Học Tiếng Anh tốn bao lâu?
Đây sẽ là một bài viết ngắn. Người viết không phải là chuyên gia ngôn ngữ hay giảng dạy mà chỉ nhắm tới chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm...
Đây sẽ là một bài viết ngắn. Người viết không phải là chuyên gia ngôn ngữ hay giảng dạy mà chỉ nhắm tới chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm cá nhân trong suốt quá trình học ngôn ngữ của mình.
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên, người học phải xác định được mình muốn giỏi đến đâu. Một người nhắm đến IELTS 5.0 hay giao tiếp trôi chảy sẽ có thời gian học khác với những người muốn sáng tác hay sử dụng Tiếng Anh trong công việc.
IELTS 5.0 thì tốn tầm 1 tháng cật lực. Giao tiếp trôi chảy thì khoảng 1 đến 3 năm. Để sử dụng trong công việc thì cần khoảng 5 năm. Còn sáng tác, biên dịch hay nghiên cứu thì có thể tốn cả đời.
Tùy vào mục tiêu đã xác định, ta sẽ có những phương pháp học tập khác nhau. Ở đây tôi xin không bàn cụ thể đến từng phương pháp học mà đi sâu hơn vào định hướng chung để giỏi Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung.
Thế nào là giỏi Tiếng Anh? Theo tôi, giỏi Tiếng Anh là có khả năng sử dụng Tiếng Anh để diễn đạt bất cứ thứ gì mình muốn nói. Chỉ khi mà ta gần như luôn có thể bộc lộ bản thân một cách đầy đủ bằng một ngoại ngữ thì ta mới thực sự giỏi ngoại ngữ đó. Đây chính là lí do vì sao rất nhiều người giáo viên Tiếng Anh khuyên ta bắt đầu học từ những cái ta thích. Nó không chỉ đơn thuần cho ta động lực. Nó là chìa khóa để ta học cách biểu đạt suy nghĩ bản thân bằng ngoại ngữ.
Để thực sự giỏi ngôn ngữ, ta phải xem việc học như là một cái thú. Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học (*). Để học cho thật giỏi, ta cần phải ít nhất thích cái mà mình đang học. Việc ham thích làm cho ta kiên trì mà chẳng phải khó khăn gượng ép.
Muốn giỏi ngôn ngữ, ta phải lãng mạn hóa việc học một chút. Tôi luôn thấy rằng việc học thêm một ngoại ngữ không chỉ cho mình khả năng nói một thứ tiếng ngoại. Với tôi, Tiếng Anh mở ra cả một chân trời mới, không chỉ về tiếng nói mà còn gồm âm nhạc, hội họa, văn hóa và tri thức.
Tôi chưa từ xem ngoại ngữ như một cái nghề riêng biệt. Ngôn ngữ bản thân nó chỉ là một công cụ, là một bàn đạp để ta lĩnh hội được những thứ khác. Nhưng nếu nắm vững nó, ta có thể lĩnh hội được thêm nhiều thứ hấp dẫn và thú vị mà không truyền tải hay chuyển thể được qua ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất