[Góc review] Quần đùi áo vét "đi" hội thảo online - RES Conference 2021
Mình mới tham dự hội thảo của Royal Economic Society (RES), ổ kinh tế học lớn nhất UK. Vì là lần đầu tiên tham dự hội thảo online,...
Mình mới tham dự hội thảo của Royal Economic Society (RES), ổ kinh tế học lớn nhất UK. Vì là lần đầu tiên tham dự hội thảo online, nên muốn viết lại vài dòng tổng hợp và chia sẻ với các Nhện.
Hội thảo mang tiếng là của tổ chức kinh tế của UK, nhưng thực ra nó thu hút nhà nghiên cứu toàn cầu (có lẽ cũng vì làm online nên mọi người dễ tham gia hơn). Bằng chứng là hơn 900 người tham dự đến từ 35 quốc gia khác nhau, nhan nhản speaker từ Trung Quốc, Hồng Kông. Hơi buồn cái là mò đi mò lại danh sách vẫn có 2 3 mống Việt Nam mình.
Hiển nhiên, điều mình mong chờ nhất là được nghe idol kinh tế học Sir Mervyn King của mình bằng xương bằng thịt trao đổi trực tiếp ... qua online. Thực sự chả hiểu sao mình cứ có cảm giác con người ông toát ra cái nét Cambridge ấy, dù ông đã sang Mỹ từ khá lâu rồi. Cái cách nói vừa học thức, nhưng vẫn nhấn nhá uốn lượn y như con sông mềm mại chảy xuyên qua thành phố nhỏ cổ kính đâu đâu cũng thấy trường đại học và bọn đít chai dày cộp.
Nhưng phải nói lần này người khiến mình ấn tượng nhất lại không phải Sir Mervyn King, mà là giáo sư Rachel Griffith của đại học Manchester. Thực ra mình biết bà lâu rồi, vì bà là một trong những nhà nghiên cứu đỉnh nhất về kinh tế học sáng chế (Economics of Innovation), ngành chính của mình, và bà cũng đã qua trường mình làm một buổi trao đổi nho nhỏ ngay trước khi lockdown. Trình bày dài dòng thế để nhấn mạnh 1 ý, là bà đang xoay như chong chóng sang một lĩnh vực khá mới và hứa hẹn sẽ cực kỳ quan trọng trong kinh tế học thời gian tới, đặc biệt là ở UK (chắc sẽ cả Mỹ và châu Âu): kinh tế học béo phì.
Trong bài phát biểu của bà (mà bạn có thể xem chùa trên Youtube tại đây), bà đưa ra những lý do cực kỳ thuyết phục cho độ hot của chủ đề này: thống kê mới nhất cho thấy hơn 30% người trưởng thành ở UK bị béo phì, và nguy hại hơn khi cứ 1 trong 5 trẻ em cũng mắc phải hội chứng này. Đặc biệt tỷ lệ béo phì lại cao hơn ở người nghèo, những người khó có thể chi trả cho những tác hại y tế khác mà béo phì kéo theo. Vậy nên, nếu tính tất cả các khoản y tế, cộng thêm trợ cấp xã hội khi những người nghèo+béo phì khó có thể kiếm việc, cũng như nhiều hạn chế khác, thì khoản chính phủ phải chi là cực lớn, và sẽ có xu hướng tăng dần trong những năm tới.
Thêm vào đó, một điểm khá thú vị là chính sự phát triển của AI/machine learning cũng được cho rằng sẽ khiến tình hình ngày càng tệ thêm, khi chúng dựa vào thông tin cá nhân để đưa ra các quảng cáo và cả tin tức mới mà người dùng dựa vào để quyết định mua hàng trong tương lai. Vậy nên nếu không có các chính sách trực tiếp của chính phủ, cuộc sống của những người nghèo+béo phì có nguy cơ ngập trong thông tin và quảng cáo hoàn toàn về đồ ăn uống gây béo, từ đó dẫn đến vô phương cứu vãn. Một trong những nghiên cứu gần đây của Rachel và đồng nghiệp là về đánh giá tác động của thuế lên các mặt hàng nước ngọt có ga, một trong những tác nhân chính của béo phì.
Ba điểm khá hay nữa mà giáo sư Rachel chia sẻ trong bài nói của bà:
_ Một là bài toán nan giải cho chính phủ, vì bất bình đẳng thu nhập ở UK, cũng như các nước phát triển khác đang tăng trong thời gian gần đây. Nhưng nếu không đồng thời tìm cách giảm thiểu tác hại của béo phì, rất có thể chính những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện bất bình đẳng lại có tác dụng ngược khi người nghèo có thêm thu nhập để tăng tiêu dùng những đồ có hại cho sức khỏe.
_ Hai là thực ra khá bất ngờ khi những nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về thu nhập, dù đúng là có ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ những thứ đồ ăn uống gây béo phì, thì tác động của nó lại không mạnh bằng tác động của khu vực sống (những chỉ số như mức độ học thức văn hóa của khu vực, mức độ tội phạm, vv.). Thế mới hiểu tác động của nơi ở, hay cộng đồng xung quanh quan trọng đến thế nào.
_ Ba là, trong phần Q&A có một câu hỏi mở rộng về rèn luyện thể chất, và nó ảnh hưởng thế nào tới các nghiên cứu kinh tế về béo phì. Và chính Rachel đã tự nhận bà đã cực kỳ bất ngờ khi qua trao đổi với các bác sĩ cùng những người trong ngành y/vật lý trị liệu, bà được biết rằng thực ra rèn luyện rất khó để khiến một người thoát khỏi béo phì, mà chế độ ăn quan trọng hơn rất nhiều (cái này thực ra ai sống lâu trong gym chắc chả lạ mấy, về một thứ có thể gọi là khả năng tự thích nghi nhanh đến kinh ngạc của cơ thể người. Nếu mọi người muốn biết thì hôm nào mình sẽ viết riêng về chủ đề này).
_ Hai là thực ra khá bất ngờ khi những nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về thu nhập, dù đúng là có ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ những thứ đồ ăn uống gây béo phì, thì tác động của nó lại không mạnh bằng tác động của khu vực sống (những chỉ số như mức độ học thức văn hóa của khu vực, mức độ tội phạm, vv.). Thế mới hiểu tác động của nơi ở, hay cộng đồng xung quanh quan trọng đến thế nào.
_ Ba là, trong phần Q&A có một câu hỏi mở rộng về rèn luyện thể chất, và nó ảnh hưởng thế nào tới các nghiên cứu kinh tế về béo phì. Và chính Rachel đã tự nhận bà đã cực kỳ bất ngờ khi qua trao đổi với các bác sĩ cùng những người trong ngành y/vật lý trị liệu, bà được biết rằng thực ra rèn luyện rất khó để khiến một người thoát khỏi béo phì, mà chế độ ăn quan trọng hơn rất nhiều (cái này thực ra ai sống lâu trong gym chắc chả lạ mấy, về một thứ có thể gọi là khả năng tự thích nghi nhanh đến kinh ngạc của cơ thể người. Nếu mọi người muốn biết thì hôm nào mình sẽ viết riêng về chủ đề này).
Và điểm cuối cùng mình biết được từ Rachel qua hội thảo lần này: Bà không dùng mạng xã hội!!!
Đùa chứ, thực ra cái fact ấy mình đưa vào chỉ để dẫn sang một ý khác, đó là hơi thất vọng về các nghiên cứu kinh tế học về tác động của mạng xã hội: không nhiều và hoàn toàn không theo kịp cả quan điểm triết học cũng như tâm lý học.
Bài giảng về chủ đề này đến từ keynote speaker - Matthew Gentzkow, giáo sư kinh tế học tại Stanford, một trong những tên tuổi đầu ngành trong lĩnh vực. Nhưng 2 nghiên cứu mà ông trình bày trong bài giảng chỉ là 2 thí nghiệm về trả tiền cho người tham gia để (1) deactive Facebook trong 1 thời gian ngắn; và (2) dùng 1 apps chặn mạng xã hội trên điện thoại của người tham gia. Chúng cho những kết quả vô cùng ngắn hạn về tác động tích cực của việc bỏ dùng mạng xã hội lên well-being (ơ cái từ này dịch sang tiếng Việt là gì được nhỉ), và hầu hết những người tham gia đều quay trở lại dùng mạng xã hội sau khi kết thúc thí nghiệm một thời gian ngắn. Theo ông chia sẻ thì gần như chưa có một nghiên cứu dài hạn nào về tác động của mạng xã hội trong kinh tế học. Nghe xong chán hẳn! Thà tắt máy giở "Deep work" của Cal Newport đọc còn thu được nhiều hơn. Haizzz.
Một đề tài nữa khá hay trong hội thảo là về tương lai của công việc, trong đó ý khiến mình ấn tượng nhất là việc bên cạnh những nghề mới sẽ xuất hiện như những gì đã xảy ra từ trước đến giờ khi một phần lao động được thay thế bằng máy móc, thì xu hướng thứ hai cũng ngày càng được đề cập nhiều hơn là xem xét lại định nghĩa về công việc, từ đó đi đến việc chính thức coi những nghĩa vụ trong gia đình như chăm sóc con cái hay người già cả cũng là công việc, ít nhất có trợ cấp nếu không nói là trả lương đàng hoàng. Đây có thể sẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất về công việc trong tương lai gần.
Ok, còn về hội thảo nói chung: cảm giác mặc quần đùi cùng áo vét khá thú vị.
Đùa chứ, mình thấy thực sự rất khó để có được sự kết nối, thứ vô cùng vô cùng quan trọng trong hội thảo. Cộng với mức độ tập trung giảm rất nhiều, khi việc ngồi nhìn màn hình liên tục từ 9 giờ sáng đến 7 8 giờ tối 3 ngày liên tiếp đúng là "Mission impossible". Vậy nên chắc chắn là hội thảo online sẽ chỉ là giải pháp tạm thời, rồi hết thời Covid lại tụ tập như thường thôi.
A Dreamer
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất