Ghi chú về cách mạng Đức
Cách mạng Đức có tầm quan trọng như thế nào đối với lịch sử nước Đức và lịch sử cộng sản? Với hoàn cảnh ngày nay mà nói, người cộng...
Cách mạng Đức có tầm quan trọng như thế nào đối với lịch sử nước Đức và lịch sử cộng sản? Với hoàn cảnh ngày nay mà nói, người cộng sản phải học nguyên nhân thất bại của cách mạng Đức để tránh lặp lại nó.
Năm 1870, công xã Paris thất bại. Năm 1883, Marx chết. Năm 1895, Engel qua đời. Năm 1914, thế chiến I bùng nổ và hàng loạt đảng phái trong Quốc tế II đổ về phía chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh đế quốc.
Suốt hơn 40 năm, đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) sống trong hòa bình. Lớp quan chức của Đảng lên đến 15 ngàn người nắm 90 tờ nhật báo, 62 văn phòng xuất bản và sở hữu tài sản hơn 21 triệu mark vàng (năm 1912). Đảng từ một bộ phận nhỏ đã trở thành một tổ chức chính trị thu hút 4,3 triệu phiếu bầu, với công đoàn có hơn 2 triệu thành viên.
Nhưng hàng thập niên phát triển hòa bình đã khiến các quan chức của đảng bị tha hóa. Công đoàn và SPD ngày càng trở nên giàu có hơn, số đông các cán bộ của đảng xem hoạt động chính trị như một công việc kiếm sống, hưởng lương từ ngân sách tổ chức chứ không phải vì lý tưởng. Đảng và công đoàn, từ công cụ để lật đổ chế độ tư sản, trở thành miếng mút xốp trung hòa các giai cấp.
Đó là lý do SPD ủng hộ Kaiser trong chiến tranh đế quốc.
Năm 1917, một nhóm trong SPD tách khỏi đảng vì không tán thành đường lối ủng hộ Kaiser. Họ lập nên đảng Xã hội dân chủ độc lập Đức (USPD) với khoảng 120 ngàn đảng viên. Hai phái trong đảng là phái cách mạng và cải cách tạm thời đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung: chống chiến tranh đế quốc.
Sự kiện USPD tách khỏi SPD phản ánh bước tiến đột ngột lớn trong chính trị vô sản Đức, vì lúc này không chỉ một bộ phận quan chức của SPD mà cả giai cấp công nhân - chịu ảnh hưởng bởi cách mạng tháng Hai từ Nga, cũng nhận ra tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc này. Song USPD là một đảng trung tâm (a centrist party), dao động giữa chủ nghĩa cải lương và Marxist cách mạng. Như Trotsky nói, một đảng trung tâm dần lớn lên trong quá trình các tổ chức quần chúng biến đổi và không phát triển theo một đường thẳng mà ngả nghiên theo sự biến đổi từng ngày từng tuần của tình hình.
Nhóm Spartacus của Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht dù trong SPD và sau là USPD, trái lại, quá nhỏ bé và cực tả trong cuộc đấu tranh từ sau 1914. Họ không sở hữu một phái chính trị lớn mạnh như Bolshevik của Lenin trong đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. Đầu năm 1919, đảng Cộng sản Đức của Rosa chỉ có khoảng 3000 thành viên, không thể so sánh về lượng với USPD và SPD.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất