Làng cạnh phố

Nhìn đường Trường Chinh, tôi lại bồi hồi nhớ lại quãng thời gian gần 10 năm mình di chuyển trên đấy, từ ngày nó chỉ là một con đường bé tí, đến khi được mở rộng đẹp đẽ như bây giờ.
Tất nhiên là bất cập thì vẫn còn, nhưng chắc hẳn các bạn sẽ thấy rất ít và gần như không có ai đi ngược chiều ở trên con đường này.
Tất nhiên là ... vẫn tắc ở ngã tư, nhưng chỉ là ở ngã tư sở.
Tất nhiên là ... vẫn tắc ở ngã tư, nhưng chỉ là ở ngã tư sở.
Ngược lại, một con đường nối liền với nó, đường Minh Khai, thì câu chuyện lại khác hẳn. Cứ cách khoảng 1km sẽ tồn tại một khu vực mà bạn phải di chuyển cực kỳ chậm, và căng mắt lên quan sát nếu không muốn húc phải người đi ngược chiều, hoặc người cắt vuông góc qua đường.
Không tắc, nhưng lại đi ngược chiều?
Không tắc, nhưng lại đi ngược chiều?

Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Thôi thì có rất nhiều vấn đề, các bạn đọc hẳn đã biết. Nhưng tôi xin nêu một vấn đề mà theo tôi là quan trọng nhất. Đó chính là vì đường Minh Khai đã phá tan một con đường truyền thống từ lâu đời ở Hà Nội.
Ở Minh Khai, nhà cửa được xây ra tận ngoài đường, với mật độ xây dựng cao và đáp ứng từ lâu đời như vậy, người ta đã quen với việc rẽ ra khỏi nhà, khỏi ngõ là có thể rẽ trái hoặc rẽ phải, tùy theo mục đích.
Khi con đường trở nên to lớn đến 10 làn như vậy, việc phải quay đầu trở thành cực kỳ ... vô lý. Đặc biệt là ở những nơi tập trung dân cư cao như ngõ Gốc Đề chẳng hạn. Để có thể hoàn thành quãng đường mà trước đây bạn chẳng mấy giây nào, thì giờ đây phải dành ít nhất là 2 phút cho quãng đường dài 1km này.
Còn với sự lựa chọn đi ngược chiều thì sao? 20 giây cho 30 mét. Quá đơn giản, quá tiết kiệm.
Chọn đi đúng luật, hay nên đi ngược chiều bây giờ?
Chọn đi đúng luật, hay nên đi ngược chiều bây giờ?
Thử đặt mình vào địa vị của một người đi xe đạp, thì liệu bạn có chọn mất thời gian để đi một quãng đường dài vô lý như vậy, chỉ để quay đầu không? Hoặc thử đặt mình vào một cô bán hàng rong, chở nặng mà xem, liệu bạn sẽ tuân thủ, hay vi phạm?
Tôi không muốn biện minh cho hành động vi phạm luật giao thông, cũng như tôi hiểu rằng con đường Minh Khai này mở ra là rất tốt, giảm hẳn ách tắc. Nhưng tôi cảm thấy rằng mình có thể hiểu lý do mà người khác vi phạm giao thông được. Vấn đề là ở chỗ ta đã đặt một con đường quy mô quốc lộ, vào giữa một cái "làng" nơi người ta đã quen, và có quyền được hưởng sự tiện lợi từ các con đường nhỏ. Chúng ta đã phát triển đường, để những nơi khác được hưởng lợi từ nó. Vậy chúng ta sẽ làm gì để người sống tại nơi đây, như là ngõ Gốc Đề vậy, cũng được hưởng sự tiện lợi mà họ đã từng có? Hay buộc là phải hy sinh điều này, để đạt được một điều gì khác cao cả hơn?

Chuyện đi làm tắc đường

Thế hệ cha ông đã hy sinh cả máu thịt của mình, vì vậy chúng ta phải trân trọng ngày hôm nay.
Vậy 50 năm sau, liệu có ai bảo rằng, chính thế hệ trẻ ngày nay, vào năm 2020 đã hy sinh cả máu của mình để các em có ngày hôm nay hay không?
Những người sống ở năm 2020 hoàn toàn có quyền đòi hỏi sự công nhận này.
Luận điểm của tôi như sau:
Nếu các bạn không may mắn lắm (như tôi) thì hẳn các bạn phải làm việc 8 tiếng một ngày. Vậy các bạn được trả lương cho mấy giờ làm việc?
Đương nhiên là được trả lương cho 8 tiếng rồi. Vậy các bạn tốn bao nhiêu thời gian để làm công việc đó mà không thể làm việc khác được?
Ví dụ như này, các bạn được nghỉ từ 12 giờ đến 13 giờ chiều. Vậy thì gần như 1 tiếng này các bạn không thể làm gì khác được. Vì nếu bạn đi ăn, thì bạn phải chen chúc 10 phút trong thang máy, đi ăn uống vội vàng, rồi lại chạy vội về để chen chúc vào kịp 13 giờ ca chiều. Có thể nói rằng, một tiếng này bạn không được trả lương (vì có làm gì đâu), nhưng là chi phí để bạn có thể làm được 8 tiếng.
Cũng như vậy, thờ gian các bạn đi làm, di chuyển trên đường, chính là chi phí để bạn có thể hoàn thành công việc. Thông thường, theo hằng số Marchetti thì bạn sẽ phải dành ra 01 tiếng để di chuyển, tức là nửa tiếng đi và nửa tiếng về.
Vì vậy, nói nôm na, là bạn bắt buộc phải dành 10 tiếng để làm việc 8 tiếng, và bạn gần như chẳng thể làm gì khác.

Nhưng liệu thông số này ở Hà Nội là bao nhiêu?

Tôi may mắn, vì không phải di chuyển qua ngã tư sở và Nguyễn Trãi. Vì vậy tôi chỉ mất khoảng 1 tiếng 30 phút. Tuy nhiên vào giai đoạn mà con đường Trường Chinh, mà hiện nay là cầu trên cao, đang xây dựng, thì tôi đã phải mất đến 2 tiếng 10 phút, cá biệt có hôm lên đến 2 tiếng 30 phút mới có thể di chuyển về nhà. Tất cả chỉ vì tắc đường.
Trong thời gian Covid, đường không có ai. Tôi chỉ mất 35 phút để di chuyển. Tức là so với việc có tắc đường và không tắc đường, tôi đã tiết kiệm được 1 tiếng lao động. Cũng có nghĩa, là có thêm 1 tiếng để tăng gia sản xuất.
Đến đây, nhiều người sẽ bảo là "mình mày đi làm thì mày tăng gia sản xuất với ma à, đường là của chung". Ừ thì, đường là của chung, nhưng tắc đường cũng là của chung. Tôi mất 1 tiếng, thì hàng triệu người khác cũng mất 1 tiếng. Một giờ lao động của tôi có giá 50.000 VNĐ. Vậy hàng triệu người...
Cứ cho rằng hàng triệu người đó đã đóng góp 50 tỉ mỗi ngày vào việc xây dựng cho một tương lai tốt đẹp hơn vậy. Nhưng mà liệu thực sự những con đường mà tôi phải hy sinh thời gian hiện tại của tôi, để xây dựng, như Trường Chinh và Minh Khai ý, có dẫn đến tương lai tốt hơn không, hay là vẫn còn điều gì đấy?

Việc tại sao BẠN (và cả tôi) lại vi phạm luật giao thông.

