Giải mã cách hoạt động cỗ máy kinh tế toàn cầu
1) Quy luật Ray Dalio, một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay với quỹ đầu tư trị giá tới $16b, đã từng...

1) Quy luật
Ray Dalio, một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay với quỹ đầu tư trị giá tới $16b, đã từng giải thích rằng Kinh Tế vận hành như một cỗ máy.
Kinh Tế vận hành như một cỗ máy là sao?
Nghĩa là nó vận hành tuân theo 1 tập hợp các quy luật bất biến. Nếu bạn hiểu quy luật, bạn sẽ hiểu tại sao chu kỳ lại xuất hiện!

Màu đỏ: chu kỳ nợ ngắn hạn
Màu xanh dương: chu kỳ nợ dài hạn
Màu xanh lá: tăng trưởng sản lượng = tăng trưởng kinh tế
Trước tiên, có 1 điều bạn cần phải biết mà không nhiều người thật sự hiểu: sự xuất hiện của chu kỳ trong thị trường đi liền với sự phát triển kinh tế trong xã hội. Cái này có ý nghĩa là sao?
Rất đơn giản, trong 1 thế giới đứng yên không hề có sự phát triển kinh tế, xã hội, hay công nghệ, xã hội đơn giản là trì trệ; xã hội hiện tại và xã hội 300 năm sau sẽ giống y hệt nhau, chu kỳ sẽ không xuất hiện, bong bóng sẽ không xuất hiện; xã hội đơn giản là không di chuyển. Nói 1 cách khác, sự phát triển kinh tế xã hội gây ra chu kỳ, và dĩ nhiên là bong bóng.
2) Dẫn chứng lịch sử
Tôi biết điều mình vừa viết khá khó hiểu và cần phải có dẫn chứng. Nếu bạn đã đọc cuốn sapiens của tác giả Yuval Harrari, sự phát triển vượt bậc dẫn đến sự thống trị tuyệt đối của loài người trên trái đất chỉ diễn ra trong khoảng 1 thời gian rất ngắn so với lịch sự tồn tại của con người. Trong 1 khoảng thời gian dài, xã hội gần như đứng yên, sự phát triển kinh tế hàng năm mà bạn cho là hiển nhiên là 1 khái niệm xa lạ đối với những người thuộc nền văn minh cổ đại. Nạn đói xảy ra khắp mọi nơi, cách hiển nhiên và dễ nhất để làm giàu cho quốc gia và đi xâm lược; nước thắng cướp bóc và đô hộ nô lệ; nước thua mất tất cả. Đế chế Mông Cổ và La Mã, hay Alexander the Great đều đã lưu danh lịch sự bởi phương pháp như thế. Trong 1 xã hội trì trệ, cách phát triển hiển nhiên nhất là đi cướp bóc và đàn áp nô lệ; phần tao thắng được sẽ là phần mất mát của mày; xã hội xoay vòng 1 cuộc chơi zero-sum game như poker. Thắng làm vua và thua làm giặc!
Điều gì đã thay đổi?
Đó là khi khi Johann Gutenberg phát minh ra máy in đầu tiên; có thể nói máy in đầu tiên là sự cách mạng trong thông tin đầu tiên diễn ra trên xã hội loài ngoài, qua đó làm nên tảng cho thời kì Khai Sáng và cuộc cách mạng công nghệ kĩ thuật diễn ra sau đó, và dĩ nhiên sự lên xuống của chu kỳ và bong bóng cũng bắt đầu xuất hiện từ thời điểm không lâu sau đó. Dĩ nhiên đô hộ nô lệ và chiến tranh vẫn diễn ra; nhưng nó không còn là cách duy nhất để làm giàu nữa(lợi ích ngày càng giảm và hậu quả ngày càng lớn); tranh giành 1 miếng bánh cố định từ từ trở thành 1 phương pháp không còn được ưa thích; thay vào đó là làm cho miếng bánh trở nên to hơn (và tất cả mọi người cùng được phần bánh lớn hơn) từ từ trở thành 1 phương pháp hấp dẫn và tuyệt vời trên mọi khía cạnh (không phải ngẫu nhiên những sự phát triển vượt bậc trong tư duy xã hội như xóa bỏ chiến tranh và nô lệ xảy ra cùng lúc với sự phát triển tột bậc về mặt kinh tế xã hội và công nghệ kĩ thuật).
Sách đã không còn là sự sở hữu xa xỉ của giới nhà giàu nữa!
"Knowledge is power"
3) Tín dụng; sự phát minh vĩ đại trong kinh tế
Tín dụng là gì? Nó là nợ? Vậy bạn có hiểu nợ thật sự là gì? Nó là tín dụng? What the f?
Tín dụng là lời hứa của người mượn và niềm tin của người cho vay. Lời hứa sẽ trả nợ trong tương lai của người mượn và niềm tin của người cho vay là người mượn sẽ thực hiện lời hứa đó. Đó là 1 cách giải thích phổ biến.
Cách giải thích không phổ biến là bạn lấy phần thu nhập trong tương lai và tiêu xài ngay bay giờ. Hãy ghi nhớ khái niệm này vì nó sẽ giúp bạn hiểu tại sao chu kỳ trong thị trường tồn tại 1 cách song song với tín dụng (nợ).
Hãy xem lại biểu đồ 1 lần nữa

Hãy tưởng tượng rằng nếu đường xanh lá trở thành đường ngang, chu kỳ màu đỏ và chu kỳ màu xanh cũng sẽ trở thành đường ngang; và hola chu kỳ biến mất. Do đó để hiểu chu kỳ, bạn cần phải hiểu đường xanh lá là gì?
4) Giải thích
Tăng trưởng kinh tế là gì? Điều gì gây ra tăng trưởng kinh tế?
Do bài viết này được viết với đối tượng người đọc rộng, các pHD kinh tế chuyên vặt lông tìm vết xin mời đi chỗ khác! Bài viết này sẽ không thỏa mãn tính tỉ mỉ của các bạn đâu!
Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất là tổng tiêu xài trong xã hội tăng lên. Càng nhiều người càng tăng lượng tiêu xài trong xã hội; càng nhiều người càng có thêm thu nhập; càng nhiều người càng có điều kiện để tăng tiêu xài -> tạo ra 1 vòng tròn trong thời kì kinh tế phát triển (bull market).
Nếu vậy sự tăng lên trong tiêu xài từ đâu mà có?
Nó đến từ một trong những sự phát minh vĩ đại nhất trong kinh tế: tín dụng. Cách giải thích không phổ biến của tín dụng là bạn lấy phần thu nhập trong tương lai và tiêu xài ngay bay giờ. Điều này cho phép bạn tạo ra giá trị ngay lập tức để dành cho việc tiêu xài ngay bây giờ. Nhưng giá trị không thể tự nhiên từ trên trời rơi xuống; cái giá bạn phải trả là một phần doanh thu trong tương lai phải được dùng để trả nợ.
Tại sao tín dụng lại là 1 trong những phát minh quan trong nhất trong kinh tế?
Bởi vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách luân chuyển đồng tiền trong xã hội theo cách tối ưu nhất. Nó chỉ khả thi khi niềm tin vào 1 tương lai tương sáng hơn là rất phổ biến trong xã hội. Một xã hội phát triển hàng năm là rất hiển nhiên đối với bạn, nhưng hãy nhớ rằng điều chỉ xảy ra trong vài thiên niên kỉ gần đây khi khoa học công nghê xã hội liên tục phát triển vượt bậc. Khi thế giới ở thời đại có những người tin rằng trái đất là phẳng, sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn là không có cơ sở. Xã hội trong hề thay đổi trong cả trăm năm; tương lai không hề thay đổi -> Kinh tế trì trệ -> Doanh thu tương lai không tăng -> Rủi ro cao -> Ngu sao cho mày mượn tiền.
Sự tăng trưởng của kinh tế gắn liến với sự tăng lên trong tổng tiêu xài của xã hội được thúc đẩy bởi sự phổ biến của tín dụng. Nói 1 cách khác, tăng tổng tín dụng = phát triển kinh tế. Nhưng như mình đã nói, giá trị không thể tự nhiên từ trên trời rơi xuống; cái giá bạn phải trả là một phần doanh thu trong tương lai phải được dùng để trả nợ. Bạn dùng tín dụng để tăng tiêu xài ngay tại thời điểm bây giờ nhưng một lúc nào đó trong tương lai, bạn sẽ phải giảm tiêu xài để trả nợ. Câu hỏi đặt ra là
