Có khi nào bạn chán việc xem những bài viết truyền cảm hứng vì nó chỉ mang lại động lực ảo hay không ? Có khi nào bạn bày vẽ ra kế hoạch này nọ mà mãi không thể hoàn thành hay không ?
Từ thời còn bé, hiếm khi ai trong chúng ta là một người không hiếu động, chúng ta thoải mái vui chơi, chạy nhảy, đùa vui cùng bạn bè, mồm miệng hoạt bát chẳng ngại ngùng ai. Mình đã từng là một người như thế.
1. Những câu nói “con hiếu thảo, trò ngoan hiền” và những quy định khắt khe. Khiến con người ta ngại thử thách hơn trước.
Từ thời còn học mẫu giáo cho đến hết cấp 1, mình đã từng chạy nhảy, quậy phá, đánh nhau, đã từng leo cây ăn trộm xoài nhà hàng xóm. Miệng lúc nào cũng tía lia, thấy gì nói đó mà chẳng ngại ngùng, mình nói nhiều tới mức ba mẹ mình phát bực.
Nhưng cho đến khi lên cấp 2, cho tới những năm sống trong môi trường đại học. Cuộc sống của mình chỉ xoay quanh học tập và chơi game. Mục tiêu cuộc đời lúc này chỉ có điểm số và hạnh kiểm là chính. Làm gì thì làm, miễn đừng để những con điểm số đó ở dưới mức trung bình. Thế là con người năng động kia biến mất lúc nào không hay. Thay vào đó, một con người trầm tính xuất hiện, hắn chỉ tỏa ra nguồn năng lượng yếu ớt, khi hắn đứng ở bất cứ đâu, hắn tự biến mình thành nhân vật phụ. Thậm chí là người tàng hình mà chẳng ai quan tâm.
Con cù lần nói: "Tôi không Lười. Tôi là Cù Lần Lửa" - Tôi trả lời: "Thôi đừng lí do lí trấu, chúng mày lười y chang nhau"
Con cù lần nói: "Tôi không Lười. Tôi là Cù Lần Lửa" - Tôi trả lời: "Thôi đừng lí do lí trấu, chúng mày lười y chang nhau"
Khi hắn đứng nhìn người năng động đang phá bỏ mọi nguyên tắc. Hắn sinh bực tức, hắn thù ghét người năng động tích cực đang tỏa ra một nguồn năng lượng cực lớn. Hắn mệt mỏi khi ở gần họ, tìm cách trốn tránh nguồn năng lượng tích cực ấy.
Cho đến khi bước vào môi trường đại học, hắn thường trốn tránh nhiều nhiệm vụ nhất có thể. Từ đó, hắn tự biến mình thành "con cù lần lửa", làm gì cũng nhờ bạn bè. Thi cử thì nhờ bạn bè soạn cho đống tài liệu, học ngu tới mức phải nhờ bạn thân dạy 1 kèm 1. Những học phần thực hành về điện tử và lập trình, hắn phải nhờ đám bạn thân gánh hộ.
2. “Vực thẳm” thúc ép chúng ta thay đổi.
Ông nội mình đã từng làm biệt động quân, chỉ huy tăng thiết giáp, và là đồn trưởng nhiều đồn trú khi còn phục vụ cho quân đội Việt Nam cộng hòa. Ông nói:
Trong chiến tranh, khi bọn ta bị những tên cách mạng bắn lén, điều đó không bao giờ khiến bọn ta sợ hãi. Chỉ có những tên lính cách mạng đứng trước sự sống và cái chết. Mới khiến chúng ta phải lung lay ý chí.
Ta đã từng chứng kiến một tiểu đội quân Bắc Việt tìm cách thoái lui, trong đó có 5 người xung phong ở lại kìm chân chúng ta tiến bước. Khi trận chiến kết thúc, bọn tiến lại kiểm tra 5 cái xác ấy. Lật xác lên, ta chỉ thấy 5 chàng thanh niên tầm 16 – 17 tuổi, tay còn ôm cây súng. Và ta phát hiện ra một thứ đã khiến họ đã chiến đấu anh dũng đến như vậy… Con biết đó là gì không ?… một sợi dây xích buộc chặt vào cọc thép, và năm cái chân bị khóa lại với sợi dây xích đó.
Trong nhiều năm đóng giữ các tiền đồn quan trọng. Theo kinh nghiệm của ta, nếu bọn ta cướp hết lương thực mà người dân đem đến cho quân cách mạng. Thì đêm hôm sau chắc chắn quân ta thiệt mạng rất nhiều. Vì khi cách mạng đói, họ sẽ dùng cả mạng sống của mình đánh vào đồn của ta, hòng tìm kiếm lương thực. Cho nên, ta thường lấy đi 1 phần nhỏ số lương thực khi bắt gặp những người vận chuyển lương thực ấy, chứ không cướp đi nguồn sống của họ. Biết chia sẻ, thì ta sống, địch sống. Dồn ép địch thì địch chết, mà ta cũng chết.
Khoan hãy nói đạo lý một chút. Nếu chúng ta nhìn về mặt vĩ mô hơn. Có phải trận đại dịch covid vừa rồi đã biến các bạn trở thành người trầm cảm, yếu kém về mặt tinh thần, khi bị nhốt quá lâu trong phòng hay không ? Có phải nhờ vậy mà các bạn bắt đầu quan tâm tới sức khỏe tinh thần hay không ? Đâu phải tự dưng trong vòng 3 năm nay, những kênh phát triển bản thân, chữa lành trở nên phổ biến trên các nền tảng MXH. Nhờ cuộc khủng hoảng đại dịch mà từ Đông sang Tây, con người ta bắt đầu đi tìm cho mình một chủ nghĩa, một lối sống, một tôn giáo mới (Stoicism, Phật giáo, thiền, tỉnh thức,…) để họ, tôi và bạn có nơi tựa vào.
Chiến tranh cũng có cơ chế tương tự: Chiến tranh khiến một đế chế lụi bại phải biến mất, tạo cơ hội một đế chế mạnh mẽ, tiên tiến thay thế.
Nhờ chiến tranh thế giới thứ I và II, chiến tranh lạnh mà khoa học công nghệ được thúc đẩy mạnh mẽ. Để tiếp tục tồn tại, Đức, Mỹ, Liên Xô, Nhật Bản và nhiều cường quốc khác phải chạy đua phát triển công nghệ, đầu tư tiền bạc cho các nhà nghiên cứu, nhờ đó mà các phát minh mới ra đời. Những thành quả mà ta hưởng thụ trong thời đại ngày nay, cũng nhờ một phần không nhỏ từ các phát minh trong chiến tranh.
Sức mạnh của sự khủng hoảng, chiến tranh, cái chết cận kề và vực thẳm của thử thách. Buộc chúng ta tìm mọi cách phát triển thần tốc, tìm ra lối đi mới để tồn tại.
Khả năng đó không những ở tầm vĩ mô, mà trong các bạn luôn có sẵn, thứ có sẵn ấy chính là bản năng sinh tồn của loài người.
Có phải các bạn thường xuyên để dồn bài tập cho tới gần sát ngày thi, rồi mới bung hết sức ra học ngấu nghiến mà không thấy mệt đúng không ? Những ai đang đi làm, thường xuyên bị deadline dí cũng hiểu cảm giác này.
Có phải bạn mệt khi tập chạy bộ, rồi giả vờ bị đau chân để xin giảng viên thể dục nghỉ một ngày. Nhưng khi bạn thấy một con corgi hung tợn, trong đôi mắt Pleiku ấy chỉ ánh lên sự khát máu, hàm răng nhăm nhe đòi “cắn yêu” chân bạn. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó, có phải bạn sẽ bung hết sức bình sinh phóng nhanh hơn cả con thú 4 chân hung dữ kia ?
Nếu đã có khả năng đó, thì tại sao chúng ta không tận dụng nó nhỉ. Hỡi những con người yếu kém đang đọc bài viết của mình ?
3. Tận dụng sức mạnh từ luật Parkinson.
https://vannguyen.edu.vn/dinh-luat-parkinson/
https://vannguyen.edu.vn/dinh-luat-parkinson/
Parkinson's law là gì? Định luật Parkinson thường được thể hiện là "Công việc mở rộng để lấp đầy thời gian sẵn hoàn thành nó." Nếu điều gì đó phải được hoàn thành trong một năm, thì nó sẽ được hoàn thành trong một năm. Nếu nó phải được thực hiện trong sáu tháng, thì nó sẽ được hoàn thiện trong 6 tháng. Một nhiệm vụ có thời hạn càng ngắn, bạn càng tìm mọi cách vượt qua nó, cho dù thân xác có mệt mỏi đi chăng nữa.  
Quay về trường hợp của riêng mình, lúc trả nợ học phần. Mình chẳng còn ai quen biết để nhờ vả, ngoài các em 99, 2k, 2k2. Để tồn tại trong những lớp học kiểu này, mình không thể nào ngồi im lặng mãi được. Trí não của mình chỉ nghĩ ra một câu thôi:
“Ngồi một chỗ chờ chết cho tới cuối kì, hay là tiếp tục bước đi ?”
Cái “vực thẳm” là có một sức mạnh vô hình đến kì lạ. Nó tạo lực đẩy cho con người bị động như mình, tự biến thành một người chủ động.
Theo kinh nghiệm của một con cù lần lửa, ở dãy bàn 1 và 2 chỉ tồn tại những sinh viên từ khá đến giỏi, còn ở bàn cuối là bầy lười, những con hủi trốn tránh trách nhiệm. Cho nên, mình mò lên bàn đầu kể kết nối với những sinh viên xuất sắc.
Ôi, lũ trẻ gen Z. Chúng là những con người xuất sắc, chúng chẳng ngại mở mồm đòi hỏi vặn vẹo giảng viên để hiểu bài. Nhiều khi mấy em còn gặng hỏi mình nhiều kiến thức khó hiểu, mặc kệ mình có là con người kém cỏi hay không. Đôi khi tụi nó còn đẩy mình ra khỏi vùng an toàn, bắt mình lên bảng giải bài tập, nhờ giảng viên giải thích những câu khó hiểu,… Càng ngày mình càng tự tin hơn, học hành trở nên dễ dàng khi có các bạn trẻ năng động cùng đồng hành.
Nhưng nhờ vậy mà mình phát hiện ra, ngồi bàn đầu cũng có nhiều tác dụng bổ ích khác: Mình tập trung cao độ nghe giảng hơn, không buồn ngủ nhiều hơn trước. Ghi chép trở nên dễ dàng khi không có âm thanh xì xào nào lấn át lời giảng. Và không ai có thể cản trở tầm nhìn của mình được nữa.
Sinh viên xuất sắc cũng vậy, đôi khi họ chẳng muốn làm gì cả. Cũng muốn lười, nhưng sự khác biệt giữa họ và bạn là sinh viên giỏi luôn đi tìm “vực thẳm”: Xung phong đảm nhận chức vụ ABC ở lớp, xung phong lên bảng làm bài, dũng cảm đảm nhận những đầu việc khó nhất khi làm bài tập nhóm. Thường xuyên tham gia các dự án, nghiên cứu khoa học lớn nhỏ để học hỏi.
Unsplash.com - nhiếp ảnh gia <a href="https://unsplash.com/@marvelous">Marvin Meyer</a>
Unsplash.com - nhiếp ảnh gia Marvin Meyer
Dân IT, điện tử cũng thừa biết một sự thật: Những thằng sinh viên xuất sắc nhất trong ngành này, thường là những thằng thích tạo ra “sản phẩm” cho riêng mình. Tụi nó không cần biết để làm ra ứng dụng này, thiết bị điện tử kia thì cần những nguồn kiến thức nào ? phải học tốt những môn nào ? Chỉ cần trước mặt nó là một ý tưởng, một sản phẩm. Nó sẽ lên Google mò mẫm, cho dù có ngu tiếng Anh đi chăng nữa, thì rào cản ngôn ngữ chẳng thể nào chặn đứng cái tên cố chấp đang muốn tìm ra lời giải.
Tóm lại, muốn thay đổi thì hãy đảm nhận nhiệm vụ hoặc tạo ra nhiệm vụ. Để trong đầu sinh ra ý niệm: “Làm hay chết ?”
4. Lên án toxic productivity, workaholism, toxic positivity đối với một người thường xuyên “đứng trước vực thẳm” là sai.
Ở ngoài kia, người ta hay lên án toxic productivity, workaholism,  toxic positivity. Tại sao mọi người lại lên án chúng ? Vì đó là những cách dễ dàng để bóc lột sức lao động của bạn, khiến bạn phải ngậm miệng lại và làm việc không ngừng, cho dù bạn biết rằng, kết quả không hề xứng đáng với công sức bỏ ra. Thế thì tại sao toxic productivity, workaholism, toxic positivity lại được sinh ra để kiềm chế bạn ?
Vì họ đã quen với câu nói: “quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Chỉ cần nhìn vào cha mẹ, cấp trên, sếp của bạn và đặt câu hỏi: Tại sao bố mẹ tôi, sếp tôi làm việc tối ngày không biết mệt ?
Bố mẹ bạn nai lưng ngoài đồng, đứng làm cả ngày 10 mấy tiếng ở công xưởng. Mài đít ở công sở một ngày 8 tiếng là vì ai ? Vì bạn chứ vì ai ? Nếu họ không làm thì lấy tiền đâu trả học phí cho con cái, trả tiền thuê nhà, trả tiền điện tiền nước tiền ăn uống ?
Sếp của bạn cũng vậy, anh ta lỡ bước lên “con thuyền lớn”. Thì anh ta phải có trách nhiệm chèo lái con thuyền lớn ấy về một bến đỗ. Nếu buông mái chèo, rồi ai chết đói giữa biển thử thách ấy ? Bạn, tôi, chúng ta, con cái, gia đình, sự nghiệp của anh ta và bạn,…
5. Lên án “những kẻ thích đứng trước vực thẳm” đúng cách.
Một khi đã quen với sức ép công việc cực lớn. Họ xem sức ép đấy là điều hiển nhiên, họ sẽ áp đặt, bóc lột bạn một cách thâm tệ. Vì họ nghĩ:
“Nếu tôi làm được, thì anh sẽ làm được”
Cho nên, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra giữa người làm công ăn lương với người lãnh đạo, giữa cha mẹ với con cái, giữa thầy cô và học sinh là như vậy đấy.
Nếu bạn biết sức lực của mình ở đâu, giá trị đồng lương của bạn ở cấp độ nào, mức sống của bạn ở đâu, thì làm ơn dừng ở đấy. Hãy lên tiếng đòi hỏi worklife balance, tìm một công việc khác thú vị hơn, tìm ra phương pháp làm việc mới nhanh chóng hiệu quả hơn, tạo ra quỹ tiết kiệm nào đó, ...
Đừng tị nạnh, đòi hỏi người tài giỏi phải lười giống bạn. Và đừng tự biến bạn thành một người có vẻ ngoài giống họ. Đời mình mệt mỏi với những tên lái xe cho giám đốc, thích nói chuyện làm ăn, bất độc sản, chứng khoán, crypto, bitcoin… Mệt mỏi với lũ bạn thích mượn nợ mua sắm đồ đắt tiền. Mệt mỏi với (chính mình đây) lũ thích tìm hiểu kiến thức mới để khoe với thiên hạ.
Hãy sống cuộc đời của bạn như bạn đã muốn, nếu có một cuộc khủng hoảng ập đến (bệnh tật, mất tiền, mất việc, mất đi người yêu, thi rớt đại học…). Thì hãy xem đó là “vực thẳm” của bạn, nó sẽ khiến bạn thay đổi tích cực hơn nếu bạn dũng cảm đối diện với nó. Thậm chí, bạn sẽ tự tìm ra kế hoạch tạo ra một "cây cầu" bắt ngang qua "vực thẳm".
Trốn tránh “nó” và ăn bám gia đình cũng được, nhưng cho đến khi cha mẹ bạn chết, thì ai sẽ nuôi bạn ? Cho dù tài sản mà cha mẹ bạn tích góp biết bao nhiêu năm, để bạn ăn cả đời không hết. Thì một kẻ “miệng ăn núi lở” như bạn cũng có ngày ra đường tìm việc làm.
6. Hãy sống ở thế cân bằng.
Khi gặp thất bại, hãy tìm "vực thẳm" và đối diện với nó
“Khi phải chấp nhận hy sinh tính mạng, ngươi buộc phải tận dụng hết khả năng vũ khí của mình. Đây là chân lý. Không làm được như vậy là sai lầm. Ta nói chết mà chưa tuốt gươm ra là điều đáng tiếc nhất” – Miyamoto Musashi -
Khi làm việc quá sức, hãy nghỉ ngơi.
"Đừng biến mình thành một kẻ tham công tiếc việc, quên ăn quên ngủ. Bạn tôi chết cũng vì mong muốn gia đình thoát nghèo trong ngắn hạn. Anh ta lao động đến kiệt sức, để rồi bị mắc bệnh tim. Trước khi cậu ta ra đi, cậu ta để lại gì cho thế gian ? Một khoảng nợ 200 triệu cho hai người già nghèo khổ, một bài học nhớ đời cho những kẻ tôn thờ “vực thẳm”" - Mình đang kể những gì mình đã thấy -
Thôi đừng đi đường vòng.