Khu vực tắc khủng khiếp của Minh Khai
Khu vực tắc khủng khiếp của Minh Khai
Tôi không cố tình vi phạm luật giao thông, tôi lựa chọn việc mình sẽ vi phạm luật giao thông. Một số người khác cũng như vậy.
Thử nhìn hình trên là một ví dụ, chẳng hạn như việc bạn đi từ phía hòa bình green city sang và đi ngược chiều 15 mét, là bạn sẽ rẽ được vào ngõ 622, đi gược chiều chỉ 3 mét, là có thể vào được ngõ 624, 2 con ngõ có mật độ giao thông đông kinh khủng. Vậy thì liệu bạn có đi đúng chiều 1.5km và tốn thêm khoảng 20 phút để quay đầu, do đường không còn chỗ nào để ních hay bạn sẽ cứ đi theo dòng người ngược chiều kia? Và chỉ mất đâu đấy tầm 3 phút, mặc cho việc dòng người ngược chiều này khiến cho giao thông tắc cứng từ phía times city và sẽ tốn của mỗi người đi từ hướng này thêm 15 phút để di chuyển qua đoạn tắc này?
Hoặc như tôi, tôi có thể đi ngược chiều 3 mét để vào nhà, hay là chọn bỏ thêm 15 phút, để đi đúng luật? Giả sử có xác suất tôi bị công an phạt 1 triệu vì đi ngược chiều chẳng hạn, thì xác suất đấy cũng ít hơn 1 lần 1 năm, vì rằng chẳng bao giờ có công an đứng. Trong 1 năm đó, tôi lại tiết kiệm được hơn 3 triệu (nếu đi ngược chiều) cơ. Vậy nên bị phạt thì... cũng đáng.

Vậy giải pháp là gì?

Nghe đến đây, và nhìn cái bản đồ mà tôi post ngay từ đầu, các bạn sẽ cho rằng tôi điên. Vì rằng có hàng trăm cái ngõ bé li ti, cũng như cả chục tòa chung cư trên con đường này. Việc ai cũng biện hộ như tôi, thì chẳng khác gì bảo là thôi vứt luật giao thông đường bộ đi cho lành. Nhưng theo tôi không phải như vậy.
Các nếu các bạn có đi đường Minh Khai vài lần, thì có lẽ các bạn cũng nhận ra những chỗ trên là những chỗ duy nhất tắc trên con đường này. Tất nhiên là chỗ cầu Mai Động thì cũng tắc, nhưng nó là vì nguyên nhân khác, tôi sẽ không gom vào đây.
Khối Vinmec của bác Vượng Vin, vị trí không thể tắc
Khối Vinmec của bác Vượng Vin, vị trí không thể tắc
Từ trong Times đi ra là một số lượng phương tiện lớn không tưởng, vậy tại sao lại không tắc?! Các bạn có thể thấy ở phía bên trái, con đường trên cao được quy hoạch sao cho vị trí đi ra có thể rẽ trái nhập vào đường Minh Khai. Nếu như mà ở vị trí này phải đi ngược chiều mới nhập được làn, thì tôi cho rằng nó sẽ là một điểm tắc nữa mà thôi.
Cũng như vậy, ở vị trí 622 Minh Khai, nếu kiến trúc sư chỉ cần dịch vị trí bùng Binh đi 10 mét nữa, thì có lẽ cũng chẳng đến nỗi tắc như thế. Cách đặt bùng binh hiện tại không phục vụ được cho người dân ở đó, nên họ mới phải tự phục vụ mình vậy.
Kết lại, tôi cảm tưởng như những kiến trúc sư vẽ nên con đường Minh Khai đã không hề quan sát khối lượng giao thông thực tế, mà chỉ vẽ trên giấy tờ. Nên mới không hiểu được tâm tình của con đường, của con người nơi đây.
Nếu như ta có nhiều thông tin thực địa hơn, nếu như ta có một cái nhìn toàn diện hơn, thì chắc rằng tôi có thể được sống ở một nơi mà cả xã hội phải hy sinh ít hơn, có lẽ chỉ 30 tỉ một ngày, hoặc là 10 tỉ, thậm chí là vãi triệu một ngày, cho tương lai thôi. Và xã hội lý tưởng, thì ở đó con người sẽ chỉ hy sinh cho họ, mà chả cần hy sinh cho ai khkasc.