Kết quả hình ảnh cho trứng vịt lộn
Để cái hình này ở đầu để câu view tí thôi ( đọc hết bài sẽ rõ)   (định kiếm cái hình trứng vịt lộn full HD không che mà khó quá)
Gần đây, có 1 chủ đề đang được tranh luận và bàn tán khá gay gắt ở cộng đồng Spiderum. Cho những ai không biết thì chủ đề nôm na là về: văn học truyền khẩu và tâm lí của người đọc sách. Có ý kiến cho rằng thứ văn học dùng từ ngữ xuôi tai, dễ nghe đang bóp chết văn chương, và tâm lí đọc sách dễ đọc dễ hiểu của người Việt là cực đoan. Khoan hãy bàn về nhưng luận điểm trên, trước hết chúng ta hẫy bàn về giá trị của văn học trước đã.
 Vậy giá trị của văn học là gì?
    - Thứ nhất là giá trị nhân thức:
-       Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu về nhận thức.
-       Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi.
-       Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả.                                                                       (SGK ngữ văn 12)
Một tác phẩm văn học được coi là "có giá trị" trước tiên phải giúp người đọc  nhận thức về cuộc sống và chính bản thân. Vậy nếu tác giả dùng những từ ngữ không phổ biến hoặc quá văn vẻ, thì liệu người đọc có thể "nhận thức" được không khi ngay cả tác giả viết gì họ cũng không hiểu. Nên nhớ rằng cuộc sống thường ngày vốn dĩ đã quá phức tạp, bận rộn và mệt mỏi với đa số mọi người rồi, vậy thì có gì sai khi họ chọn văn chương dễ hiểu, dễ dọc thay vì vừa đọc văn vừa đi tra từ điển. Mà giá trị của tác phẩm thì tôi nghĩ chủ yếu nằm ở nội dung .Một vài từ ngữ không cần quá chuẩn chỉnh thì cũng không ảnh hưởng đến tổng thể cho lắm, hoạ chăng chỉ trong thơ ca hoặc văn miêu tả thì mới cần quá chú trọng đến từ ngữ mà thôi.
     -  Thứ hai là giá trị giáo dục:
-       Con người khôn chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương.
-       Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng-tình cảm, nhận xét đánh giá,…của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc.
-       Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.                                                                (SGK ngữ văn 12)
Có thể thấy một cách rõ ràng "Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.". Vậy thì từ khoá quan trong ở đây vẫn là "hiểu". Người đọc phải hiểu trước đã rồi mới nhận thức sâu sắc và tự tác động vào cuộc sống của mình một cách hiệu quả.
           - Thứ ba là giá trị thẩm mĩ:
-       Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
-       Thế giới hiện thực đã có sẵn cái đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm.
-       Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm).
Giá trị thẩm mĩ theo quan điểm của cá nhân tôi thì có thể có hoặc không. Đó là lí do vì sao trong văn học đương đại, trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" bị xem là vô dụng và tỏ ra thất thế hoàn toàn trước trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" khi nhà văn quan tâm đến ý niệm cơ bản của tác phẩm  nhiều hơn là tập trung vào những phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm. Tuy nhiên, tính thẩm mĩ vẫn là điều nên có ở mỗi tác phẩm văn học, đặc biệt ở văn miêu tả và thơ ca thì rất quan trọng. Nhưng cũng ở một mức độ nào đó thôi, chứ những câu kiểu như " Đi về miền du miên " (Du miên: nơi mơ hồ, vô định) hay "Rồi phiêu linh hát để giá cuốn anh đi mãi xa vời"( Phiêu linh: Lá cây bị gió lay động) thì tôi xin chịu, cho dù những từ "du miên" hay "phiêu linh" nghe rất "mượt", rất văn vẻ, rất "pro" nhưng theo tôi thì đối với gần 100% người Việt, giá trị nhận thức và giáo dục là gần như bằng 0, mà nói đúng ra thì gọi là "vô dụng". Còn với những từ na ná nhau như "cái chết" và "sự chết" (cà khịa nhẹ !) thì có vẻ không ảnh hưởng đến giá trị thẩm mĩ cho lắm.
Nguồn: Kênh14.vn


Túm lại, theo quan điểm cá nhân của tôi thì giá trị của tác phẩm văn học chủ yếu nằm ở nội dung còn hình thức thì không quá quan trọng, miễn là tác giả không dùng những từ ngữ quá lố ( teen) hay từ ngữ địa phương ( trừ khi có lời thoại của người địa phương) là được. Và tôi nghĩ là từ ngữ ở mức độ thông dụng thôi cũng là vừa đủ để miêu tả hoàn chỉnh ý niệm của tác giả, nếu 1 từ không đủ thì có thể dùng 2 từ, 3 từ hoặc cả câu cũng được, tác giả khéo léo được một tí hoặc nhiều tí thì càng tốt, và đó mới là nhà văn giỏi. Văn chương là thứ vô hình, vậy tôi xin lấy ví dụ về một nhứ hữu hình cho dễ hiểu: ẩm thực chẳng hặn, ẩm thực cũng có thể gọi là nghệ thuật. Ví dụ bây giờ tôi có trứng vịt lộn ăn kèm với rau dăm, chanh, muối, gừng và ớt, rất đầy đủ về nội dung đúng không, nhưng nếu có ai đó bảo tôi không tỉa quả ớt ra thành bông hoa (hình thức) là không biết thưởng thức trứng vịt lộn hoặc tệ hơn là mù ẩm thực thì tôi cũng ........ xin chịu.
P/s:Quan điểm của tôi chỉ trong phạm vi văn xuôi, còn nếu ai hỏi tôi giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của một con đ* nào đấy trong SGK ngữ văn lớp 9 thì tôi xin chịu ( hồi tui thi lên cấp 3 bài Truyện kiều được 6 đ văn, ok), không hiểu sao tôi không thích thơ, kiến thức về thơ của tôi chỉ vỏn vẹn trong 12 cuốn sách của bộ giáo dục nên xin phép không được bình loạn về thơ.