[Gọi tên sự vật như nó là]
Epictetus có viết một đoạn rất đúng: Gọi tên sự vật như nó là, và suy luận logic dựa trên đó. ...
Epictetus có viết một đoạn rất đúng: Gọi tên sự vật như nó là, và suy luận logic dựa trên đó.
Việc bán cà phê sáng, nhất là trong khung giờ cao điểm, thường phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, và đôi khi nó không được trôi chảy, suôn sẻ lắm. Giao nước, khách báo thiếu muỗng - ống hút, trong khi kiểm tra lại vài lần thì rõ ràng là đã giao đủ bộ - đủ nước. Giao lại thì khách nói đơn giản: "Chị quên".
Trong trường hợp này, suy nghĩ logic thế nào? Epictetus sẽ nói như vầy: "Đơn giản là họ không nhớ". Thế nhưng ta không chỉ dừng ở đó, ta suy nghĩ vượt ra ngoài tính đơn giản đó.
Vì nhiều áp lực, ta nghĩ khách xấu tính, đòi hỏi nhiều, muốn "Làm khó" cho người bán.
Epictetus chỉ ra những suy nghĩ đó là thiếu cơ sở (Vì ta không thể hiểu rõ tính cách của một người qua một vài "Sự cố" ban đầu, mà phải để thời gian giải quyết).
Tư duy thế nào?
Một khách hàng đòi hỏi nhiều: họ đang đòi hỏi nhiều, không phải họ là người xấu tính (không đúng logic)
Một khách hàng đặt kẹp đơn: họ đặt thiếu một ly nước, không phải họ muốn làm khó cho mình, bắt mình giao nhiều lần.
Một khách hàng không ra nhận hàng: Họ không ra nhận hàng, không phải họ muốn "Chơi" mình, ít nhất là một lần đầu.
Trong những trường hợp khó xử đó, nên xử lý thế nào? Câu này nên hỏi chính bản thân người bán. Nếu có thể xử lý vấn đề đó trong vui vẻ và nhã nhặn, hãy đồng ý và giao nước lại cho họ với một tâm trạng tốt, bằng không thì hãy khéo léo từ chối. Suy luận thiếu logic thường dẫn những người chủ quán đến chỗ "lựa" khách hàng vì đánh giá tính cách của họ sai lầm.
Những vấn đề về tính cách của khách hàng, phải chờ thời gian giải quyết.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất