Học hai trường đại học cùng một lúc hay học một trường đại học nữa sau khi tốt nghiệp?
Quan điểm về học đại học
Hiện nay, việc được lựa chọn học theo bất cứ hình thức nào ở trường đại học hay học song song các trường cùng một lúc, đăng kí học thêm tiếp đều nằm ở quyết định của những ai có ý định theo đuổi bằng cấp và nghề nghiệp ổn định. Mình đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp học văn bằng hai từ năm hai hoặc chọn theo đuổi một ngành nghề khác tại một trường đại học họ mong muốn. Dù rằng có nhiều ý kiến trái chiều với việc học như vậy nhưng khi bản thân đã có hoài bão lớn và kiên trì tới cùng thì chuyện được tiếp cận với các khối lượng kiến thức khác nhau và cơ hội trải nghiệm các loại vị trí trong công việc đều đáng quý.
1. Học hai trường đại học cùng một lúc
Nhiều bạn trẻ đã lựa chọn việc thi và đăng kí học song song một trường đại học khác chuyên ngành tại trường mình đã đỗ sau khi học được ít nhất một học kì. Họ sẽ phải sắp xếp thời gian thật hiệu quả để có thể lên kế hoạch học tập ở hai trường đại học xen kẽ giữa các ngày trong tuần. Có lẽ điều mọi người tò mò nhất là liệu khối lượng kiến thức của một trong hai trường, trường nào nhiều hơn? Tùy theo số tín chỉ người đó tích lũy trong kì thì mọi người thường sẽ ưu tiên học các môn ở trường đại học mình đỗ nhiều hơn ngôi trường mình chọn học song song để xếp được thời gian làm thêm hay tham gia CLB, các hoạt động trong trường. Nhiều bạn trẻ hay người có kinh nghiệm đi trước họ sẽ có được cả hai tấm bằng đại học ít nhất 5 năm rưỡi - 6 năm. Nhược điểm của hình thức học này đó là thời gian sẽ kín trong tuần hơn và phải di chuyển rất nhiều cũng như không nhiều thời gian tận hưởng thư giãn như những người chỉ chọn theo học một trường hay học văn bằng 2 trường đó. Nhưng chính vì lựa chọn này mà có những người lãnh đạo họ đã trở thành người rất thành công trong nhiều lĩnh vực đa dạng và truyền cảm hứng được cho các thế hệ trẻ ham học hỏi ngày nay.
2. Học một trường đại học nữa sau khi tốt nghiệp
Việc đưa ra quyết định này thường sẽ diễn ra ngay sau khi bạn có tấm bằng đại học và quyết định học thêm một trường đại học nữa theo hình thức vừa học vừa làm hay chọn xét tuyển thẳng vào ngôi trường đó. Nhiều khi chúng ta sẽ nhận ra rằng việc học thẳng lên cao học (Thạc sĩ) ngay sau khi mới tốt nghiệp không phải là cách tốt nhất vì cao học cũng yêu cầu kĩ về kinh nghiệm đi làm ít nhất dưới 1 năm hay thậm chí là hơn. Học cao học sẽ khác với đại học không còn suông về lí thuyết nữa mà sẽ đi đôi thực hành, bài tập nhóm sẽ giống như bản báo cáo lớn thu thập tựa đề tài nghiên cứu khoa học và đòi hỏi mang tính thực tiễn cao. Vậy nên khi chúng ta thấy căng thẳng với việc đi làm thì học Thạc sĩ hay không là điều cần được cân nhắc kĩ vì thời gian học thường vào cuối tuần khiến chúng ta xem xét nếu thứ 7 vẫn phải đi làm theo đúng giờ hành chính. Còn khi học thêm một trường đại học theo bất cứ phương thức nào chúng ta sẽ càng phải tuân theo kĩ giờ giấc của trường đó lại vừa phải cân bằng với việc đi làm. Có lẽ ưu điểm của việc này là nhiều người khi chọn học một trường nữa không phải vì theo phong trào, theo "hiệu ứng đám đông" mà là họ muốn được khám phá thật sự bản thân mình hợp với ngành nghề nào để khai thác tốt nhất tiềm năng của mình. Nhiều người đã thành công khi tốt nghiệp ở tuổi 26 hay tuổi 30 với tấm bằng đại học thứ hai trong cuộc đời và tìm được cơ hội việc làm mới mẻ hơn. Ví dụ thực tế, á hậu Thúy Vân vốn được nhiều người biết đến bởi thành tích học tập khủng khi còn là học sinh cấp 3 TP. Hồ Chí Minh với điểm TOEFL tương đương 7.5 IELTs và đỗ vào một trường nghệ thuật cùng với sự kiên trì không ngừng nghỉ trong các cuộc thi sắc đẹp. Chị đã dành vị trí á hậu 1 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 và vị trí á hậu 3 Miss International 2015 - chưa ai phá được kỉ lục này của chị ở cuộc thi. Và tuy rằng chị không thành công trong giấc mơ hoàn vũ với Miss Universe Vietnam 2019 nhưng chị đã truyền cảm hứng cho nhiều người nhờ cách ứng xử linh hoạt, tài hùng biện trôi chảy qua các câu hỏi ứng xử trong cuộc thi và theo đuổi tấm bằng đại học RMIT cơ sở Hồ Chí Minh từ năm 25 tuổi. Dù phải trì hoãn một thời gian dài vì lập gia đình và chạy sự kiện nhưng chị vẫn quyết tâm hoàn thành chương trình đại học năm 30 tuổi và là niềm tự hào của cả gia đình hai bên vợ chồng, tấm gương cho các em gen Z noi theo đuổi tri thức mang đến cuộc thi sắc đẹp con người hoàn hảo nhất. Ngoài ra, mình có một người thầy giáo từng dạy TOEIC 1-1 cho mình tại trung tâm đã theo đuổi tấm bằng đại học sư phạm sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương trụ sở chính Hà Nội vì đam mê cống hiến ngoại ngữ và thầy đã có kinh nghiệm chuyên sâu làm giảng viên dạy TOEIC sau này dù trước đó thầy học rất giỏi về kinh tế. Thậm chí một chị sinh viên trường mình mới tốt nghiệp đại học năm nay đã nộp đơn xét thẳng vào T32 để theo đuổi ước mơ dở dang tuổi 18 dù cơ hội với tấm bằng Xuất Sắc khoa Marketing mặc kệ những lời phán xét cho rằng chị tham vọng. Vì vậy, việc học thêm một trường đại học nữa sau khi tốt nghiệp không chỉ giúp bản thân biết quản lí thời gian hiệu quả với quỹ thời gian đi làm, sinh hoạt mà còn giúp chúng ta tìm được cơ hội nghề nghiệp với nhiều trải nghiệm rõ ràng hơn.
3. Kết luận chung
Việc học hai trường đại học cùng một lúc hay học một trường đại học nữa sau khi tốt nghiệp nằm ở lựa chọn của mỗi người và quyết định học theo hình thức nào là nằm ở mỗi người. Mỗi kiểu đều có ưu, nhược, những bài học, những trải nghiệm, những kiến thức mới và việc học là chuyện cả đời nên khi ta kiên định với lựa chọn của bản thân mọi thứ sẽ xứng đáng với nỗ lực của mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất