Hãy cẩn thận với Phật giáo - Kỳ 3: Mặt trái của thế giới cổ xưa
“Hãy tránh xa Sát sinh, Trộm cắp, Tà dâm, Nói dối, Uống rượu.” (Digha Nikaya, Brahmajala Sutta) ...
“Hãy tránh xa Sát sinh, Trộm cắp, Tà dâm, Nói dối, Uống rượu.”
(Digha Nikaya, Brahmajala Sutta)
Quả thật là cao quý!
Vậy những nơi không có Phật giáo thì sao?
Có gia đình, trường học, nhà thờ nào khuyến khích:
Sát sinh?
Trộm cắp?
Tà dâm?
Nói dối?
Uống rượu?
Điều thú vị khi 2500 năm trôi qua đó là:
Hầu hết những vấn đề trong xã hội của Shakyamuni đã được xã hội hiện đại khắc phục rất hiệu quả.
Ngày nay, một lượng lớn vùng lãnh thổ trên thế giới đã có một xã hội:
Không phân chia đẳng cấp
Phổ cập giáo dục phổ thông: đọc, viết, làm toán
Có mọi khóa học về kỹ năng, nghề nghiệp, sở thích
Tự do lựa chọn con đường nghề nghiệp và phong cách sống
Phổ cập Internet
Điều này thiếu vắng ở thời đại mà cả một gia đình bị ép phải dọn phân nhiều đời. Và nếu may mắn không sinh vào tầng lớp đó, thì cũng không dễ để tìm ra khóa học bắn cung nếu bạn muốn làm nghề săn bắn. Với bối cảnh như vậy, những giáo lý căn bản của Shakyamuni dành cho dân thường trở nên kì diệu vì nó giống như tia sáng trong đêm đen, hơn là bởi vì nó thực sự hoàn thiện.
Nói đơn giản, trước khi tiếp cận đến Tứ diệu đế (The Four Noble Truths) và các luận giải - đặc trưng của Phật giáo - thì chỉ bằng việc thành thục nền tảng giáo dục và chuẩn mực đạo đức phổ thông, bạn có thể vượt qua nền tảng của nhiều thành viên tăng đoàn trong xã hội cổ và “ở trong Phật giáo” nhiều hơn bạn nghĩ.
Vì vậy, tiếp cận Phật giáo bằng tình cảm quyến luyến, chứ không phải sự hiểu biết là sai lầm đầu tiên bạn có thể mắc phải.
Hồi mới lập gia đình, tôi đã nhét hết vật phẩm tôn giáo vào một cái thùng trong kho, khiến căn nhà trở nên vô tôn giáo. Tôi tiến vào đạo theo cách của mình, cách ly nó khỏi người thân.
Bạn gọi một người tập chơi violin ở một góc vắng vẻ tại công viên là gì? Một người lịch sự.
Hãy tưởng tượng:
Nếu đứa trẻ thắc mắc vì sao kẻ tật nguyền kia phải ăn mày bên vệ đường trong khi những người khác khỏe mạnh và sung túc. Bạn sẽ bịa ra kiếp trước của anh ta là Hitler, là Jeffrey Dahmer? Hay dạy những bài học đầu tiên về về sự cố gắng, học vấn, lòng trắc ẩn hay thậm chí là một chút đơn giản về kinh tế, xã hội học?
Nếu bạn dùng vế thứ nhất, ngoài sai lầm về tình cảm, còn là một sai lầm rất phổ thông: Luận những thứ mà mình không có hiểu biết (đường đi của nghiệp).
Nếu đứa trẻ tiếp tục hỏi lần ngược theo kiểu Hồi quy vô tận (Infinite Regression), tức là “Thế thì cái gì đã tạo ra cái này?”, bạn sẽ phải tiếp tục bịa đặt để mọi thứ logic, cho đến khi đầu óc của đứa trẻ chứa đầy những điều tầm bậy, vốn cực kỳ khó sửa khi trưởng thành.
Trong khi đứa trẻ của vế thứ hai sẽ sinh sống và đóng góp thiết thực cho xã hội mà không cần đến tôn giáo trong giai đoạn đầu. Khoa học là không hoàn hảo, nhưng nếu tôn giáo được rót vào sau những hiểu biết thực chứng, nó sẽ chảy vào những khoảng trống còn thiếu trong tâm hồn, trong những thắc mắc không lời giải của đứa trẻ khi lớn lên, và trở thành những điều dí dỏm như “Liệu Chúa có chơi xúc xắc không?” thay vì “Kiếp trước làm Hitler, kiếp này phải tăng ca trong bệnh viện” của đứa trẻ lớn lên bằng vế thứ nhất: rót tôn giáo vào trước khoa học.
Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Hãy cẩn thận với Phật giáo nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất