Gamification Marketing là gì? 4 điều cần lưu ý khi ứng dụng Gamification vào chiến lược Marketing
Gamification Marketing là một trong những chiến lược tiếp thị sáng tạo nhất giúp tăng sự tương tác của khách hàng với doanh nghiệp....
Gamification Marketing là một trong những chiến lược tiếp thị sáng tạo nhất giúp tăng sự tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vẫn luôn đau đầu về việc lôi kéo khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, Gamification là giải pháp giúp tăng tương tác từ cả hai phía. Vậy Gamification Marketing là gì? Một số lưu ý khi triển khai chiến lược Gamification Marketing là gì? Hãy cùng khám phá về chiến lược này trong bài viết dưới đây nhé!
1. GAMIFICATON MARKETING LÀ GÌ?
Gamification Marketing được hiểu đơn giản là việc tích hợp các kỹ thuật và thành phần của game vào chiến lược Marketing. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống huy hiệu, bảng xếp hạng hay trạng thái thăng tiến vào quy trình kinh doanh của doanh nghiệp khiến việc mua sắm của người tiêu dùng, khách hàng trở nên thú ví hơn, từ đó giúp thương hiệu của doanh nghiệp khắc sâu vào tâm trí khách hàng (Mind of customer).
Có thể kể đến một số trò chơi thường được triển khai trên các nền tảng website hay các ứng dụng app mobile như Vòng quay may mắn, Nhận xu mỗi ngày, Quay số trúng thưởng,…Trò chơi đảm bảo sẽ được tối ưu hết mức để có được khả năng tiếp cận khách hàng cao nhất và đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm thú vị nhất.
Bạn có thể đọc thêm: Gamification Marketing là gì?
1.1. Mục đích của Gamification trong Marketing
Mục đích của Gamification MarketingLà cầu nối gắn kết người tiêu dùng, khách hàng với doanh nghiệp gần hơn, tương tác nhiều hơn.Khiến cho thời gian người tiêu dùng vào các phần mềm, các ứng dụng app mobile nhiều hơn.Tạo ra động lực kích thích người dùng tham gia vào hoạt động của các chương trình marketing, các website, ứng dụng mobile như một phần trong cuộc sống của họ thông qua các mô thức tâm lý học hành vi.Tạo ra thị trường mới với những tiêu chí cạnh tranh, cuốn hút khách hàng tiêu dùng, người dùng sản phẩm phần mềm cũng như xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp với động lực thúc đẩy nhân viên hoàn toàn mới mẻ.
1.2. Tại sao gamification marketing là chiến lược thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp?
Có 4 lý do chính mà các doanh nghiệp nên triển khai Gamification Marketing vào doanh nghiệp của mình:
Thứ nhất, ứng dụng Gamification vào doanh nghiệp sẽ đem đến cho người tiêu dùng có được những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, thay đổi nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai, đồng thời tăng niềm tin và khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.
Thứ hai, Gamification kích thích người dùng, khách hàng của doanh nghiệp tham gia vào việc góp ý tương tác nhiều hơn với công ty, điều này sẽ giúp khách hàng có cơ hội được nhận nhiều ưu đãi hơn, có nhiều sự công nhận hơn,..
Thứ ba, Gamification cũng có khả năng kết nối khách hàng với doanh nghiệp của mình, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Thứ tư, Gamification không chỉ được ứng dụng trong Marketing, Gamification còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mục đích khác như giáo dục, tuyển dụng, các hoạt động teambuilding, quản lý dự án,…của đoanh nghiệp.
1.3. Cơ chế hoạt động của Gamification Marketing
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế hoạt động của Gamification Marketing là đánh vào tâm lý con người. Bắt nguồn từ một insight: Con người luôn muốn vui vẻ, tham gia vào các cuộc chơi, muốn được thưởng, thể hiện bản thân, thành tích cạnh tranh.
Ba tâm lý chính của con ngườI:
Ai cũng muốn được thưởng: Khuyến khích và tạo động lực cho người chơi “săn” phần thưởng khi sử dụng sẽ mang lại lợi ích cả người chơi và doanh nghiệp.
Đố kỵ, ghen tỵ: Con người luôn ghen tỵ những thứ xung quanh. Con người sẽ thích thú khi đạt được thứ mà mình đạt được người khác không đạt được, tận hưởng niềm vui chiến thắng. Ví dụ: Chơi gamification trúng voucher giảm giá 50%, đem voucher 20% đi mua hàng.
Thể hiện bản thân phải chiến thắng: Con người luôn muốn chinh phục chiến thắng mọi thứ. Khi chơi game chưa nhận được phần thưởng cao nhất, họ sẽ làm mọi thứ để chinh phục thứ họ muốn. Ví dụ: khi lắc xu Shopee, lượng xu sẽ tăng nếu mời thêm bạn bè tham gia cùng.
Bạn có thể đọc thêm: Ưu điểm và Nhược điểm của Gamification Marketing khi triển khai trong doanh nghiệp
2. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRIỂN KHAI GAMIFICATION MARKETING
2.1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Đây là lưu ý quan trọng nhất trong việc xây dựng kế hoạch Gamification Marketing. Nếu bạn không hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình thì bạn không những không tăng được doanh thu mà còn khiến doanh nghiệp mình tốn nhiều khoản chi phí marketing vô ích.
Do vậy, bạn cần thiết lập danh sách nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến để có thể xây dựng kịch bản và luật chơi sao cho phù hợp. Nhóm đối tượng khách hàng của bạn được xác định dựa trên nhu cầu của họ với sản phẩm ở các độ tuổi khác nhau, sở thích hay những từ khóa mà họ đang tìm kiếm liên quan đến sản phẩm.
2.2. Xác định mục tiêu chiến dịch Gamification
Dù là chiến dịch về bất kì lĩnh vực nào như marketing, kinh doanh hay nhân sự thì cũng cần xác định rõ mục tiêu. Có mục tiêu chiến dịch Gamification sẽ giúp bạn dễ bám sát và thực hiện đúng đắn hơn. Một vài mục tiêu bạn có thể tham khảo như: Tăng lượt nhận diện thương hiệu,tăng tương tác, tri ân cho khách hàng lâu năm, tăng doanh số….
Tuy nhiên doanh nghiệp cần xác định chọn lựa một mục tiêu nào cho phù hợp. Việc ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong chiến dịch sẽ dễ dẫn đến việc khó đo lường hiệu quả, dễ dẫn đến việc chiến dịch bị thất bại. Mục tiêu càng xác định được rõ ràng thì kế hoạch được xây dựng sẽ cụ thể hơn, hiệu quả của chiến dịch sẽ được tăng cao hơn.
2.3. Cố gắng đơn giản hóa trò chơi
Trò chơi cần có yếu tố viral và mục đích chính cuối cùng vẫn là khiến người tham gia nhận được những phần quà liên quan tới thương hiệu giúp gia tăng độ nhận diện. Chính vì vậy, việc đơn giản hóa trò chơi là rất cần thiết. Nếu thể lệ trò chơi quá phức tạp, hình thức gây rối mắt… sẽ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu, nhanh nản và từ bỏ. Yếu tố cốt lõi mà Gamification cần phải tập trung đó là động lực và cảm hứng khi chơi.
2.4. Có những phần quà hấp dẫn
Chơi game phải có phần thưởng tạo động lực cho khách hàng.
Hiện nay, có 3 loại phần thưởng thông dụng nhất đó là:
+ Sản phẩm, hiện vật
+ Mã giảm giá
+ Voucher khuyến mãi
Những phần thưởng này phải được phân phối đúng theo những gì quảng cáo đã truyền đạt và những mã giảm, voucher phải dễ dàng chuyển đổi sử dụng.
3. MỘT SỐ CASE STUDY ỨNG DỤNG THÀNH CÔNG GAMIFICATION MARKETING
Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai Gamification Marketing cho chiến dịch của mình, đặc biệt là các thương hiệu thuộc lĩnh vực Sàn thương mại điện tử, Ví điện tử,… còn sử dụng rất thường xuyên.
3.1. Shopee – “Lắc Shopee đi”
Shopee không phải cái tên lạ lẫm trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam, Shopee đã cho ra đời game “lắc siêu xu” để nhận xu – được quy đổi thành tiền và trừ vào đơn hàng nếu khách hàng muốn. Chiến lược này đánh trúng vào tâm lý những người muốn giảm giá nhưng lại hết voucher. Việc áp dụng cách tích lũy số xu cho mỗi lần mua hàng hay mỗi lần đánh giá, phản hồi sản phẩm là một cách cực kỳ tinh tế và khôn khéo giúp khách hàng có nhiều động lực để mua hàng, đánh giá sản phẩm hơn.
Sau mỗi lần mua hàng, ngoài nhận được món hàng mình đặt mua, việc có thêm xu cũng giống như “một món quà tặng kèm” mà bất kỳ ai cũng thích. Việc tặng xu sau mỗi lần đánh giá cũng sẽ giúp khách hàng có động lực tương tác, đánh giá và bình luận, từ đó có thể đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm khi mua hàng trên Shopee
Shopee liên tục triển khai các chiến dịch Gamification Marketing để thu hút khách hàng mới & giữ chân khách hàng cũ của mình.
Chương trình “Lắc xu” cũng là một Gamification vô cùng thành công trong Marketing của Shopee. Với mỗi lần mời thêm bạn vào nhóm, xu sẽ được cộng thêm và khiến người tiêu dùng thích thú chờ “lắc điện thoại” vào những khung giờ riêng biệt để nhận nhiều xu nhất. Điều này đã giúp ứng dụng bán hàng ngày càng tiếp cận thị trường Việt Nam và vượt qua nhiều đối thủ cùng ngành nhanh hơn.
Bên cạnh đó trò chơi “Nông trại Shopee” ra mắt vào tháng 12 năm 2019 cũng đang thu hút số lượng lớn người tiêu dùng tham gia vì người chơi chỉ cần tưới nước mỗi ngày cây Shopee Xu hay cây Voucher Shopee và chờ đến ngày thu hoạch xu/ voucher. Dù chưa có nhu cầu mua hàng nhưng những trò chơi này là động lực khiến cho khách hàng tương tác với ứng dụng tốt hơn, tạo cho họ trải nghiệm mau sắm thú vị và vui vẻ.
3.2. Baemin – “Halloween năm nay, bạn sợ ma hay sợ mập?”
Nuôi Ma Mập – “Halloween năm nay, bạn sợ ma hay sợ mập?”
Baemin được biết đến là ứng dụng giao đồ ăn của Hàn Quốc và chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2019. Gần đây, Baemin cũng đã bắt đầu dùng hình thức Gamification Marketing với trò chơi “Nuôi Ma Mập” để nhận các voucher khuyến mãi.
Với luật chơi rất đơn giản, người chơi chỉ cần mỗi ngày check-in và cho “bé Ma” ăn thật no bằng cách ấn vào màn hình để đồ ăn trên tay tới miệng Ma Mập. Cho ra mắt trò chơi vào dip Halloween, chiến lược Gamification Marketing của Baemin giúp người dùng vừa chơi vừa ăn uống “tẹt ga” mà quên đi “bệnh” sợ ma của mình.
3.3. MoMo – “Giải đố thành phố Momo”
Ví MoMo chính thức ra mắt chương trình ‘Thành phố MoMo: Giải đố xây thành phố mới – Cùng tranh 10 tỷ đồng’”
Một “chú ngựa ô công nghệ” của thị trường Ví điện tử tại Việt Nam – MoMo cũng triển khai thành công Gamification Marketing. Là siêu ứng dụng đi đầu trong việc tích hợp các trò chơi vào ứng dụng và dẫn đầu xu hướng Gamification tại Việt Nam như Nuôi heo đất MoMo, Lắc xì,… Tháng 7 vừa qua, Ví MoMo chính thức ra mắt chương trình ‘Thành phố MoMo: Giải đố xây thành phố mới – Cùng tranh 10 tỷ đồng’”.
Với mục đích không chỉ mang lại niềm vui, trải nghiệm thú vị cho người dùng trong mùa dịch bệnh mà còn là cơ hội để các đối tác của MoMo tiếp cận với hàng chục triệu người dùng MoMo bằng các chương trình khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi hấp dẫn.
4. TỔNG KẾT
Gamification marketing là xu hướng tiếp thị mới được đánh giá là thu hút và hiệu quả hơn so với các phương thức quảng bá truyền thống khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và cân nhắc triển khai hình thức Gamification vào quy trình kinh doanh của mình phù hợp với đối tượng người tiêu dùng, khách hàng. Gamification hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn trong thời gian tới nên đây sẽ là giải pháp tối ưu giúp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Nguồn:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất