Một trích dẫn nổi tiếng của Kurt Vonnegut: “Chúng ta là những gì bản thân mình giả vờ thể hiện, vì thế chúng ta cần phải cẩn thận cách mình giả vờ.”



Trong một nghiên cứu ở Stanford:


Các học sinh phải đăng ký vào một thực nghiệm kéo dài 2 giờ tên là “Đo lường thành quả” như một phần bắt buộc để được qua môn. Các nhà thực nghiệm chia họ thành hai nhóm. Một nhóm được thông báo rằng họ sẽ nhận 1$ (tương đương với 8$ hiện nay). Nhóm khác được thông báo rằng họ sẽ nhận 20$ (khoảng 150$ hiện nay).

Các nhà khoa học sau đó giải thích rằng những học sinh này sẽ giúp cải thiện khoa nghiên cứu bằng cách viết bài đánh giá một thí nghiệm mới. Họ được dẫn vào một căn phòng, nơi họ phải dùng một tay đặt các thanh gỗ vào khay và đổi chỗ chúng hết lần này đến lần khác. Sau nửa giờ, nhiệm vụ đổi chỗ các khối gỗ trên bàn một góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ cứ mỗi 30p trôi qua.

Sau một lúc, các nhà thực nghiệm quan sát và ghi chép. Đó là một giờ đồng hồ dày vò đầy nhạt nhẽo với một gã ngồi xem và ghi chép. Sau 1h, các nhà nghiên cứu hỏi học sinh nếu anh ta có thể đóng góp cho trường bằng cách nói với những học sinh sắp sửa tham gia thực nghiệm đang ngồi đợi ngoài kia rằng thực nghiệm này khá vui và thú vị. Cuối cùng, sau khi nói dối, những người ở cả hai nhóm điền vào bản khảo sát, hỏi rằng họ thực sự nghĩ gì về công việc nghiên cứu này.


Một chuyện phi thường và ngược đời xảy ra: Những học sinh được trả 20$ nói dối người khác nhưng vẫn ghi trong bản khảo sát, như dự kiến, họ đã chịu đựng 2h đồng hồ hại não chán ngắt. Nhưng những người được trả 1$ hoàn toàn tiếp thu yêu cầu và báo cáo trong khảo sát rằng họ thấy nhiệm vụ đưa ra khá thiết thực.


McRaney mở rộng góc nhìn tới vấn đề rộng hơn của việc làm tình nguyện. Đây là lí do tại sao đi tình nguyện lại khiến người ta cảm thấy tốt và những thực tập sinh không lương lại làm việc chăm chỉ đến vậy. Khi không có một phần thưởng rõ ràng nào từ bên ngoài, bạn tự tạo cho mình một phần thưởng tin thần. Đó là vòng tuần hoàn của xung đột nhận thức, một mâu thuẫn đầy đau đớn về cách bạn hài lòng bằng cách buộc mình nhìn thế giới dưới lăng kính hường phấn.


Có ai có thể lý giải vì sao những người trả 20$ lại phàn nàn, còn những người chỉ được trả 1$ lại hài lòng khi làm nhiệm vụ đó?