Tại sao thị trường trong thời kì tăng trưởng (bull market) lại có thể diễn ra trong 1 thời gian dài cho đến khi bắt đầu đi xuống (bear market)?
Sự chậm trễ trong việc giảm tiêu dùng trong tương lai để trả nợ tín dụng chỉ có thể diễn ra chừng nào tăng trong thu nhập lớn hơn tăng trong tín dụng.
Tăng tín dụng = tăng tiêu xài, và tiêu xài của bạn là thu nhập của người khác nên tăng tổng tín dụng = tăng tổng tiêu xài = tăng tổng thu nhập. Vòng tròn này sẽ tiếp tục diễn ra cho tới khi tăng tổng tín dụng vượt qua mức tăng thu nhập. Khi sự cách biệt ngày càng lớn, không còn cách nào khác phải giảm tiêu xài để trả nợ (mình đã đơn giản hóa quá trình này khá nhiều; trên thực tế nhiều người dùng tín dụng A để trả tiền nợ tín dụng B và dùng B để trả cho C, etc and etc tạo ra 1 vòng luẩn quẩn). Và holly molly, mọi rắc rối bắt đầu xuất hiện khi tiêu xài trong xã hội giảm (đánh dấu sự xuất hiện của bear market hay depression).
Khi tiêu xài giảm xuống, cũng là lúc thị trường bắt đầu đi xuống, giá trị đồng tiền mất đi, người dân xếp hàng rút tiền ra khỏi ngân hàng và trữ trong két sắt, ngân hàng không cho mượn nợ nữa (tín dụng bắt đầu khó tiếp cận), công ty làm ăn bết bát cắt giảm nhân sự, thất nghiệp tăng lên. Tất cả tạo ra 1 vòng tròn trong thời kì thị trường đi xuống.
5) Vai trò của nhà nước
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề chu kỳ của thị trường?
Nhà nước đóng 1 vai trò kiểm soát thị trường bằng cách thiết lập mức lãi suất nhằm kiểm soát hoạt động kinh tế diễn ra. Khi thi trường đang tăng trưởng quá nhanh, cũng đồng nghĩa tăng tiêu xài, tăng tín dụng, tăng mức lạm phát; nhà nước sẽ thiết lập mức lãi suất cao để giảm sự phổ biến của tín dụng và qua đó kìm kẹp hoạt động kinh tế đang diễn ra. Khi thị trường quá ảm đạm, mức lãi suất sẽ ở mức khá thấp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng hoạt động kinh tế thông qua sự phổ biến của tín dụng. Dĩ nhiên, thực tế phức tạp hơn rất nhiều và nhà nước không thể kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế (nếu kiểm soát được thì bong bóng đã không xảy ra).
Do đó bạn có thể thấy việc phát triển kinh tế gắn liền với việc kiến tạo chu kỳ thông qua tín dụng. Bong bóng hay thời kì đại suy thoát (great depression) diễn ra bởi vì chu kỳ mất kiểm soát và tạo ra vòng xoắn rất khó gỡ ra.
Bài viết này chỉ giải thích vòng chu kỳ ngắn hạn mà vẫn chưa giải thích vòng chu kỳ dài hạn. Nếu mình thấy bài này được đón nhận thì mình sẽ viết tiếp giải thích về chu kỳ nợ dài hạn. ^^
Do bài viết này được viết với đối tượng người đọc rộng, các pHD kinh tế chuyên vặt lông tìm vết xin mời đi chỗ khác! Bài viết này sẽ không thỏa mãn tính tỉ mỉ của các bạn đâu!
Enjoy!

Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
MOB 163
Hi vọng kì sau có thêm ví dụ cho những chỗ =
Và một câu hỏi, tín dụng là phát minh quan trọng nhưng hệ thống ngân hàng và tiền giấy lại khiến mình đánh giá thấp nó và cho rằng chỉ là chiêu trò trong tư tưởng là sai ở chỗ nào?
- Báo cáo

Gerard Do

Ý của bạn mình xin nhận xét là đúng, nhưng cũng không đúng; hoặc chính xác hơn là đúng 50%. Tín dụng, tiền, và hệ thống ngân hàng là những phát minh quan trọng trong kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình giao dịch trao đổi (tăng tiêu xài) và dĩ nhiên một phần trong thể thiếu trong quá trình kinh tế phát triển. Tiền giấy và ngân hàng và giá trị của nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng chung của công đồng vì tất cả người dùng cùng chia sẻ niềm tin rằng tiên giấy là vật quy đổi trung gian trong quá trình trao đổi và ngân hàng là bên thứ 3 đứng trung gian kiểm tra độ tin cậy của các bên trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giá trị của nó không thực tế như mặt trời, mặt trăng, cây cối, etc; những vật bạn có thể nhìn thấy, sờ, hoặc chạm vào. Chừng nào cộng đồng thế giới vẫn còn chia sẻ niềm tin vào giá trị của tiền giấy và hệ thống ngân hàng, sự tồn tại của nó vẫn thực tế như mặt trời; điểm khác biệt là bạn nhìn thấy mặt trời và nói rằng nó tồn tại còn giá trị của tiền giấy tồn tại vì mọi người cùng tin vào nó. Đó là lí do mình nghĩ rằng ý của bạn vừa đúng vừa sai, giá trị của tiền giấy và ngân hàng đúng rằng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng chung của thế giới, nhưng giá trị của nó vẫn rất thực tế và không thể phủ nhận, chừng nào mọi người vẫn cùng chia sẻ niềm tin vào giá trị của nó.
- Báo cáo
MOB 163
Một câu hỏi nữa ạ
Làm sao lấy tiền trong tương lai và dùng ngay bây giờ? Không hiểu được việc này ạ
- Báo cáo

Gerard Do

Giả sử Gerard muốn mở business nhưng Gerard không có tiền. Gerard ra ngân hàng vay mượn (tín dụng), ngân hàng xem xét kế hoạch phát triển business của Gerard và quyết định cho Gerard mượn $2m với điều kiện phải trả nợ sau 3 năm (bỏ qua lãi suất để đơn giản hóa vấn đề giải thích). 3 năm trôi qua, business của Gerard có lợi nhuận $5m, Gerard bỏ ra $2m để trả nợ và dùng $3m để tiếp tục đầu tư vào business. Điều này nghĩa là sao? Gerard đã dùng phần doanh thu $2m để trả món nợ 3 năm trước, cũng có thể hiểu là theo quan điểm của Gerard tại thời điểm 3 năm trước, Gerard 3 năm sau phải trả món nợ $2m đã vay mượn; hiểu 1 cách trừu tượng là lấy tiền trong tương lai 3 năm sau và dùng ngay bây giờ để xây dựng business. Dĩ nhiên, điều này không thể xảy ra nếu không thông qua tín dụng!
- Báo cáo
MOB 163
Cảm ơn ạ
- Báo cáo

Nguyễn Anh Minh
Hình như cái này được học trong chương trình kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn cả nền kinh tế có 10 đồng, bạn có 6 đồng. bạn giành 3 đồng để chi tiêu, 3 đồng để gửi ngân hàng. Ngân hàng lại cho người khác vay 3 đồng đó, vậy thì tổng tiền của nền kinh tế sẽ tăng lên thành 13 đồng.
- Báo cáo

Gerard Do

Chính xác nhưng mình thay đổi từ 1 ít nhé. Tổng tiêu xài =tiêu xài trả bằng tiền + tiêu xài trả bằng tín dụng. Tổng tiêu xài nền kinh tế là 13 đồng, 3 đồng tín dụng và 10 đồng tiền
- Báo cáo

Cafe sáng
mình luôn ủng hộ những bài viết về kinh tế học
tks bạn!

- Báo cáo
sfasg02
Hình như bạn cắt hình từ video đúng k ạ :))
Mình từng xem qua video này rồi nhưng giờ muốn xem lại mà mất link,
Bạn cho mình xin link nguồn với ạ ^^!
- Báo cáo

Gerard Do

https://www.youtube.com/watch?v=PHe0bXAIuk0
- Báo cáo

Gerard Do

https://www.youtube.com/watch?v=PHe0bXAIuk0
- Báo cáo

The_Joker_VN
Giải mã như này đơn giản thật, cơ mà đơn giản quá, bạn tập trung vào tín dụng nhưng ko nhắc đến tiền, tiền và tín dụng có phải là 1 không? Với lại cách giải thích về tăng trường kinh tế như thế mình thấy hơi sơ sài, dễ gây hiểu nhầm về bản chất.
- Báo cáo

Gerard Do

Bạn đọc thử phần 2 có nhắc đến tiền nhé: https://spiderum.com/bai-dang/Giai-ma-cach-van-hanh-co-may-kinh-te-toan-cau-Phan-2-bnb">
Phần 3 đưa ra ví dụ khủng hoảng 2008 như là 1 ví dụ điển hình của 2 phần: https://spiderum.com/bai-dang/Wall-Street-da-kien-tao-khung-hoang-tai-chinh-2008-2009-nhu-the-nao-bvhhttps://spiderum.com/bai-dang/Wall-Street-da-kien-tao-khung-hoang-tai-chinh-2008-2009-nhu-the-nao-bvh">
- Báo cáo