Đây cũng là bài review khoá học YouTube (PYTA cohort 8 - cũng là khoá live cuối) của Ali Abdaal.
Đây cũng là bài review khoá học YouTube (PYTA cohort 8 - cũng là khoá live cuối) của Ali Abdaal.
Mình đã học xong khoá YouTube của Ali Abdaal trong vòng 4 tuần rồi và đây là 1 bài blog tổng kết 5 bài học sâu sắc mà mình nhất định sẽ ghi nhớ trong giai đoạn khởi đầu của việc làm YouTube này.
5 bài học này mình sẽ không chỉ áp dụng chúng vào việc làm YouTube. Mà những bài học này còn có thể áp dụng vào tất cả việc khác mình đang làm và khiến chúng trở nên ý nghĩa và bền lâu nữa: công việc, học ngoại ngữ, viết blog, dự án cá nhân, vân vân và mây mây
Lớp này là buổi workshop của khách mời <a href="https://www.youtube.com/@deeppocketmonster">Pat Flynn</a>
Lớp này là buổi workshop của khách mời Pat Flynn

I. Ấn tượng về Ali Abdaal:

Trước nói về 5 bài học có lẽ mình sẽ nói về anh Ali 1 chút.
Ali Abdaal là 1 YouTuber hiện đang có 4tr2 sub (người theo dõi), nội dung về mảng năng suất học. Anh có thể xem là 1 guru năng suất học (productivity guru) có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở thời điểm hiện tại.
Ali Abdaal là 1 YouTuber hiện đang có 4tr2 sub (người theo dõi), nội dung về mảng năng suất học. Anh có thể xem là 1 guru năng suất học (productivity guru) có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở thời điểm hiện tại.
Ali ngoài đời có vẻ giống như 1 con người hơn, anh nói chuyện hay lặp, nhưng mà cũng giống như nói chuyện trên podcast. Điều này cũng dễ hiểu vì video YouTube thường được chỉnh sửa/edit. Tuy nhiên, tốc độ Ali nói ngoài đời hệt như trên YouTube, nhanh như ai dí vậy =))
(nên là không, video của Ali không x2 tốc độ lol)
Nếu như mình được hỏi gặp Ali ngoài đời như thế này (trong lớp live) như vậy có cảm thấy hào hứng không? Nhất là 1 người có thể xem là 1 mentor, 1 người thầy đối với mình, sau khi mình sẽ xem rất nhiều video, lớp skillshare, nghe podcast, học hỏi rất nhiều từ anh từ học hành, công việc, làm YouTube như thế? 
Đó là 1 cảm giác rất vui và biết ơn khi có thể gặp anh. 
Một điều mình nhận ra nữa khi học khoá của Ali đó là anh là người trải nghiệm, học hỏi rất nhiều từ rất nhiều nguồn (sách, blog, podcast, nghiên cứu…). Anh sau đấy thử nghiệm, sống cùng nó, đúc kết cùng với trải nghiệm cá nhân và đem truyền đạt lại cho người khác, 1 cách “xuyên lĩnh vực”.
Anh rất hay sử dụng câu chuyện, analogy (phép loại suy à) vào để nói về 1 luận điểm nào đấy và vì vậy các câu chuyện của anh rất gần gũi (relatable) và dễ nhớ.
Đó là lý do tại sao Ali phát triển 1 cách nhanh khủng khiếp trên YouTube như vậy. Anh biết cách kể chuyện và thuyết phục người khác.
-

II. 5 bài học đáng nhớ nhất sau khi mình học khoá học PTYA

Và bài học số 5 là bài học mà mình thấm thía nhất.
(Lưu ý mình sẽ không bàn nhiều về kỹ thuật, phương pháp cụ thể làm YouTube)

1. Làm YouTube sẽ là một hành trình dài - It’s gonna take time

Vô tình làm sao trước khi học 1 tuần, mình có nghe tập 1 podcast về Mr.Beast được phỏng vấn bởi Colin và Samir. Họ nói về quá trình làm YouTube của Mr.Beast từ thời gian đầu. Và khi mình nghe xong mình kiểu, woah okay, đúng là không có gì là overnight success cả. (thành công nhanh chóng bất ngờ)
<a href="https://www.youtube.com/watch?v=c8VcUnz3nVc&amp;t=2s&amp;ab_channel=ColinandSamir">Video Colin và Samir phỏng vấn Mr.Beast</a>. Trong video mr.Beast kể rằng anh bắt đầu làm YouTube từ lúc 14 tuổi, anh mất 3 năm để đạt 3000 sub.
Video Colin và Samir phỏng vấn Mr.Beast. Trong video mr.Beast kể rằng anh bắt đầu làm YouTube từ lúc 14 tuổi, anh mất 3 năm để đạt 3000 sub.
Hẳn khi bạn nghe đến mr.Beast, người hiện tại có kênh YouTube (cá nhân) có lượt đăng ký nhiều nhất trên YouTube - 149 triệu sub, thì hẳn bạn sẽ nghĩ là người này là một người thông minh, có chiến thuật hay là ai đổ tiền đầu tư cho nên mới thành công như vậy. 
Khoan, mình không hề phủ nhận việc ông ý thông minh hay có chiến thuật gì cả.
Nhưng mà những hình mẫu này cứ lặp đi lặp lại. Rằng những YouTuber lớn trên YouTube, hầu như ai cũng đều phải bỏ rất nhiều công sức làm video, 1 cách đều đặn, nhất là ở giai đoạn đầu, khi không ai công nhận, lượt xem không có nhiều.
Video thứ 100 của MKBHD - YouTuber có tiếng nhất về mảng Công nghệ hiện nay.
Thế nên có lẽ là chặng đường nào cũng vậy, làm YouTube cũng thế, cũng đều cần có sự đam mê, chăm chỉ và nỗ lực trên con đường dài đó, nhất là ở giai đoạn ban đầu.
Số video trung bình cần đăng để đạt số sub tương ứng - dựa trên dữ liệu của TubeBuddy. (Tất nhiên chúng ta phải cân nhắc cả sự lệch dữ liệu, data skewness). Và số video Ali đã làm để đạt số sub tương ứng.
Số video trung bình cần đăng để đạt số sub tương ứng - dựa trên dữ liệu của TubeBuddy. (Tất nhiên chúng ta phải cân nhắc cả sự lệch dữ liệu, data skewness). Và số video Ali đã làm để đạt số sub tương ứng.
Như Ali luôn thường nhắc đi nhắc lại câu nói này:
Are you playing to win the game, or are you playing to continue playing the game?
Bạn đang chơi game này để thắng, hay bạn đang chơi để có thể tiếp tục chơi?
Và mình đang tìm cách chơi game YouTube này 1 cách hệ thống để có thể tiếp tục làm nó 1 cách bền vững và dài lâu.
-

2. Giai đoạn ban đầu, mọi thứ bạn làm sẽ rất khó khăn (every tiny step will be a pain in the *ss)

Ngày xưa lúc mình còn học đại học, bạn bè mình rất hay hỏi: “Vi ơi mày học tiếng Anh sao vậy chỉ tao với”. Mình trong đầu nghĩ rất đơn giản: “Xem nhiều phim vô mày, xem nhiều là từ từ nó nhập à”.
Sau khi ra trường vài năm, mình có hội được học 2 ngoại ngữ gọi là từ con số 0. Và nói thật là xem phim chả hiểu gì cả :)))) Chỉ muốn trèo vào cỗ máy thời gian của Doraemon vả vào mặt mình ngày xưa dễ sợ =))
Mọi thứ mình học ở giai đoạn đầu tuy rất mới mẻ, khá vui nhưng mà thật sự rất khó nhằn và chỉ muốn nghỉ học, xem phim thôi quách cho rồi.
Trong tuần đầu tiên học, Ali cho cho tụi mình xem video của Elizabeth Filips, cô là trợ lý của Ali trong thời gian làm khoá học ban đầu, hiện tại cô đã có kênh Youtube với 700k sub.
Trong video này, Elizabeth Filips kể về câu chuyện thời gian đầu làm những video đầu tiên (22 video đầu) cô khóc rất nhiều mỗi khi phải quay video, và cô biết rằng những cảm xúc cô ấy có lúc đấy đều là phi lý trí cả. Vì não chúng ta rất giỏi trong việc níu giữ chúng ta nằm trong vùng an toàn.
Nên đến giờ phải làm video thì cô ấy cố gắng gạt bỏ những cảm xúc đấy và bắt đầu quay thôi.
Đối với những người chăm chỉ làm YouTube đủ lâu, đủ để trải nghiệm sự tăng trưởng kép (compounding) thường quên mất giai đoạn ban đầu họ đã chăm chỉ làm từng video 1 như thế nào. Điều này khiến tất cả công sức của họ từ đó đến giờ, nếu nhìn ở thời điểm hiện tại, thì có vẻ như rất dễ dàng (đối với người khác và với cả chính họ).
Nên là khi bắt đầu hành trình làm YouTube này, hay với bất kỳ hành trình nào, chúng ta khi đang chưa kịp nhìn thấy “hiệu ứng lãi kép” (compound effect), thì lại bỏ cuộc quá sớm. Và điều này thật sự rất đáng tiếc.
Tất nhiên sau khi chúng ta đã qua giai đoạn khởi đầu chăm chỉ, thì việc sau đấy chúng ta nên chú trọng tới đó là làm việc chăm chỉ 1 cách thông minh và có hệ thống: có 1 nhà kho bộ não thứ 2 (the 2nd brain), thuê người giúp edit để giải phóng thời gian, tập trung làm những công việc thực sự cần bạn làm (mang tính leverage cao), thậm chí là thuê một người ngăn bạn không trì hoãn deadline (thật không đùa, thuê coach/mentor trá hình đấy =)))...
Đây là Tintin Smith - giám đốc kênh YouTube của Ali. Ngoài ra Tintin còn giữ chức vụ chửi Ali mỗi khi anh ta trì hoãn và thúc đít anh ấy mỗi khi deadline cận kề, Ali kể như thế. (Guru năng suất học mà trì hoãn á, vâng thằng "trì hoãn" chả chừa 1 ai =)) )
Đây là Tintin Smith - giám đốc kênh YouTube của Ali. Ngoài ra Tintin còn giữ chức vụ chửi Ali mỗi khi anh ta trì hoãn và thúc đít anh ấy mỗi khi deadline cận kề, Ali kể như thế. (Guru năng suất học mà trì hoãn á, vâng thằng "trì hoãn" chả chừa 1 ai =)) )
-

