Câu hỏi gốc: Những ví dụ đỉnh nhất cho hiệu ứng cánh bướm / thuyết hỗn độn trong lịch sử?
Trả lời bởi Alex Wineburg, fan của lịch sử

Đối với tôi, một trong số những hiệu ứng cánh bướm đỉnh nhất trong lịch sử là vào năm 1171, khi một tên tộc Tatar quyết định đầu độc một người tộc trưởng bộ lạc láng giềng.
Bạn có thể tự hỏi cái đó thì có gì mà đỉnh, chuyện thường như ăn cơm ở thảo nguyên Siberia này. Nhưng, hành động đó đã đẩy gia đình của người tộc trưởng này đến cuộc sống nghèo đói cùng cực, và con trai của ông ngậm trong mình quyết tâm trả thù. Đứa con trai ấy, tên là Thiết Mộc Chân, và tham vọng làm bá chủ Mông Cổ đại ngàn đã cho ông ta cái tên Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra Đế quốc Mông cổ.
Binh lính của ông ta thôn tính những gì hiện này là Trung Quốc, Ba Tư, Triều Tiên, Trung Đông, Iraq và Nga!

Tuy nhiên hiệu ứng cánh bướm này chưa dừng ở đây.
Đầu tiên: Những người Turks bị mất đất cho Mông Cổ chuyển đến định cư tại Tiểu Á. Vùng này có khí hậu khá giống Trung Đông, nhưng có giá hơn nhiều vì lợi thế Biển Đen và Địa Trung Hải (ND: Địa Trung Hải thì là kênh giao thông đường biển quan trọng nối 3 đại lục Á, Phi, Âu. Còn Biển Đen với Địa Trung Hải thì có địa thế chiến lược cỡ như vịnh Cam Ranh của bên mình với Biển Đông vậy).
Từ vùng này, một vương quốc trị vì bởi nhà Osman thâu tóm Tiểu Á và những gì còn lại của đế quốc Đông La Mã vào năm 1453. Từ đó trở thành đế quốc Ottoman
(ND: Người Turks và đế chế Ottoman là tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ)
Quá trình mở rộng lãnh thổ của đế quốc Ottoman
Thứ hai: Với việc người Ottoman bành trướng, châu Âu bị cách li với các bến cảng trên Biển Đỏ, vương quốc Bồ Đào Nha bắt đầu đầu tư vào giao thương đường dài. Họ trở thành đất nước đầu tiên đi thuyền vượt châu Phi và vào biển Ấn Độ. Điều này khiến cho những hương liệu quý giảm 90% giá thành và khiến cho các nước châu Âu khác cùng đi theo. (ND: đây là một phong trào đi buôn bằng tàu bè có ý nghĩa lớn, thay đổi khoảng cách và cục diện thế giới.)
Nước láng giềng vừa mới liên kết với Bồ Đào Nha là Tây Ban Nha, quyết định vượt biển Đại Tây Dương để tìm đường đến Ấn Độ. Nhưng thay vào đó họ “khám phá” ra hai lục địa mới. (ND: chính là Nam Mỹ mà sau này Tây Ban Nha đô hộ)
Châu Mỹ năm 1750 và các vùng thuộc đô hộ của các nước châu Âu
Thứ ba: Lúc này ở châu Á, triều đại nhà Mông Nguyên bị lật đổ bởi nhà Minh.
Trung Quốc, triều đại nhà Minh (1368 - 1644)
Tuy nhiên vì sợ rằng trong tương lai quân Mông Cổ lại xâm lược, họ tự cách ly mình với thế giới và xây dựng Vạn Lý Trường Thành. (ND: Nhà Minh cho xây thêm, dài ra. Trước đó thành này thời Tần Thủy Hoàng xây chỉ có một đoạn)

Sự cách ly này dẫn đến nỗi ô nhục hàng thế kỉ sau của Trung Quốc. (ND: Vạn Lý Tường Thành thật ra không được tích sự gì, chỉ tổ hao tiền của của nhà Minh - triều đại cuối cùng của người Hán. Về sau người Mãn lật đổ nhà Minh, xây dựng nhà Thanh, tường này chỉ để chưng cho vui và bây giờ để cho du khách chụp hình. Đúng nghĩa du lịch, chứ không có ý nghĩa gì về quân sự, quốc phòng. Và mình đoán là tác giả câu trả lời này muốn nói đến việc Trung Quốc về sau phải chịu phục tùng và bị xâu xé bởi các đế quốc châu Âu, trở thành “cái bánh ngọt Trung Quốc” do đóng cửa bị tụt hậu, trong khi các nước lớn khác thì đang đi buôn ra rả).
Thứ tư: Ở Đông Âu, một công quốc tên gọi Moskva phát triển nhờ vào giao thương với Mông Cổ, vùng lên và thống nhất toàn khu vực.
Moskva, tiền thân của thủ đô nước Nga ngày nay
Chính là nước Nga ngày nay.
Tóm lại: Cái chết của một tộc trưởng bộ lạc Mông Cổ đã trở thành động cơ cho con trai của ông ta sáng lập nên một đế quốc hùng mạnh, đế quốc này đẩy người Turks đến việc hình thành nên đế quốc Ottomans, sự suy yếu của Trung Quốc, sự hình thành của Nga, sự khám phá ra châu Mỹ, và thế lực của châu Âu trong nhiều thế kỷ sau.

Bài dịch của Cường Nguyễn Tấn trong group Quora Việt Nam.