Đầu tiên, hãy thử tưởng tượng rằng mình mới vừa chơi thể thao xong, mấy bữa nay bạn ăn hơi nhiều hành tỏi và tôm cá. Điều đó dẫn đến việc cánh của bạn bị bốc mùi.
Sau đó bạn vô tư đi chơi và đi ăn với 1 nhóm bạn chẳng hạn.
Khi đó, so sánh giữa 3 việc:
1/ Việc có người nhẹ nhàng bí mật cho bạn biết là bạn đang bị viêm cánh để bạn có thể giải quyết nó.
2/ Có người tỏ vẻ khó chịu và nói to lên là mày hôi nách quá. Bạn vẫn sẽ biết và giải quyết sau này nhưng bạn sẽ buồn.
3/ Không ai cho bạn biết điều đó hết và bạn vẫn cứ vô tư mặc cho mọi người xung quanh đang lảng tránh bạn.
Cái nào sẽ là cái mà bạn muốn? Hãy dừng lại một chút và trả lời nhé.

Việc gửi feedback và nhận feedback cũng như vậy.

Gửi feedback với mục đích giúp bạn mình biết là bạn mình đang bị vấn đề, chứ đừng quát thẳng vào mặt, gửi cho bõ ghét.
Nhận feedback với tâm thế là bạn mình đang giúp mình chứ không phải chửi mình, và nên đánh giá cao hành động đó, tại vì họ có thể chọn cách im lặng mà.
Trên đây là câu chuyện mà mình hay đưa ra cho các bạn mới vào team để suy nghĩ. Điều thú vị là sau một thời gian mình hỏi lại thì câu chuyện đó gíup các bạn thay đổi ở phương diện gửi feedback nhiều hơn và triệt tiêu hoàn toàn các mâu thuẫn không đáng có.

Khi việc hôi nách bị làm quá lên

Nguồn: Search google ra, không biết rõ nguồn :-p
Nguồn: Search google ra, không biết rõ nguồn :-p
Lấy ví dụ câu chuyện ở trên, có một trường hợp khác xảy ra nữa là:
Có người nói nhỏ với những người khác, nói là bạn bị hôi nách rồi kêu những người đó âm thầm lại gần bạn xác nhận, sau cùng tất cả gán cho bạn biệt danh: Hách từ trong nôi.
Tệ hơn nữa, bạn hôm sau tắm rửa sạch sẽ rồi đi ngang qua lại đám người đó để chứng minh là nách mình không hôi. Sau đó bạn cãi tay đôi với nhóm đó, và rồi bạn nói nhóm đó là đám độc hại, vu khống, nách tao thơm rõ ràng vậy mà kêu hôi,...
Và đó chính là cái cách mà drama bắt đầu, hay đó cũng là cái cách mà chiến tranh xảy ra.
Và nó cũng khá giống với cái gọi là lấy danh nghĩa tư duy phản biện của các bạn để đi chửi nhau. Ai cũng đúng cả, tại vì hôm nay hôi nách nhưng mai nách lại thơm. Để rồi cuối cùng nhận lại kết quả là cả đám đều bị chửi mà không ra được cái gì cả. Thực ra là được cái cảm giác thắng cuộc, một cảm gíac tức thời nhưng thực ra là bạn đã thua ngay từ khi bạn muốn cãi để thắng rồi.
Vậy nên một điều nữa mình hay dẫn các bạn trong team chú ý đến là tính xây dựng trong lời nói. Có bạn nói rất hay, dẫn chứng rất nhiều. Bạn chứng tỏ bạn biết rất nhiều, nhưng chỉ có biết điều là không biết. Vì thế mà càng cãi thì càng ít người muốn tranh luận cùng và rồi dẫn đến cuộc tranh luận bị bỏ ngỏ, không kết được.
Sự việc thành ra như vậy là vì bạn đó thiếu đi sự xây dựng trong lời bàn luận của mình. Đôi khi không cần một bản sớ dài dằng dặc, chỉ cần đúng vấn đề, hợp hoàn cảnh thì một lời đơn giản cũng sẽ được xây dựng (bởi nhiều người) để trở thành một phương án tốt thôi.
Mà thôi lan man rồi, kết bài đây.
"Life is a drama, you have to play. Must also know when to come off stage." - Sadhguru