3. Tập trung vào hành động - Lean more towards action:

Trước tuần vào học tụi mình có Tuần làm quen (boarding week) để học những điều cơ bản như tạo kênh, cách quay, cách edit.
Điều này có nghĩ là trước khi bắt đầu học chính thức, bạn đã phải có kênh YouTube và có ít nhất 1 video đã được đăng. Khi vào học, hầu như ngày nào cũng có lớp, hơn nữa còn có tài liệu bổ sung, video phỏng vấn khách mời từ những khoá trước (Colin & Samir, Thomas Frank, Charisma on Command, Nathaniel Drew, Matt D'Avella...) (this is insane, ik)
Điều này có nghĩa bạn cần thực sự xắn tay lên, xách mông ngồi xuống bàn tìm ý tưởng, quay video, edit và xuất bản chúng.
Trước khi đi học, Ali đã khuyến cáo rằng khóa học này sẽ đưa cho chúng mình rất nhiều kiến thức, bạn sẽ cảm thấy có quá nhiều điều nhảy múa trong đầu, kiến thức mới sẽ được liên tục bơm vào não bạn. Bạn bối rối.
Nhưng hãy nhớ rằng, bạn không cô đơn.
Điều này khá là an ủi mình.
Và điều cần thiết chúng mình cần phải làm đó là dính lấy công thức này:
Làm 1 video mỗi tuần
Việc làm video song song cũng sẽ giúp bạn hấp thu lượng kiến thức lúc đang học này x100 lần hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy được những khó khăn nảy sinh và biết điều mình cần phải hỏi để khắc phục là gì.
Chỉ vậy thôi, tập trung vào thứ chúng ta có thể điều khiển được. Và sau mỗi video, hãy cải thiện video kế tiếp tốt hơn 1% thôi là đủ, có thể là:
- Điều chỉnh ánh mắt nhìn vào lens.
- Nói to hơn 1 chút.
- Thêm 1 hiệu ứng thú vị mà bạn thấy ở video khác.
Điều quan trọng ở đây là đừng để việc quá tải kiến thức khiến bạn trì hoãn điều cần làm.
Bạn không thể điều chỉnh hướng của một con tàu bất động, bạn chỉ có thể điều chỉnh hướng của nó khi nó đang chuyển động.
-

4. Không có gì là nguyên bản cả - Nothing is original:

Đây là một ý niệm mình luôn mang theo bên mình. Bởi vì đây là một ý niệm rất mang tính giải phóng (liberating). Đặc biệt là đối với những bạn làm ngành sáng tạo nội dung.
Sách "Keep going" của Austin Kleon
Sách "Keep going" của Austin Kleon
Ali kể rằng mỗi khi anh cùng với học viên đi tìm kiếm ý tưởng cho kênh của người học viên đó. Ali sẽ chỉ 1 video và nói: “Ý tưởng là có vẻ tuyệt. Cậu nghĩ sao?”
Người đấy đã trả lời: “Nhưng mà nó đã được làm rồi mà.”
Well, đoán xem, không có gì hoàn toàn nguyên bản cả
Tuy nhiên, đây là một vùng xám và chúng ta phải mượn ý tưởng nhau 1 cách cẩn thận.
Đối với Ali, anh lấy ý tưởng ở mặt “ý tưởng”, như là thumbnail và tiêu đề, anh sẽ cố gắng không xem nội dung video đó, vì lỡ não anh có thể 1 cách vô thức lấy những nội dung đó và áp hết vào video của mình.
-

5. Bắt đầu với tất cả mọi thứ bạn có - Start with everything you have:

Trong lớp học phần Q&A có 1 bạn hỏi Ali là hiện tại cô ấy đang chờ mua 1 chiếc máy ảnh để có thể quay video xịn hơn, và câu hỏi này Vi để ý được rất nhiều bạn học viên lặp đi lặp lại theo rất nhiều cách khác nhau:
- Tôi cảm thấy màu video không được đẹp, và đang học color grading để làm cho màu đẹp hơn 1 chút. Nên là học xong tôi sẽ làm video ngay.
- Việc làm 1 hệ thống trên Notion có vẻ khó nhằn, chắc tôi sẽ học cách sử dụng Notion trước rồi tính.
Ali luôn trả lời câu hỏi này bằng:
“Bạn đang có 1 chiếc điện thoại không? Tuyệt! Hãy bắt đầu từ đó. Tôi biết rằng “ý nghĩ mình phải có thêm 1 phụ kiện mới này để làm video xịn hơn, hay hơn” nghe có vẻ chính đáng. Nhưng đừng để điều này ngăn cản bạn làm 1 video mỗi tuần. Thậm chí nếu bạn không có điện thoại, bạn vẫn có thể mượn những người xung quanh, hay xin 1 chiếc điện thoại dư của bố mẹ để làm.”
Nhưng đừng để điều này ngăn cản bạn làm 1 video mỗi tuần.
Có 1 khoảng thời gian sau khi làm được 8 video (tầm 3 tháng), Vi cũng tích góp mua 1 chiếc máy ảnh mới, nhưng sau khi mua vẫn chưa biết cách chỉnh màu. Tuy nhiên, mình vẫn giữ điều này này trong đầu, cố gắng quay về bậc thang cũ (baseline). Đó là cố gắng sử dụng điện thoại quay như cũ và cố gắng dính lấy công thức trên.
-

Bạn hiện tại có đang muốn làm điều gì không?

Có thể là học viết blog, học 1 khoá học nào đấy, học nhạc cụ, học vẽ, học thêu, làm Youtube, học ngoại ngữ, học code, tập gym, tập yoga, học nấu ăn, học bơi…
Có thể bạn đang chờ 1 điều gì đó xảy ra, hoặc đang cần 1 thứ gì đó để có thể thực sự bắt đầu.
Nhưng mà…
Có lẽ chúng mình nên bớt quan tâm quá nhiều đến việc phải tìm kiếm công cụ hoàn hảo.
Và có lẽ chúng mình nên tập trung nhiều hơn vào việc hành động.
Hãy cho phép bản thân bắt đầu làm điều bạn muốn. Bằng tất cả mọi thứ bạn đang có hiện tại.
Nếu như bạn hỏi mình là: "Tại sao lại phải bắt đầu làm điều mình muốn làm chứ?"
Thế thì: "Tại sao lại không chứ?"
Vi Bunny with love <3

*Số liệu vui:

Ali kể rằng 60% học viên của khoá YouTube không chịu làm bài tập, cho dù là có rất nhiều phương thức hỗ trợ họ làm bài tập và họ đã trả cả nghìn đô vào khoá học này :v Đây là 1 số liệu có thể tiếp thêm động lực và có thể sẽ phần nào an ủi bạn rằng tất cả chúng mình đều là con người, và con người rất giỏi trì hoãn.
Nhưng mà dù gì đi nữa thì đây là game của bạn. Bạn phải tự tìm cách vượt qua nó.
_____________________
Khoá học viết blog Writing on The Net #3
Nếu bạn muốn học viết lách, Vi siêu ưng khoá Writing on The Net được dạy bởi Akwaaba TùngTuấn Mon.
Mình vừa kết thúc lớp học khoá #2 để phục vụ cho việc viết blog và viết script cho YouTube nhanh hơn. Phải nói là học có cộng đồng và mentor học rất là vui. Đây là khoá online tiếng Việt mà Vi phải nói rất chất lượng, chỉn chu và hài nữa (đi học lần nào cũng cười banh mồm) :v
Nếu mọi người muốn học có thể đăng ký tại link này + sử dụng mã này để được giảm giá nhé:
Mã giảm 10%: WOTN3_WITH_MO + Vi Bunny
_____________________

P/S:

1/ Bài viết: Stephen King, 1 trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới, sử dụng loại bút chì nào để viết lách?
2/ Hướng dẫn làm YouTube từ A-Z: đây là 1 bài viết rất chi tiết về cách làm YouTube của Ali.
3/ Thuyết trò chơi “Vô Hạn hay Hữu Hạn” - Finite and Infinite Games
4/ Colin & Samir trò chuyện cùng Austin Kleon: Đạo văn trên YouTube, việc ăn cắp ý tưởng từ khung hình cho đến từng lời nói. Đâu là giới hạn?
___________________
Mọi người có thể xem tiếp theo:
1/ Bài viết trước của mình về làm YouTube:
2/ Series những bài về làm YouTube:
3/ Kênh YouTube của mình - Vi Bunny, mọi người có thể tìm thấy nội dung hữu ích về học ngoại ngữ, đọc sách, journal nha: