Cuộc sống độc thân một mình, công việc lại quá bận rộn, nên việc ăn uống ở ngoài của tôi, hầu như là không thay đổi được. Tôi dường như là khách quen cố hữu, của quán phở gần chung cư nơi tôi ở. Hôm nay cũng như thường lệ, tôi lại ra làm tô phở để về tiếp tục vùi đầu vào công việc. Cuối tuần, nhưng tôi vẫn muốn tranh thủ làm cho xong cái dự án.
- Ê, cái bà chị kia!
- ai cho chị buôn bán ở đây hả?
- đây là địa bàn của bọn này.
- bà chị muốn được làm ăn ở đây, thì nôn thuế ra cho tụi này.
- còn không thì, xéo.......

Tiếng quát lớn từ phía bên kia đường, khiến tôi bận tâm. Tôi ngước mắt lên, nhìn qua đường, đối diện với chỗ tôi ngồi. Đó là, một bà chị chừng 40 tuổi, đầu đội một chiếc nón lá đã quá rách nát và cũ kỷ. Trên người là, bộ quần áo sờn vai và bạc màu, cùng với một gánh hàng rong nghèo nàn, đơn sơ. Trước mặt chị, là một đám thanh niên tóc xanh tóc vàng, mình mẩy xăm rồng xăm phượng.
- sao, bà chị định sao?
Chị trả lời trong dáng vẻ yếu ớt và sợ hãi:
- tôi mới tới đây chưa được bao lâu, nào đâu đã buôn bán được gì.
- nhiều lúc bán, còn không đủ vốn để lấy hàng, thì tiền đâu mà đóng cho các anh bây giờ?
- bọn này, không cần biết mấy chuyện đó!
- một là bà chị đưa tiền, hai là cuốn xéo khỏi đây.
- không nhiều lời dài dòng!
- các anh thư thư cho ít hôm đi, giờ tôi không có lấy một đồng nào cả.
- chị nói rồi đấy nha!
- lần sau lại, mà không có tiền thì chị coi chừng tụi này đó.
- bọn này không để yên cho chị đâu!
Nói rồi, tên cầm đầu hung hãn bước đi trước, một đàn em lẻo đẽo theo sau. Một thằng đi sau cùng, còn lấy chân đạp vào gánh hàng của chị, làm ngã gánh hàng rơi vung vãi ra ngoài, nó còn lấy tay chỉ chỉ, trỏ trỏ vào mặt chị như kiểu răn đe. Chị lom khom, chỉnh sửa và nhặt lại hàng, trong bộ dạng khổ sở.
Sáng sớm, tôi đang loay hoay dắt xe từ trong khu chung cư ra để đi làm. Từ đằng xa, là bóng của một bé trai khoảng 14, 15 tuổi:
- Mẹ, cho con 200 trăm ngàn!
- con làm gì cần nhiều tiền vậy?
- con mua giày!
- giày con còn đi được mà.
- nhưng nó cũ rồi. Đứa bé gắt gảu
- giờ mẹ chưa có đủ chừng đó.
- lúc nào cũng không có tiền, không có tiền. Đứa bé hét lên.
- con chịu khó đi, khi nào mẹ có đủ tiền mẹ mua cho con.
- tôi không biết!
- bà sinh ra tôi, bà phải lo được cho tôi.
- bà xem bạn bè tôi đi, quần áo giày dép, mẫu này mẫu kia thay đổi liên tục.
- đi học thì bố mẹ đón đưa, rồi đi chơi công viên, sở thú này nọ.
- còn tôi chả bao giờ được đi đâu.
- đi học cũng một mình đi, một mình về.
Chị nhẹ nhàng ân cần khuyên răn thằng bé:
- nhà mình nghèo, sao so sánh với họ được con.
- con chịu khó đi, mẹ sẽ cố gắng vì con mà.
- cố gắng, cố gắng!
- bà nhìn lại bà đi, lúc nào cũng ngồi dọc vỉa hè bẩn thỉu, rách rưới.
- còn tôi, quần áo cũ kỹ!
- tôi không đi học nữa đâu!
- thêm nhục nhã thôi!
Nói rồi, thằng bé vụt chạy, bỏ chị đứng đó mãi gọi theo:
- kìa Thanh!
- Thanh!.....
- con ơi!......
Thằng bé chạy một mạch, mà không thèm ngoảnh lại. Chị ngồi bệt, cúi đầu xuống mệt mỏi. Hình như chị đang khóc, thân hình bờ vai khổ cực kia, đang run lên bần bật. Hình như, chị đang cố tìm cái gì đó, để xua tan đi cảm giác đau đớn lúc này. Nhưng biết với lấy cái gì, giữa không gian vô định. Biết với lấy ai, giữa dòng xe tấp nập hối hả đi về, mà không một ai nhìn thấy sự tồn tại của chị.
Hôm nay, vừa đi làm về đang định tấp xe vô lề thì nghe tiếng mọi người xôn xao:
- Công an.....công an.....tới!
- nhanh! nhanh!
- dọn hết nhanh!
Rồi mọi người thi nhau chạy toán loạn, ai nấy đều gấp rút dọn dẹp. Phố thị là thế, cứ mỗi lần dẹp trật tự tới, là cảnh náo loạn của những con người mưu sinh trên vỉa hè lại diễn ra. Nhưng hôm nay gánh hàng của chị, chị lại không phải là một người may mắn, trong số những con người may mắn thoát được:
- xin mấy anh tha cho em!
- đồ của em gọn nhẹ, có ảnh hưởng gì đâu.
- đây mới là lần đầu!
- tất cả vốn của em hôm nay, em chưa bán được bao nhiêu.
- xin cái gì mà xin!
- chị về đồn mà xin!
- chúng tôi chỉ là, những người làm theo nhiệm vụ.
- chị lấn chiếm lòng lề đường, gây ùn tắc ảnh hưởng giao thông....
- làm mất trật tự phố thị....
Các chú công an, cứ làm theo nhiệm vụ, không màng gì tới lời van xin ỉ ôi của chị. Gánh hàng của chị, nhanh chóng được vứt hết lên xe, đồ đạc rơi vãi tung toé. Chị tiếc hàng, vừa chạy theo van nài, vừa cúi xuống nhạt nhạnh những món hàng bị rơi rớt.

Cuộc sống mưu sinh, ai cũng cần có việc phải làm, ai cũng có thứ để lo, ai cũng có lý do để nói cho hành động của mình. Ai cũng vậy, trong cái đúng cũng có cái sai, không ai sai hoàn toàn, cũng không ai đúng hết cả. Biết làm sao cho vẹn toàn, nhưng nếu mọi thứ hoàn hảo hết, có lẽ chúng ta đã không gọi đó là xã hội.
Hôm nay, làm về sớm hơn mọi hôm chút xíu, nên tôi ghé vào quán cafe gần nhà ngồi một lúc. Trời có vẻ như sắp mưa, chị vẫn ngồi đó, vẫn cái chỗ quen thuộc cùng gánh hàng đơn điệu, nhưng tất cả đó là cuộc sống của chị, miếng cơm manh áo cho gia đình chị. Trời đã mưa, và dừng như các lúc càng nặng hạt hơn. Tôi nhìn chị, chị không có dấu hiệu gì gọi là thu xếp để ra về. Mà hơn thế nữa, hành động khiến tôi không thể ngồi yên mà quan sát chị, như bao lâu nay tôi vẫn làm. Chị lôi chiếc áo mưa ra, nhưng chị không che cho mình, mà lại dùng nó để che cho gánh hàng. Mưa càng lúc càng xối xả, chị vẫn cứ bận bịu với việc che đồ, mà không màng gì tới cơ thể mình đang dần dần bị ướt sủng. Tôi vụt dậy, chạy qua quầy tạp hoá kế bên mua một chiếc dù, và tiến nhanh về phía chị. Tôi vung chiếc dù che mưa cho chị và nói:
- sao chị không che cho mình, mà lại đi lo cho gánh hàng?
- hàng ướt có thể sắm lại, nhưng chị ốm, chị bệnh ra đó thì con chị biết làm sao?
- ai lo được cho chị? tôi nói với giọng điệu hơi gắt.
Chị nhẹ nhàng đáp lại tôi:
- chị không sao em à!
- chị khỏe lắm!
- nếu ướt hàng, sẽ không có tiền sắm lại nữa.
- tất cả vốn liếng hôm nay của chị đó!
Tôi không biết nói gì thêm, cũng không thể trách mắng chị nổi nữa.
- chị cầm cây dù này mà che mưa.
- em mua cho chị đấy!
- thêm tô phở này nữa.
- chị ăn rồi về đi!
- giờ cũng muộn rồi, trời lại mưa nữa.
- chắc không có ai mua gì nữa đâu.
- chị về đi, không ướt lại bệnh!
- chị cảm ơn em!
- phở em lỡ mua rồi, thì chị sẽ nhận.
- còn dù, thì cho chị xin trả lại.
- chị không giám nhận đâu!
- chị cứ cầm đi, không sao hết.
- vậy chị cầm, rồi hôm sau chị quay lại đây trả cho em nhé.
Không giống mọi ngày, tôi không còn chọn chỗ ngồi quen thuộc, không chọn lối về quen thuộc nữa. Tôi tránh chị, bởi tôi biết, chị vẫn ngồi đó và dõi tìm bóng dáng tôi, để trả lại món đồ. Chị nghèo thiệt, nhưng chị chỉ nghèo tiền nghèo bạc, chứ chị không nghèo nhân cách, không nghèo tình cảm.

Hôm nay đi làm về, tôi đứng khuất trong ngõ, chị vẫn hướng ánh mắt về chỗ quen thuộc tôi hay ngồi. Tôi không muốn ánh mắt chị tìm thấy tôi, vừa lúc một đám nhỏ đi qua:
- các em!
- gì vậy anh?
- anh cho bọn em tiền, rồi bọn em ra chỗ cô bán hàng rong ngồi kia, mua hàng cho cô ấy được không?
- dạ được!
Cả đám chừng 6,7 đứa chạy nhanh về phía chị:
- cô ơi, bán cho con cái này.
- con nữa!
- con nữa!
- cái này!
- cái này!
- và cái này nữa!
..........
- được rồi, các con từ từ cô sẽ lấy cho.
- ngoan!
Nụ cười đã nở trên môi chị ấy, một nụ cười hạnh phúc. Niềm vui, hạnh phúc nhỏ nhoi của những con người có số phận thấp bé. Họ đơn giản lắm, những con người nhỏ bé ấy thật dễ cười cũng thật dễ khóc, họ không mơ ước cao sang, với họ cuộc sống no đủ, không túng thiếu là hạnh phúc lắm rồi. Đâu giám nghĩ tới nhà lầu, xe hơi, hay làm cái gì đó để được nổi tiếng khắp cả nước.