HIỆU ỨNG PYGMALION VÀ LỜI TIÊN TRI TỰ HOÀN THÀNH
Hiệu ứng Pygmalion (hay hiệu ứng Rosenthal) được đặt theo tên nhà điêu khắc Pygmalion trong thần thoại Hy Lạp. Pygmalion đã khắc bức...
Hiệu ứng Pygmalion (hay hiệu ứng Rosenthal) được đặt theo tên nhà điêu khắc Pygmalion trong thần thoại Hy Lạp. Pygmalion đã khắc bức tượng người phụ nữ lý tưởng của mình, đặt tên là Galatea. Pygmalion đem lòng yêu “nàng” sâu sắc nên đã cầu xin Nữ thần ban cho Galatea sự sống. Cảm động trước tình yêu và tài năng của nhà điêu khắc, nữ thần Aphrodite hóa phép cho bức tượng biến thành người thật. Pygmalion và Galatea nên duyên vợ chồng và hai người sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Sau này, nghiên cứu của Robert Rosenthal và Lenore Jacobson‘s chỉ ra rằng, nếu giáo viên kỳ vọng vào thành tích của học sinh, thì thành tích ấy sẽ được cải thiện.
Nghiên cứu trước đó đã dẫn tới nghiên cứu vào năm 1911 về chú ngựa Clever Hans, nổi tiếng vì được coi là biết đọc, chắp vần và giải các bài toán bằng cách gõ móng trả lời. Nhiều người hoài nghi cho rằng người đưa ra câu hỏi và người quan sát đã vô tình ra hiệu cho Clever Hans. Thí dụ, khi Clever Hans trả lời, mọi người thường gợi ý một hành vi nhất định của chú, hành vi này đến lượt nó lại xác nhận sự trông đợi của họ. Chẳng hạn, khán giả rất căng thẳng khi chú ngựa sắp dậm chân ở con số trả lời đúng, điều này làm cho chú có phản xạ nhận ra manh mối để trả lờ
Trên thực tế, hiệu ứng Pygmalion chỉ đúng đối với những kỳ vọng có cơ sở và có tính khả thi. Khi kỳ vọng được đặt sai chỗ, người nghe sẽ vô tình bị đè nghẹt bởi áp lực rất lớn. Tất cả mọi thứ đều có giới hạn của chúng và điều chúng ta cần làm là đặt đúng kỳ vọng chứ không phải sử dụng hiệu ứng như cái cớ để đổ lỗi cho việc thất bại của chính mình. Hiện nay, hiệu ứng Pygmalion được áp dụng rộng rãi như một phương pháp hiệu quả trong quản lý nhân sự, giáo dục, ...
Nguồn: Tổng hợp
Theo dõi nhiều bài viết khác tại Instagram: @oof.mh
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất