Nghịch lý Solomon: Tại sao ta khôn ngoan với người khác nhưng ngu dốt với chính mình?
Lý do ta nói hay hơn làm
Chức vô địch của Cleveland Cavaliers năm 2016 là một cú lội ngược dòng ngoạn mục. Họ bị dẫn trước 3 – 0, sau đó lật lại và giành chiến thắng chung cuộc trong chuỗi so tài 7 trận với tỷ số 4 – 3.
Kyrie Irving đóng góp công rất lớn trong chiến thắng lịch sử đó. Ngay khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, anh chạy thẳng vào phòng thay đồ, bấm máy gọi cho Kobe Bryant.
Bryant nhấc máy. “Trời ơi, lời khuyên của anh có tác dụng. Nó phát huy hiệu quả!” Irving hò reo trong vui sướng. Bryant cũng sướng lây, còn gì tuyệt hơn khi bạn cho ai đó lời khuyên và họ quay lại cảm ơn với một thành quả mỹ mãn cơ chứ?
Có lẽ bạn ít nhiều cũng vài lần trải qua cảm giác tự hào khi cho người khác một lời khuyên hữu ích như Bryant. Nhưng tới vài tuần sau, bạn gặp phải tình huống tương tự, rồi bạn lại đưa ra một quyết định tệ hại, thậm chí còn khác xa với những điều bạn đã khuyên người khác trước đó.
Tại sao? Tại sao cùng một vấn đề, bạn khuyên người khác thì mọi chuyện đầu xuôi đuôi lọt còn khi phải tự khuyên bản thân thì bạn bỗng hóa khù khờ dốt nát?
Thực tế thì đó là một khuynh hướng nhận thức chung mang tên Nghịch lý Solomon. Cái tên này xuất phát từ câu chuyện về vua Solomon người Israel cổ – nổi tiếng thông thái tới nỗi nhiều người vượt hàng trăm dặm tìm tới để xin lời khuyên, thế nhưng cuối cùng lại không thể tự đưa ra lời khuyên sáng suốt cho chính mình và dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc.
Câu chuyện thú vị đó như sau.
Vị vua anh minh Solomon
Solomon, người được mệnh danh là “nhà thống trị vĩ đại nhất của Israel”, là vị vua nổi tiếng nhất trong Kinh thánh bởi sự sáng suốt và anh minh. Ông được Chúa ban cho một trí tuệ vĩ đại, điều thể hiện rõ nhất qua câu chuyện sau đây.
Một ngày, có hai người phụ nữ cùng trình diện trước Salomon: Cả hai đều nhận mình là mẹ ruột của đứa trẻ kia. Tại các phiên tòa thời đó, vua được phép mang theo vũ khí, vì vậy Solomon rút kiếm ra và nói, “Có lẽ ta nên chém đứa trẻ này ra làm đôi, như vậy thì cả hai người đều có phần.” Ngay lập tức, người mẹ thật quỳ xuống cầu xin vua tha mạng và nguyện trao đứa bé cho người phụ nữ còn lại, kẻ đã nói dối. Như vậy là quá đủ để Solomon biết được đâu là người mẹ thật và ông trao đứa bé cho bà.
Solomon nổi tiếng là người khôn ngoan, có tham vọng lớn. Thời kỳ trị vì của ông cũng là thời gian vương quốc Israel đạt cực thịnh về kinh tế. Tuy nhiên trong cuộc sống riêng của mình, ông lại liên tiếp mắc phải những sai lầm không đáng có. Cách nuôi dạy tồi tệ của ông đã sinh ra một trong những tên bạo chúa tàn ác nhất trong Kinh thánh, người con trai Rehoboam của Solomon. Cũng theo Kinh Thánh, Solomon có tới 700 vợ, 300 tỳ thiếp và số con rơi thì đếm mãi cũng chẳng hết. Tất cả những tội lỗi và sai lầm nghiêm trọng ấy đã góp phần dẫn đến sự lụi tàn của vương quốc Israel.
Solomon giải quyết vấn đề của người khác bằng sự sáng suốt khiến nhiều người nể phục, thế nhưng lại bế tắc trước những vấn đề của chính mình.
Nghịch lý Solomon
Thuật ngữ Nghịch lý Solomon lần đầu được giới thiệu trong một bài báo đăng tải bởi hai nhà tâm lý học Igor Grossman và Ethan Kross vào năm 2014. Nghiên cứu của họ hé lộ ba điều:
Đầu tiên, con người thường “lý luận sáng suốt hơn về vấn đề của người khác hơn là của chính mình.” Nói cách khác, có tồn tại một khuynh hướng nhận thức phổ biến rằng chúng ta thường đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề của người khác tốt hơn vấn đề của chính ta.
Thứ hai, Grossman và Kross lưu ý rằng khi chúng ta cố gắng nhìn nhận vấn đề của chúng ta từ góc độ người ngoài cuộc – chúng ta có khả năng đưa ra các quyết định sáng suốt và hợp lý hơn.
Thứ ba, trái với quan điểm thông thường cho rằng tuổi đời, kinh nghiệm đi kèm sự khôn ngoan, tất cả mọi người bất kể tuổi tác đều dễ dàng rơi vào cạm bẫy của Nghịch lý Solomon. Vì như triết gia Seneca đã nói: “Ta không thể gọi một người đàn ông với mái tóc bạc phơ là kẻ sống lâu được, điều đó chỉ chứng tỏ ông ta tồn tại lâu. Để thực sự sống, ông ta phải suy nghĩ.”
Hai mặt của khôn ngoan
Trong tất cả các nghiên cứu được tiến hành và được kiểm chứng, họ phát hiện trong các cuộc thảo luận văn học về hai loại hình khác nhau của sự khôn ngoan. Một mặt, chúng ta có sự khôn ngoan xã hội, tức là khôn ngoan với người khác. Mặt còn lại, chúng ta có sự khôn ngoan cá nhân, tức là trí thông minh nội tâm – sự sáng suốt với chính những vấn đề của bản thân.
Hàng loạt các cuộc tranh luận về triết học lẫn khoa học đã diễn ra chỉ để xác định mối quan hệ của hai loại hình này. Chúng ta có những người có cả hai, những người chỉ có một và có những người chẳng có cái nào.
Cuối cùng, một người như vua Solomon có thể rất sáng suốt trong những vấn đề nhất định của người khác, nhưng lại hành xử thiếu khôn ngoan trong chính vấn vấn đề của mình.
Câu chuyện về vị vua Solomon trở thành chủ đề của cuộc nghiên cứu này vì trong thực tế, chúng ta vẫn thường nói hay hơn làm.
Đọc tiếp về cách tự đưa cho mình những lời khuyên khôn ngoan hơn tại bài viết gốc.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất