Dạo gần đây mình hơi giác ngộ câu nói, đại ý nếu bạn tiếp thu nhều kiến thức mà không chia sẻ thì quá lãng phí và chính bạn cũng sẽ sớm quên dần nó nếu bạn không truyền đạt tới người khác. Số sách mình đọc đó giờ không ít nhưng cũng chưa nhiều, nếu không bắt đầu thói quen ghi chú và chia sẻ lại ngay từ hôm nay thì ngày nào cũng sẽ chỉ là "ngày mai làm". "Thời gian tốt nhất để trồng một cái cây là từ bây giờ", nên dù còn vụng về, mình sẽ bắt đầu ghi chú lại cho chính bản thân lẫn bất kì ai đọc được chuỗi bài viết này những gì mình "thấy hay" ở những cuốn sách mình đọc.
1. Nếu biết cố gắng rèn luyện hướng đến mục tiêu giỏi hơn bất kì người nào , ít nhất về một mặt nào đó, một người không giỏi vượt trội hoàn toàn có thể thu được thành quả tốt đẹp về cho mình.
Work hard pay off là đây, đúng là chẳng có ai chăm chỉ nỗ lực thực sự mà lại thất bại cả.
2. Đừng có nghĩ rằng cậu không lay chuyển được tình hình nên không chịu hành động. Chỉ cần bạn quyết tâm thử.
"Chưa thử sao biết", còn thở là còn cố gắng, dù chỉ 1% hi vọng, mình nghĩ, mọi chuyện nên "thử cố gắng" thay vì cho rằng mình không làm được và bỏ cuộc luôn.
3. Con người là loài sinh vật có thể biến những thứ được hình dung trong đầu thành động cơ, từ đó tạo ra hành động. Nếu không nghĩ đến, họ sẽ không thực hiện.
Câu này làm mình nhớ đến câu nói "Everything you can imagine is real" của Picasso. Mà xã hội loài người phát triển được đến như giờ, chẳng phải là nhờ trí tưởng tượng, nhờ sự hình dung, mơ ước của bao nhiêu ""người khổng lồ" dám nghĩ dám tưởng tượng dám làm hay sao?
4. Nếu để ham muốn kiếm tiền lấn át, bạn có thể làm những việc tồi tệ khi quá theo đuổi tham vọng của mình.
Tiền có bao giờ là đủ, nó chỉ là công cụ để mình trở nên vui vẻ hạnh phúc chứ không phải là đích đến cuối cùng để phải đánh đổi đạo đức, nhân sinh quan cho nó.
5. Lý tưởng nhất, đúng đắn nhất là khi có thể dựa trên công lý để vận hành công ty.
Công lý thì mình chưa dám nói gì...
6. Những người e sợ hy sinh bản thân thì làm việc gì cũng sẽ khó thành công. Hi sinh chủ yếu bao gồm hy sinh tiền bạc và thời gian.
Cuộc đời, mình nghĩ là thành quả của một chuỗi các lựa chọn, các đánh đổi. Ta bớt cái này để thêm cái kia, chẳng bao giờ có cái gì bằng nhau hay bất kì điều gì đến không không cả. Nhận thức được điều số 6 này, mình quý trọng các mối quan hệ xung quanh hơn, coi trọng thời gian hơn, bởi có những thứ khó/ không có thể bù lại, kiếm tìm lại.
7. Người đứng đầu cần có một trái tim luôn mang suy nghĩ tích cực, tươi sáng, luôn hướng về phía trước và mạnh mẽ. Ngoài ra còn cần một tâm hồn dịu dàng và tinh tế biết nghĩ cho người khác.
Người đứng đầu thường là điểm tựa cho mọi người, là nơi mà mọi người đặt niềm tin, sự ngưỡng mộ vào. Dựa trên chút kinh nghiệm của bản thân, mình thấy việc giữ hình ảnh bản thân tích cực, tử tế rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc quyết định sức nặng của lời nói của mình đối với những người mà mình ảnh hưởng.
8. Khi có ý nghĩ " muốn bỏ cuộc", không phải có nghĩa là " đã đến giới hạn" mà nó chỉ đơn thuần là câu nói bật ra để giải tỏa căng thẳng.
Than vãn hay "bùng nổ" để giải tỏa cũng là một cách tốt để có thêm sức bền, miễn không quá thường xuyên và phải chọn đối tượng để nói.
9. Nếu tự vẽ ra cách nghĩ tiêu cực " có lẽ mình không thể cố được rồi", bạn sẽ bị cảm giác bất an bủa vây, trái tim bạn sẽ bị làn sóng bất mãn cuốn lấy, kết cục mọi chuyện sẽ thực sự không tốt theo như cách mà bạn đã mường tượng.
Mình nghĩ nó có liên hệ với mục 3. Thứ ta tưởng tượng ra, ta sẽ làm được nó. Thứ tiêu cực ta nghĩ ra, ta nhấn chìm mình vào đó.
10. Mình chỉ là một cá thể đang tồn tại mà thôi. Vạn vật tạo hóa xung quanh cũng giống như mình, đều là những vật chỉ đơn giản là đang tồn tại. Chúng ta chỉ là đang thay đổi hình dáng những sự vật mà có sự tồn tại" giống nhau.
Vạn vật như nhau, bình đẳng, đa dạng, đáng được tôn trọng. Đổi góc nhìn đi một chút, sẽ thấy đời dễ sống hơn rất nhiều.
11. Dù là "người A", "người B" hay ai khác, chỉ cần là 1 cá thể đang tồn tại khác có được tài năng giống bạn thì người đó có thể thay thế bạn và làm tốt những điều bạn đang làm.
Tập luyện tâm khiêm tốn, lúa càng chín càng cúi đầu chứu không ngạo mạn rằng vị trí này, việc này chỉ có mình là cá thể duy nhất làm được.
12. Yêu bản thân hay nói cách khác, chỉ muốn bản thân hưởng điều tốt đẹp mà không để tâm người khác ra sao, là điều tối kị nhất của một người.
Yêu bản thân là điều tốt, miễn không ảnh hưởng xấu đến người khác, miễn chính mình cũng đem tình yêu gửi gắm đến những người xung quanh. Mà có điều gì dễ lây lan hơn là tình yêu, niềm vui đâu. Nụ cười dễ lây, niềm vui dễ thành động lực. Nghĩ đến người khác, là một bài tập cho tâm hồn rất hiệu quả.
13. Con người vốn là sinh vật ngoan cố, chỉ cần lơ đãng một chút thôi là trái tim có thể ngập tràn tham vọng. Hãy biết chừng nào là đủ, tuyệt đối không để cho tham vọng lấn át cái tôi, tham lam không biết điểm dừng.
Nhắc nhờ bản thân phải tự giáo dưỡng, hướng điều thiện, biết đủ biết thiếu, biết tới biết lùi. Biết như thế nào là đủ chính là vứt bỏ lòng tham vô đáy mà thay vào đó là nỗ lực hết mình.
14. Hãy luôn giữ cách ứng xử mềm mại và tôn trọng đối phương.
Lời nói ra có thể gây hậu quả cho chính mình và gây tổn thương trầm trọng không ngờ cho đối phương. Dù là gì, thêm chút dịu dàng, thêm chút mềm mại, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn,Dù không suôn sẻ, thì ít nhất mình sẽ không phải hối hận vì sao lúc đó lại nóng giận và hồ đồ như vậy.
15. Đã là con người, ai cũng có 2 cái tôi tồn tại trong tâm hồn: cái tôi tư lợi cho bản thân, cái tôi cảm thông ngập tràn lòng bác ái. Cái tôi biết cảm thông vốn dĩ dịu dàng nên khó biểu hiện ra ngoài, trong khi cái tôi ích kỷ tư lợi lại dễ dàng bộc lộ. Mỗi chúng ta phải cưỡng chế cái tôi tư lợi , cái tôi trần tục bằng giá tị đạo đức, nhân sinh quan nguyên thủy.
Đây là hành trình củ một đời, hành trình gióa dưỡng bản thân, học cách bộc lộ bản thân, bộc lộ tình cảm, học cách sử dụng ngôn từ, học cách quan tâm người khác. Dẫu sao, học đối nhân xử thế, hiểu nhân tình thế thái, là bài học ta có thể học mỗi ngày với những bài tập hoàn toàn khác nhau để ta rèn luyện. Mỗi ngày lại là một ngày mới để ta chăm sóc cho cái tôi bác ái, là một cơ hội để ta cố gắng không phạm lại sai lầm.
16. Con người sinh ra là để mài dũa tâm hồn. Vậy nên thế giới mới có khổ đau và cả khổ cực. Mỗi người lại có một cách sống khác nhau.Dù thế nào đi chăng nữa, việc mài giũa tâm hồn là nguồn gốc chung mà loài người ai cũng có. Đặc biệt nửa đời sau của mỗi người chính là thành quả của việc rèn giũa đó.
Quả thật dù đời mình còn ngắn, nhưng đúng là cuộc đời là một hành trình ta gây tổn thương cho người khác, ta bị người khác làm tổn thương, học hỏi từ người này người kia, từ đó ta học cách sống, học cách đối xử với bản thân, với người xung quanh. Chí ít, cũng là học cách để sống cuộc đời này trọn vẹn theo cách của mình.
17. Nếu bạn làm đúng nhưng kết quả nhận được không xứng đáng, đó là bởi bạn nỗ lực chưa đủ.
Đây từng là một gáo nước lạnh đổ vào mặt mình những năm tháng mới bước chân ra làm "người xã hội", bởi lắm lúc thấy mình cố gắng vậy rồi mà lại chẳng được công nhận, kết quả chẳng mấy vừa ý. Trách móc yếu tố ngoại cảnh chán chê thì mình cũng phải đối diện với sự thật là yếu tố chính cho cái kết quả đó là mình. mình làm vậy đã đủ chưa? Đã bỏ đủ thời gian, công sức hay chưa? Đã cố gắng đủ để mình không hối hận hay không? Hỏi hết những câu hỏi đó và trả lời được chúng thì mới có thể mở nút thắt trong lòng để bước tiếp.
18. Dù thế giới xung quanh có nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn là tôi. Nếu tự nhận thức được ý nghĩ của sự tồn tại, và biết kinh doanh (phát triển) dựa trên cá tính và đặc trưng của mình,bạn sẽ không lầm đường lạc lối.
Mình nghĩ điều này không chỉ áp dụng với kinh doanh. Mình đã từng xấu hổ về công việc trước đây, nhưng nghĩ lại tự chính mình tự ti, chứ người ngoài thì 5 người 10 ý, nghe đâu cho lại. Bản thân mình phải tôn trọng chính mình trước, mà đó cũng là điều quan tọng nhất, đáng để ý nhất. Ngẩng cao đầu, vui vẻ, không nhất thiết quá tự hào nhưng miễn rằng không tự ti với việc mình làm, thì ắt hẳn chỉ có người còn vô tri sân si mới khinh thường hay miệt thị bạn.
19. Nếu không thể thay đổi hành động, bạn chỉ đơn thuần dừng lại ở mức "nghe" và "nhìn".
Cuộc đời này, thế giưới này thay đổi vì hành động của mỗi chúng ta, chứ hầu như chẳng có gì thay đổi nếu ta chỉ nhìn, nghe rồi để đó. Bỗng nhận ra điều này thật hợp lí với quyết định ghi chú sau khi đọc sách của mình, dù hơi muộn và hơi tốn thời gian, công sức nhưng mình nghĩ xứng đáng, bởi mình có thể share đến nhiều người, mình có thể lưu lại để sau này chính bản thân mình đọc lại.
20. Mỗi sự việc chắc chắn có tiêu chuẩn đánh giá nhất định. Con người phải sống với ánh sáng soi rọi từ chiêu chuẩn đó.
Nhiều khi mỗi người, mỗi việc lại có một lăng kính, một tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng việc có quy tắc riêng, có chuẩn mực đạo đức riêng là một điều tốt, để ta giữ gìn phẩm hạnh, giữ gìn lỉ luật cộng việc, đời sống. Nó sẽ như hải đăng rọi sáng ta khi ta trên mặt biển lênh đênh, là sợi dây để ta nắm vào khi yếu lòng, muốn gục ngã.
21. Là một con người, như thế nào là đúng? - Trí, lương, tri
Câu này từ giai thoại Trung Quốc, do Khổng Tử, Mạnh Tử hỏi và Dương Vương Minh đã trả lời. Trí, lương, tri, ôi, thực sự phải học hỏi thêm rèn giũa thêm 3 điều này nhiều hơn nữa.
Kết bài, sách đọc lại lần 2 bởi lần 1 cách đây quá lâu rồi. Dự tính tiếp theo sẽ ghi ghi chú cho Tuesday with Morrie nhưng mình lại không có sách gốc, sách ngày trước đọc là ở thư viện địa phương trước đây ở. Sẽ cố gắng tìm file, nếu không có sẽ chuyển sang viết note cho cuốn Dear mr. Hershaw.