Chúng ta không nên vi phạm văn hóa tinh thần.
Có lẽ quan điểm trên không có điều gì cần phải chứng minh hay làm rõ. Nhưng có một điểm dứt khoát cần bàn luận triệt để, đó là sự biến đổi của văn hóa. Để làm rõ được vấn đề này, tôi nghĩ tôi nên nói đến chuyện vi phạm văn hóa trước.
Chuyện siêu mẫu Ms Pui Yi không tôn trọng văn hóa Việt. Nguồn <a href="https://zingnews.vn/khach-nuoc-ngoai-chup-anh-phan-cam-o-hoi-an-post1307382.html">Khách nước ngoài chụp ảnh phản cảm ở Hội An - Địa điểm du lịch - ZINGNEWS.VN</a>
Chuyện siêu mẫu Ms Pui Yi không tôn trọng văn hóa Việt. Nguồn Khách nước ngoài chụp ảnh phản cảm ở Hội An - Địa điểm du lịch - ZINGNEWS.VN
Xét theo quan điểm của người bênh vực, thì có người thấy cô mẫu này chẳng vi phạm cái gì, vì rằng mặc gì thì kệ người ta, ơ hay, chả thấy phản cảm ở đâu. Nhưng những người khác thì lại không thể chấp nhận được, vì điều này vi phạm ít nhất là 2 quan điểm văn hóa:
1. Không được để lộ da thịt quá đà. Quá đà, là vi phạm văn hóa, là phản cảm và,
2. Mặc phản cảm khi mặc áo dài, là một bộ đồ truyền thống, văn hóa của Việt Nam, điều này là không thể chấp nhận được.
<i>Chuyện Dan Hauer xúc phạm Đại Tướng</i>
Chuyện Dan Hauer xúc phạm Đại Tướng
Chuyện tiếp theo là chuyện mà Dan Hauer xúc phạm Đại Tướng. Thực ra thì tôi chẳng thấy ai bênh gì ông tây này, vì ông đã xúc phạm một hình ảnh mang tính biểu tượng tại Việt Nam. Nhưng nếu muốn hiểu, thì liệu có thể hiểu được không? Hãy cùng đọc comment sau:
Có thể hiểu được rằng, trong mắt nhìn của Dan và một số người nước ngoài, thì những người coi hình ảnh của Đại Tướng như một biểu tượng, thì đều là những tay yêu nước cực đoan, lũ Nazi cả.
Ở mức độ nhẹ hơn thì ta có những thứ văn hóa phi vật thể khác, như là ẩm thực, âm nhạc chẳng hạn
Những thứ như là bún, phở không hành, âm nhạc genz thị trường, rẻ tiền... tất cả những thứ đó thì luôn luôn có một bên ủng hộ và một bên chửi rủa, một bên khác thì có lẽ chả quan tâm mấy. Đối lập với những thứ văn hóa ở bên trên, như là áo dài và chuyện hình ảnh dân tộc.

Vậy những thứ này thì liên quan đếch gì đến chuyện vô văn hóa?

Tôi xin phép giới thiệu đến các bạn khái niệm về văn hóa gốcvăn hóa phái sinh.
Điều hiển nhiên rằng, văn hóa không phải là một vật thể chết. Nó là một thực thể sống động lịch sử, thay đổi theo dòng thời gian. Nếu gọi văn hóa là một chỉnh thể, thì chỉnh thể này sẽ liên tục được bổ sung bởi những thứ mới được tạo ra, và nó cũng liên tục mất đi những điều không còn phù hợp hoặc mất đi những điều mà quần thể gốc đã không còn chấp nhận nó nữa (bất kể phù hợp hay không).
Do tính lịch sử của nó, nên rất khó để truy nguyên về việc đâu là thứ văn hóa đầu tiên. Nên văn hóa gốc không phải để chỉ văn hóa cổ truyền, hay lâu đời, mà là thứ văn hóa hiện đang tồn tại phổ biến tại một khu vực, cộng đồng nào đó. Còn văn hóa phái sinh là thứ sản phẩm có tính phát sinh từ văn hóa gốc, và hiện đang tồn tại như một thiểu số, sẽ hoặc sẽ không thay thế văn hóa gốc.
Khi văn hóa phái sinh trở thành văn hóa phổ biến, vậy nó sẽ trở thành văn hóa gốc và từ đó tạo thành một văn hóa phái sinh mới.
Ví dụ, nếu giả sử nói rằng chúng ta có văn hóa ăn phở hành (ví dụ thế), thì việc ăn phở không hành là thứ văn hóa phái sinh từ đó, và điều này có thể thay đổi văn hóa gốc trong tương lai và trở thành văn hóa gốc.
Ví dụ khác, giả sử nói rằng mặc áo dài là nét đẹp văn hóa hiện tại, là văn hóa gốc, thì thứ văn hóa phái sinh, đó là mặc áo dài nhưng cởi chuồng. Bất kể nó có lố lăng đếu đâu. Nếu kiểu mặc áo dài không mặc quần này trở nên phổ biến, thì nó có thể sẽ không phải là lố lăng nữa, mà trở thành văn hóa gốc của một dân tộc khác.
Ví dụ nữa, như Dan Hauer ... mà thôi, chắc các bạn có thể tự hiểu được.

Nhưng, lại một lần nữa, việc này thì liên quan gì đến chuyện vô văn hóa?!

Điều quan trọng nhất, là văn hóa phái sinh luôn có thể chuyển trở thành văn hóa gốc.
Chẳng hạn như việc ăn bánh chuối không tương ớt, trước đây đã từng bị dè bửu bởi không ít người già và người trung niên, nhưng giờ gần như tất cả các hàng bánh chuối đều có lọ ... tương ớt?! Với tôi, tôi vẫn không thể chấp nhận chuyện này, nhưng dường như chuyện ăn phở với tương ớt, hay ăn bánh chuối với tương ớt đang thành thứ văn hóa gốc, và bất kỳ người nào không chấp nhận chuyện này đều sẽ thành những kẻ ngoại lai cả.
Vậy chuyện này phát sinh ra sao? Khẩu vị vừa có tính "thiên phú", vừa có khả năng học tập, tức là việc ta được nuôi dạy lúc nhỏ, sẽ định hình khẩu vị của ta. Ví dụ như ta sống trong một ngôi nhà không biết chế biến hành, thì khi ta được ăn hành lúc nhỏ, miếng hành sẽ có mùi vị "rất hăng và kinh" và khiến ta tránh mọi thứ có hành. Thế hệ F1 tránh hành này sẽ nấu tất cả mọi thứ không có hành, và hệ quả là có một thế hệ F2 không hành, một thứ văn hóa sẽ được truyền theo dòng ra đình mà không cần có lý do nào hết.
Hoặc như thể ăn tương ớt chẳng hạn, không nhất thiết là nó ngon, nhưng khi người ta bắt đầu cho tương ớt vào mọi thứ, thì tương ớt dường như lại trở thành một thứ không thiếu được đối với mọi món ăn. Và khi thế hệ F1 tương ớt này lớn lên, chắc hẳn sẽ tạo thành những cộng động không tương ớt F2 hay F3 ...
Gà luộc chấm muối chanh, dường như là một điều mà thế hệ x y không hề thắc mắc gì cả, nhưng khi đến các thế hệ sau này, việc gà luộc chấm nước mắm hay tương ớt chả còn xa lạ gì.
Nói cách khác, chỉ từ một số nhỏ có ẩm thực khác biệt, cộng với một số yếu tố khác như thương mại, truyền thông ... có thể tạo thành được cả một cộng động phái sinh và đe doạn thứ văn hóa truyền thống.
Tất cả những điều trên đều được lan truyền dưới luận điểm "tự do cá nhân, người ta thích ăn gì và hưởng thụ gì là quyền của cả nhân".
Thử nghĩ đến chuyện ăn mặc. 15 năm trước, hiếm thấy cô con gái nào dám mặc quần ngắn ra đường. Tôi vẫn nhớ hồi đó có một cô dám mặc kiểu giấu quần ra đường, mà cả làng cả tổng ra nhìn, cả trường đổ ra nhìn khiến cô không biết phải chui mặt đi đâu, nhưng giờ thì điều này chẳng phải là quá bình thường sao?
Hoặc như là, tầm 50 năm trước chẳng hạn, hình ảnh các chú đứng tuổi mặc quần đùi, áo ba lỗ ngồi uống trà đá thì thấy nó cũng bình thường. Ấy vậy mà chẳng biết từ bao giờ nam giới mặc quần đùi trở nên không đứng đắn và "không khác gì cởi chuồng". Trong khi nữ mặc quần như quần lót thì vẫn cứ là được?
Nghe hai ví dụ trên, chắc chắn các bạn sẽ có suy nghĩ như sau: Việc ăn uống thế nào thì kệ người ta, còn việc ăn mặc thế này thì (một số người sẽ cho là) chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được. Tại sao các bạn lại nghĩ thế?

Vậy, tại sao một số thứ lại có thể chấp nhận được và một số thứ lại khó chấp nhận hơn

Cho dù có chấp nhận hai ví dụ về ẩm thực và ăn mặc tôi kể ở trên hay không, thì các bạn cũng phải thừa nhận rằng đã có sự thay đổi rất lớn trong ăn uống và ăn mặc. Trong khi chuyện ẩm thực đã được chấp nhận như điều hiển nhiên, thì chuyện ăn mặc lại chưa được chấp nhận rộng rãi. Một số chuyện khác, như là chuyện các hình ảnh như áo dài và lãnh tụ dân tộc lại không thể chấp nhận được?
Điều này tôi cho rằng đó là do nguồn lực xã hội cần thiết để duy trì tiêu chuẩn hiện đang đổ vào đâu.
Ví dụ, việc thay đổi trong ăn mặc dựa vào quan điểm là "mặc sao cũng được, miễn là mình thấy đẹp" còn chuyện ăn uống thì dựa vào "ăn sao cũng được, miễn là mình thấy ngon".
Nghe thì có vẻ là sở thích cá nhân, nhưng đừng quên rằng đẹp và ngon là khái niệm do xã hội và cả gene quy định. Như kiểu chuột và chó thấy rác ngon, và thật quyến rũ, nhưng không phải con người cũng nên như thế phải không?
Nếu chúng ta không có giáo dục về Mỹ học, hoặc chí ít là giáo dục về chuyện thế nào là thanh lịch, thì trào lưu ăn mặc sẽ thay đổi liên tục theo hướng mà cộng đồng thích, không hề có quy chuẩn cũng không hề có gì gọi là đạo đức trong đó. Để ví dụ thì cực kỳ đơn giản: trong khi thời trang giới trẻ thì thay đổi, hẳng ngày luôn, nhưng thời trang công sở hoặc phong cách satorial, vì đã có những tiêu chuẩn, nên chẳng hề thay đổi dù đã cả trăm năm nay rồi.
Nếu chúng ta không có giáo dục về văn hóa ẩm thực, thì chẳng ai hiểu thế nào là ngon, và từ đó vị giác của ta sẽ bị áp bức bởi những công ty truyền thông. Cái gì được marketing tốt nhất thì đó sẽ là tiêu chuẩn mới, văn hóa gốc của vị ngon vậy.

Đến bao giờ thì chúng ta biến hết thành những kẻ xét lại?

Nếu như không có những biện pháp bảo tồn, thì rõ ràng những thứ văn hóa mới sẽ có khả năng lật lại văn hóa cũ. Văn hóa phái sinh sẽ trở thành văn hóa gốc. Đây là điều ít cần phải bàn cãi.
Điều cần phải bàn cãi chính là, thứ văn hóa nào cần phải được bảo vệ và thái độ của chúng ta với chúng là gì?
Tôi tin chắc rằng, vẫn có những người nghe cải lương, ca trù, quan họ, nhưng giờ thì họ đang là thiểu số. Và cái thứ văn hóa gốc đó, thứ văn hóa đã từng rất phổ biến giờ đã trở thành một loại "phái sinh". Vậy, chúng ta có nên bảo vệ thứ văn hóa đó hay không? Hoặc một câu hỏi khác khó hình dung hơn, chẳng hạn như giờ đa phần lại là những kẻ xét lại và chửi Bác Hồ, chửi bác Giáp, thì liệu chúng ta có bảo vệ thứ văn hóa "cũ" này hay không (hoặc tốt hơn hết là nên bảo vệ trước khi những điều này xảy ra?) hay là nên bảo vệ thứ văn hóa gốc đang tồn tại phổ biến vào thời điểm lúc bây giờ?
Và thái độ của chúng ta nên thế nào đối với những kiểu văn hóa này? Cụ thể hơn, là loại văn hóa nào nên được bảo vệ đây, khi có những thứ ẩm thực, trở thành tinh thần dân tộc, nhưng lại chẳng có ai bảo vệ nó cả, để đến lúc người ta biến nó thành "tinh thần què quặt của bè lũ thủ cựu" và rồi đuổi nó đi, ta mới giật mình và tiếc nuối một giá trị truyền thống tốt đẹp đã qua? Mặt khác, nếu bảo vệ quá mức, thì chẳng thứ gì có thể phát triển được, và văn hóa, thực chất lại phục vụ cho những người đã chết từ nửa thế kỷ trước rồi?