gần như xảy ra ở một nửa số người mắc phải bệnh trầm cảm 

Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất là áp lực, hay stress. Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với rất nhiều tình huống gây áp lực. Thi cử, học hành, công việc, tình yêu, đám cưới hoặc sinh con... đó đều là những áp lực dồn nén mà chúng ta chẳng có cách nào khác ngoài việc hứng chịu.
Những áp lực như vậy trong ngắn hạn có thể đem lại một số lợi ích nhất định, ví dụ như lượng adrenaline tiết ra làm tăng sự tập trung. Tuy nhiên, hormone stress cortisol lại gây cản trở tế bào nội mô trong mạch máu, dễ gây tắc mạch máu và làm tích tụ cholesterol có hại. Về lâu dài, stress sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ

Áp lực dẫn đến trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại
Tuy nhiên, đó chưa phải là tác hại lớn nhất của stress. Khi phải hứng chịu đủ thứ áp lực mà không có cách nào giảm tải, bạn hoàn toàn có thể mắc trầm cảm, và đó mới là vấn đề.
Trầm cảm - nó đáng sợ hơn ta tưởng.Trầm cảm là một triệu chứng tâm lý. Khi bị trầm cảm, con người ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật u ám, buồn bã và tuyệt vọng với cuộc đời này. Nhưng sự đáng sợ ở đây là bạn hoàn toàn có thể chết vì một căn bệnh tưởng như chỉ diễn ra bên trong đầu của mình.

Căn bệnh này không trực tiếp giết người, mà có tác động gián tiếp khiến người bệnh có thể chết bất kỳ lúc nào. Trong đó, nổi bật nhất chính là nguy cơ tự sát.
Áp lực dồn nén quá mức sẽ dẫn đến trầm cảm
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ), càng ngày càng có nhiều ca tự sát liên quan đến trầm cảm. Ở Nhật vào năm 2014, ước tính có 70 người tự sát mỗi ngày, trong đó gần hơn 1/3 là vì trầm cảm. Người ta thường chỉ tự sát khi cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó. Nó khiến cuộc đời của một người trở nên thật vô vọng, để rồi tự kết thúc cuộc đời đau khổ của mình.
Bên cạnh đó, để xoa dịu tâm trạng, người bệnh có xu hướng tự tìm đến những "phương thuốc" giúp họ thoải mái hơn, và đó thường là chất kích thích hoặc rượu, với mức độ sử dụng có thể nói là... càng nhiều càng ít.
Tất nhiên, một lối sống không lành mạnh như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh, và hệ quả là người bệnh sẽ sớm được "chào" Thần Chết nếu không được quan tâm chăm sóc. 
Trầm cảm đã gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc xảy ra , khiến cho những người yêu thương họ đau khổ dằn vặt khi không phát hiện ra sớm căn bệnh trầm cảm mà họ mắc phải
Tối 18/12, cảnh sát Seoul cho biết nam ca sĩ Jonghyun, thành viên nhóm nhạc SHINee đã được phát hiện tại căn hộ cho thuê của anh ở Seoul lúc 18:10 giờ KST với tình trạng ngừng thở. Trước đó hai giờ chị của ca sĩ đã báo cho cảnh sát khả năng em mình tự sát khi thấy các tin nhắn từ Jonghyun với nội dung "last goodbye".
Sau đó Jong-hyun đã được đưa đi cấp cứu tại Konkuk University Hospital trong trạng thái vô thức và tim ngừng đập.Anh được cấp cứu hồi sức nhưng không tỉnh lại, và được tuyên bố là đã chết.
Điều tra viên tin rằng anh đã chết vì hít phải khói độc, khi họ phát hiện ra có than cháy trên một cái chảo khi họ đến căn hộ của anh.Cảnh sát nói rằng, theo yêu cầu của gia đình Jonghyun, sẽ không tiến hành khám nghiệm tử thi.
Sau cái chết của Jonghyun, ca sĩ Nine của ban nhạc Dear Cloud, đã đăng một note trên Instagram mang nội dung đã được Jonghyun viết cho cô; note này đề cập đến một trạng thái trầm cảm nghiêm trọng và sự đấu tranh với danh vọng, và nói rằng "Tôi đã bị giằng xé trong nội tâm". Nam ca sĩ ra đi để lại biết bao nhiêu đau khổ , dằn xé trong lòng người hâm mộ . Họ không hề biết rằng anh đã phải trải qua thời gian vô cung khó khăn với bệnh trầm cảm để rồi tự kết liễu đời mình bằng cái chết . 
Hình ảnh của nam ca sĩ Hàn Quốc
Trầm cảm có thể có thể gây nguy hiểm cho xã hội hay không?
Đã từng có rất nhiều nghiên cứu cố gắng chứng minh trầm cảm có liên hệ với khả năng gia tăng tình trạng bạo lực. Thậm chí, một nghiên cứu vào năm 2009 trên những tội phạm "giết người - tự sát" (tội phạm giết người rồi tự kết liễu bản thân) còn cho thấy có một tỉ lệ không nhỏ mắc trầm cảm.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều vấp phải sự phản đối hết sức dữ dội từ chính giới chuyên gia về tính chính xác và áp dụng trong thực tiễn.

Đầu tiên, tỉ lệ tội phạm giết người - tự sát luôn ở mức cực kỳ thấp trong mọi xã hội, chỉ khoảng 0,2 - 0,3/100.000 người. Hơn nữa, các hành vi bạo lực không đến từ bản thân chứng trầm cảm, mà còn do nhiều bệnh tâm lý khác trên cùng một bệnh nhân. Đồng thời, các yếu tố môi trường xung quanh cũng gây tác động rất lớn.
Người mắc trầm cảm có xu hướng tự hại bản thân, thay vì bộc lộ ra ngoài
Cần hiểu rằng, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, và người bị trầm cảm có xu hướng tự gây tổn thương cho bản thân, hơn là bộc lộ thiên hướng bạo lực ra bên ngoài.

Có điều, không thể phủ nhận một số chứng trầm cảm khi lên đến cực độ có thể gây nguy hại cho những người xung quanh. Điều này đặc biệt ứng với những trường hợp trầm cảm nặng sau sinh (Postpartum Depression), vì họ có thể gây nguy hiểm cho chính những đứa con của mình.
Một số trường hợp trầm cảm cực độ mới gây nguy hiểm
Những trường hợp như vậy cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, buộc phải nhờ đến bác sĩ tâm lý kể cả khi bệnh nhân không muốn điều đó.

Hãy nhớ, người bị trầm cảm cần được giúp đỡ!