'' Tôi đang bước đi trên bãi biển, bố mẹ tôi đang đứng cách tôi một quãng ngắn. Nhìn xa ra phía biển, tôi thấy một chữ cái A màu đỏ khổng lồ với giọng nói trầm vang vọng : Hãy đi theo ta. Một giọng nói mạnh mẽ như giọng của chúa trời mà tôi từng xem trong một vài bộ phim. Tôi cố gắng bơi tới chữ cái đó nhưng nó cứ ngày càng xa dần và những đợt sóng cứ ngày càng to dần lên. Tôi tỉnh giấc''
Đây là một giấc mơ từ một người phụ nữ được cô ấy miêu tả lại gần đây trong khi đang tham gia một nghiên cứu về giấc mơ. Những giấc mơ thường bao quát rất rộng ở nhiều mảng và cũng rất kì lạ, thách thức bất kì một sự phân loại nào. Đôi khi, những đặc tính của giấc mơ thường cộng lại với nhau tạo ra những chủ đề chung được một số bộ phận trong cộng đồng trải nghiệm và miêu tả lại. Nếu bạn từng mơ rằng mình bị rơi, ăn mặc kì cục hay chưa chuẩn bị tốt mà đã vào làm bài thi, vậy thì bạn đã trải nghiệm qua một vài những loại giấc mơ kiểu dạng như thế.
<i>image from Psychology Today</i>
image from Psychology Today
Vậy giấc mơ có những chức năng gì? Tại sao chúng ta phải mơ để những chức năng kia được hoàn thiện. Vô số những giả thiết về vấn đề vì sao chúng ta mơ đã được đặt ra, từ ý kiến của Sigmund Freud rằng giấc mơ cho phép những mong ước bì kìm nén (tình dục, bản năng, cảm xúc hiếu chiến...) được bộc lộ cho đến khái niệm rằng giấc mơ là ngẫu nhiên và không thể đoán trước được. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một khái niệm mới NEXTUP - network exploration to understand possibilities - (tạm dịch: Mạng lưới của sự khám phá để hiểu về những khả năng). Nó miêu tả giấc mơ là một phần của vận hành bộ nhớ, giấc mơ cho phép chúng ta tìm hiểu là củng cố những liên kết chưa được khám phá giữa những kí ức đã được tạo ra.

Vậy chúng ta thường mơ thấy gì?

Mỗi giấc mơ đều khác nhau như những sự kiện mà chúng ta gặp trong cuộc sống khi ta thức giấc, nhưng có những kiểu mơ và xu hướng mơ thường gặp khi chúng ta mơ.
Con người có thể mơ ở mỗi giai đoạn của giấc ngủ, chúng ta chìm vào hàng loạt những giấc mơ gần như 2/3 thời gian ngủ và có khi là cả tối. Nếu bạn là một trong những người may mắn rơi vào giấc ngủ nhanh chóng và ngủ sâu giấc, thay vì chỉ nhớ những mảnh vụn rải rác của những giấc mơ rời rạc, có khả năng bạn sẽ nhớ được giấc mơ trước khi bạn thức giấc.
Những giấc mơ của chúng ta có cấu trúc tường thuật mà trong đó chúng ta là những nhân vật active và những câu chuyện này thường được kể từ ngôi thứ nhất. Chúng ta hiếm khi cô đơn trong giấc mơ của chính mình, mà thông thường các giấc mơ sẽ có hai nhân vật trở lên. Nửa trong số những nhân vật đó là những người mà ta quen biết - người thân, bạn bè, đồng nghiệp, trong khi những người còn lại là những người lạ.
Khi chúng ta nhìn vào các nhân vật theo giới tính, một phát hiện khác thường đã được thấy. Khi phụ nữ mơ họ thường thấy số nhân vật nữ và nam trong giấc mơ của họ bằng nhau trong khi ở giấc mơ của đàn ông họ lại thấy số đàn ông nhiều hơn gấp hai lần phái còn lại. Tại sao sự khác biệt này lại xuất hiện vẫn chưa có câu trả lời. Hơn nữa, những xung đột về thể xác thường xuất hiện nhiều hơn trong giấc mơ của đàn ông hơn phụ nữ. Còn ở phía phụ nữ, trong giấc mơ như vậy họ thấy họ thường là nạn nhân của những xung đột đó nhiều hơn đàn ông. Điều này phản ánh sự khác biệt về trải nghiệm thực tế trong cuộc sống ở một số nơi trên thế giới.
Ở cấp độ toàn cầu hơn, người mơ - hoặc một nhân vật khác - thường phải đối mặt với một số vấn đề. Những khó khăn này có thể trải từ những khó khăn tương đối nhỏ như là lập kế hoạch, cố gắng tìm hiểu tình huống hoặc tìm một đồ vật bị thất lạc cho đến những nguy hiểm nghiêm trọng về thể chất. Hoặc có thể là tâm lý hoảng sợ khi bị lạc, bị ốm hay đối mặt với xung đột giữa các cá nhân hay đối phó với thiên tai. Những điều bất hạnh - rủi ro mà nhân vật không thể tránh khỏi - được thấy trong khoảng một phần ba số giấc mơ. Tỷ lệ đó, thật đáng buồn, cao hơn gấp bảy lần so với tỷ lệ gặp những điều may mắn. Tuy nhiên, tỷ lệ chúng ta giải quyết được chúng hay không là như nhau.
Chủ đề giấc mơ được tạo nên khi nhiều người cho biết đã từng mơ thấy chúng ít nhất một lần. Thật vậy, nhiều người đã đưa ra lời giải thích cho những giấc mơ này - bị rượt đuổi, bị ngã hoặc bị mất răng - trong hàng thiên niên kỷ. (Theo từ điển giải thích giấc mơ được viết bởi Công tước nhà Chu vào thế kỷ 11 trước Công nguyên, những giấc mơ thấy răng bạn bị rụng có nghĩa là cha mẹ bạn có thể gặp phải một điều bất hạnh.) Vì vậy, khá ngạc nhiên khi mãi tới năm 1958 công trình nghiên cứu về giấc mơ đầu tiên mới xuất hiện, khi các nhà nghiên cứu điều tra sự phổ biến của 34 giấc mơ điển hình ở học sinh Nhật Bản và Mỹ.
Mặc dù một số khác biệt về văn hóa đã được ghi nhận - người Mỹ cho biết họ ít giấc mơ về hoả hoạn và mơ nhiều về khoả thân hơn. Trong cả hai nhóm, giấc mơ bị tấn công hoặc theo đuổi; rơi xuống hay cố gắng lặp đi lặp lại để làm điều gì đó; mơ về trường học, giáo viên, hoặc học tập; và trải nghiệm tình dục đều được ghi lại trong số sáu chủ đề về giấc mơ được báo cáo thường xuyên nhất. (với các xếp hạng gần như giống hệt nhau)
Chúng ta có thể thấy được một vài quan sát thú vị. Thứ nhất, không có một giấc mơ điển hình nào được báo cáo lại bởi tất cả mọt người ; chỉ có bốn trong số 15 chủ đề hàng đầu có tỷ lệ phổ biến vượt quá 70 phần trăm. Chủ đề bị rượt đuổi hoặc theo đuổi, trải nghiệm tình dục, trường học, học tập, và bị ngã là những giấc mơ được báo cáo phổ biến nhất ở cả nam giới và phụ nữ - mặc dù các nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt nhất quán về giới tính.
Những con số này phản ánh tỷ lệ xuất hiện của những giấc mơ trong suốt cuộc đời. Chúng không cho chúng ta biết tần suất con người mơ.. Tuy nhiên, khi bạn cộng tần suất của tất cả các danh mục giấc mơ điển hình này, có khả năng cao hơn 50-50 là một trong những chủ đề trên sẽ xuất hiện trong giấc mơ của bạn tối nay.

Vậy những giấc mơ đó để làm gì?

Dù cho chức năng của những giấc mơ của chúng ta là gì thì nó cũng không phụ thuộc vào việc khi ta tỉnh dậy ta có nhớ chúng hay không vì chúng ta chỉ nhớ những phần rất nhỏ về chúng. Thay vì chúng ta cố viết xuống để nhớ về chúng thì chúng ta nên tập trung vào mục đích mà chúng ta tìm hiểu về những giấc mơ hơn. Có thể là để giải mã, phát triển bản thân, lấy cảm hứng hay chỉ đơn giản là để giải trí.
Trong hàng thiên niên kỷ qua, rất nhiều người đã đưa ra giả thiết về chức năng của giấc mơ. Chúng ta có giả thiết của Freud đã được đề cập ở trên. Bên cạnh đó, Carl Jung lại cho rằng giấc mơ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tính cách. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu người ta đã dần buông bỏ giả thiết của Freud nhưng lại tìm thấy ở giả thiết của Carl Jung những khuôn mẫu dùng để chữa trị đương thời (contemporary clinical models ) cái mà sẽ giúp ta khám phá thêm về chức năng của bộ não con người.
Nhưng nếu những giấc mơ chả là gì ngoài những sản phẩm phụ vô nghĩa của bộ não thì sao? Allan Hobson và Robert McCarley tại Harvard Medical School đã đưa ra một giả thiết mới có tên là Sự tổng hợp hoạt hoá (activation-​synthesis) vào năm 1977. Họ đã giới thiệu một hệ thống về giấc mơ dựa trên nghiên cứu thần kinh học về giấc ngủ REM (Rapid Eyes Movement). Họ cho rằng, giấc mơ là kết quả của sự kích hoạt phần lớn ngẫu nhiên của các neuron thần kinh trong sự hình thành mạng lưới PRF của thân não.
Một giả thiết khác nữa cho rằng giấc mơ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Elia How chế tạo ra máy may, August Kekulé’s tìm ra cấu trúc phân tử của benzen hay Paul McCartney’s sáng tác ra bài hát Yesterday. Tất cả những trường hợp này đều củng cố cho giả thiết này. Tuy nhiên giả thiết này đã được bác bỏ vì hiếm khi giấc mơ đem đến những giải pháp thực tiễn cho cuộc sống thật của chúng ta.
Một giả thiết nữa cũng được đặt ra đó là giấc mơ như là một lời cảnh báo cho những tai hoạ sắp xảy đến. Điều này có thể đúng vì khi mơ chúng ta thường hay mơ về những trường hợp gây nguy hại nhưng đã bị bác bỏ vì tính cảnh báo từ giấc mơ này là không hiệu quả và hiếm khi xảy ra.
Còn có một giả thiết cho rằng giấc mơ là đập chứa cảm xúc (emotional damper) nơi lưu giữ những cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc của chúng ta qua các quá trình của REM sleep. ''Mọi thứ sẽ ổn hơn sau cơn mê''. Những giấc mơ mang tính chất đau khổ - ác mộng cho thấy chức năng của những giấc mơ rằng chúng kích thích sự sợ hãi trong chúng ta để chúng ta cảm nhận nó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này, theo giả thiết của Ernest Hartmann, một nhà tâm lý học và cựu giáo sư tại Tufts University, nó cho phép những sự nỗi sợ và bất hạnh đó cảy đến trong vùng an toàn (trong giấc ngủ). Hartmann cho rằng giấc mơ có được chức năng này bằng cách tạo kết nối rộng và lỏng hơn giữa những kí ức cũ và mới hơn những kết nối của những kí ức được tạo ra trong khi ta còn tỉnh.

Chức năng kí ức của giấc mơ

Liệu những giả thiết kia có đúng hay không? Giấc mơ có thật sự giúp chúng ta tránh những mối đe doạ, tạo dựng cảm xúc hay liên kết xã hội hay không? Câu trả lời có thể là có nhưng chúng ta sẽ đào sâu hơn về chức năng kí ức của giấc mơ
Erin Wamsley, một nhà nghiên cứu, vào năm 2007 đã thiết kế một nghiên cứu trong đó những người tham gia khám phá một mê cung ảo, cố gắng tìm hiểu cách bố trí của nó. Sau đó, cô cho họ ngủ một giấc dài 90 phút. Sau khi ngủ trưa, cô hỏi họ liệu họ có nhớ mình đã mơ về nhiệm vụ và sau đó thử nghiệm họ trên mê cung một lần nữa. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Những người tham gia không có kí ức về nhiệm vụ mất trung bình một phút rưỡi để tìm đường ra khỏi mê cung sau giấc ngủ ngắn, trong khi những người báo cáo rằng họ đã mơ về nhiệm vụ này tìm được đường ra khỏi mê cung nhanh hơn nửa phút so với trước đây. Khi Erin lặp lại thí nghiệm, đánh thức các đối tượng tham gia để thu thập các báo cáo về giấc mơ và xác định những người có giấc mơ liên quan đến nhiệm vụ, cô nhận thấy rằng những người đã mơ thấy sau này cho thấy sự cải thiện gần như gấp 10 lần sau giấc ngủ ngắn so với những người tham gia báo cáo không có giấc mơ liên quan.
the maze
the maze
Những giấc mơ như thế này dường như không thể giúp người tham gia nâng cao ký ức của họ về cách bố trí của mê cung. Tuy nhiên, qua báo cáo của những người tham gia đã cho thấy sự cải thiện lớn nhất. Bộ não đang ngủ vừa tăng cường trí nhớ về bố cục mê cung vừa tạo ra những giấc mơ liên quan. Vậy nên, có lẽ những giấc mơ này phải phục vụ một số chức năng khác. Nhưng đó là những chức năng gì?
Bộ não chúng ta khi ngủ thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như ổn định và củng cố một số kí ức trong khi trích xuất quy luật và bản chất của một số khác, đồng thời nó tích hợp những ký ức mới vào mạng kiến ​​thức cũ hơn, tồn tại từ trước. May mắn thay, bộ não có thể thực hiện nhiều hình thức xử lý bộ nhớ cùng một lúc. Ví dụ: sau khi những người tham gia của Erin chìm vào giấc ngủ, hồi hải mã (một bộ phận quan trọng có trong não bộ con người và động vật giúp củng cố trí nhớ) có lẽ đã phát lại và củng cố ký ức về những con đường mà họ đã đi theo trong mê cung. Nhưng điều này khiến phần còn lại của bộ não tự do xử lý các khía cạnh khác của quá trình phát triển của những ký ức này - chẳng hạn như cách lưu trữ những kí ức.
Bộ não của chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một bộ sưu tập phức tạp đến khó tin của các mạng nơ-ron lồng vào nhau. Các ký ức liên quan được kết nối vật lý vậy nên nếu kích hoạt bất kỳ bộ nhớ nào trong mạng sẽ có xu hướng kích hoạt các bộ nhớ khác trong mạng đó. Cách bộ não quyết định lưu trữ thông tin mới (vào đúng mạng lưới mà nó liên kết với kí ức) sẽ quyết định khi mà thông tin mới này xuất hiện trong tâm trí trong lần tỉnh dậy tiếp theo.
Việc khám phá một hang động cũng như trải nghiệm một mê cung. Có thể lần tiếp theo bạn thám hiểm một hang động bạn có thể vậnd ụng những kí ức đã có được từ việc tham gia nghiên cứu lần này. Đây chính là một ví dụ điển hình cho chức năng kí ức của giấc mơ.

Những chiến phiêu lưu về đêm

Mô hình NEXTUP nghiên cứu về việc giấc mơ tìm ra và củng cố những liên kết yếu trước đây mà chưa được khám phá. Đơn giản là, bộ não tiếp nhận một kí ức mới, có thể là một sự kiện, một hình ảnh... và tìm kiếm tới những kí ức mới và những liên kết này đôi khi lại chả liên quan mấy đến nhau. Từ góc nhìn của mô hình này, sự kì lạ của những giấc mơ chỉ đơn giản là những hệ quả của các liên kết lỏng lẻo, không đoán trước được của những kí ức trong dream narrative (tường thuật giấc mơ).
Sau đây là câu chuyện về Bob.
Bob là một thực tập viên y học được điều đến làm tại viện nghiên cứu và phải tiến hành thực hiện các thao tác trên những chú chó. Đêm đầu tiên ở đó, Bob đã mơ thấy trên tay mình không phải những chú chó yếu ớt mà là cô con gái 5 tuổi- Jessi bé nhỏ của mình. Anh ấy đã đứng đó lặng thinh và rồi cố gắng làm tỉ mỉ nhất và không để lại một vết sẹo nào.
Tại thời điểm đó, não bộ của Bob đã lấy một sự kiện đem lại nhiều cảm xúc trong ngày và phát lại nó theo một cách kì lạ và khó giải thích. Điều nay không giải thích rằng giấc mơ làm khả năng giải phẫu của Bob được cải thiện mà nó tìm đến những liên kết kí ức: Cả Jessi và những chú chó đều nhỏ bé và đáng bảo bọc, Bob cảm thấy có trách nhiệm với cả hai và không muốn ai phải chết.
Lại một câu chuyện nữa về Bob
Có một lần anh ấy mơ thấy mình đứng trong khán phòng, nhắm mắt lại và tưởng tượng ra mình đang ở một bãi biển phía trước là những con sóng vỗ nhẹ vào bờ cát trắng. Khi anh ấy mở mắt ra, anh ấy thật sự đã đứng trước bãi biển nhưng kì lạ là cùng ở đó với anh là hàng ngàn con chim cánh cụt. Anh tỉnh giấc bối rối
Vài ngày sau, khi đang lái xe, một biển quảng cáo đập vào mắt anh. Trên đó có hình ảnh hai bãi biển, một bãi biển với đầy người đang chơi đùa và bãi biển còn lại thì chỉ có lũ chim cánh cụt.
Ví dụ này để nói lên điều gì? Vì Bob đã đi lại trên con đường có biển quảng cáo đó nhiều lần hoặc một vài lần, não bộ của Bob có thể đã ghi nhận hình ảnh đó vào lưu trữ, trở thành một liên kết yếu và liên kết này bỗng dưng xuất hiện trong giấc mơ của Bob
Cũng như trong phim ảnh, văn học, các tác giả hay dùng các biện pháp thái quá hoá hoặc ẩn dụ hoán dụ để biểu đạt các tầng ý nghĩa. Việc mà não bộ chúng ta làm khi mơ cũng không khác khi chúng ta đi xem phim là mấy. Chúng ta tưởng tượng và cố gắng suy đoán những khả năng với hi vọng là tìm ra cho mình những hiểu biết mới về chính bản thân và thế giới.
Giấc mơ của bạn như thế nào?
Bạn nghĩ sao về những điều mình thấy trong những giấc mơ gần đây sau khi đọc xong bài viết này?
Nếu có thể hãy chia sẻ nhé!
Debbie.
Link article: here