It’s better to be lucky than good!
Đó là điều mình nghĩ các nước châu Âu – Mỹ nên tin vào lúc này, bởi “your government sucks” :)
Nguồn: Andrea Canali/EPA-EFE
Châu Âu cũng còn lâu lắm mới TOANG. Nhưng nếu thất bại bước đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh, thất bại trong việc đưa ra một chiến lược kiểm soát lây lan cộng đồng quyết đoán, nhất quán và hiệu quả, thất bại trong việc tạo niềm tin trong xã hội, thất bại trong việc đảm bảo sự an toàn của người dân chứ không phải việc hi sinh tính mạng của cá nhân này đổi lại sự tự do và thoải mái trong lối sống của cá nhân khác,…..nếu tất cả những thất bại đó được điểm mặt chỉ tên, thì việc sử dụng từ TOANG cũng không phải vô lý.
Trong bài viết này, mình sẽ tranh biện một vài vấn đề được chia sẻ từ bài viết của Facebook Hien Bonnie Tran (https://bit.ly/33InoZy

Ngoài những lời có cánh thể hiện sự hâm mộ và yêu mến của chủ nhân post này với châu Âu mà mình không bàn tới, một vài điểm mình nghĩ cần phân tích sâu hơn để thấy sự không hợp lý. Đồng thời, tổng hợp thêm nhiều góc nhìn đa chiều về tình hình châu Âu giữa tâm dịch.
Nguồn: Jim Watson/AFP via Getty Images
Trở lại vấn đề ai hơn ai kém, mình đã từng nói mỗi quốc gia có 1 thể chế chính trị, điều kiện xã hội, kinh tế, ý thức hệ khác nhau, nên việc áp dụng 1 phương pháp nào đó của nước khác chưa chắc đã phù hợp với nước mình. Châu Âu ko thể phòng dịch như VN được, không ai tự dưng chỉ vì nghi tiếp xúc với bệnh nhân là hốt nguyên cả chùm đi cách ly được, người dân ai lo việc của mình, ko hơi đâu mà đi canh xem hàng xóm có chấp hành nghiêm chỉnh ko, có rửa tay hàng ngày ko, có người nhà đi nước ngoài về hay ko? Họ dựa vào ý thức tự giác của người dân. Dân ở đây đúng là ko sợ chết, cho nên ngay cả khi có lệnh đóng cửa trường học thì cuối tuần thứ 7 đẹp trời nam thanh nữ tú lại rủ nhau đi phơi nắng ngập công viên, thậm chí đi biểu tình cơ, nhưng chắc chắn người có bệnh họ sẽ ở nhà cách ly, ko nhờ vả ai đi cách ly hộ. 
Đây là vấn đề về ý thức và trách nhiệm xã hội, không phải là vấn đề về lối sống. Cũng không có cái gọi là “Châu Âu không thể phòng dịch như VN được”. Bởi lẽ, nếu xét về góc độ nhân quyền như nhiều người đề cập, như là lý do chính để CP các nước Âu – Mỹ mà trong đó có Pháp, không thực hiện các biện pháp cứng rắn như VN từ đầu; thì tới hiện nay, CP Pháp và các nước châu Âu khác cũng đã “xâm phạm” quyền tự do chính đáng đó rồi. Cụ thể bằng việc cấm người dân ra đường, phạt tiền đối với các trường hợp vi phạm, thậm chí phạt tù đối với trường hợp vi phạm nhiều lần, cố tình chống đối (Pháp, Ý, Tây Ban Nha…). Vậy thì lý do đưa ra ban đầu là “vì nhân quyền” có lẽ không còn tính chính đáng, bởi lẽ cũng không có cuộc trưng cầu dân ý nào được đưa ra về việc: có nên cấm người dân ra đường, đóng cửa biên giới hay không?
Nguồn: AFP
Hãy nói về vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội tại các quốc gia Âu – Mỹ. Có nhiều người vẫn “tô hồng” những hành động đang diễn ra tại các quốc gia này như minh chứng cho lối sống khoáng đạt, sự tự do trong phong cách sống của người phương Tây. Nhưng đừng quên rằng, trong những hoàn cảnh khó khăn của hiện tại, những hành động đó lại đang minh chứng cho điều ngược lại.
Tờ Valeurs Actuelles của Pháp cho rằng: đại dịch Covid19 đã giúp vén bức màn về suy đồi nhiều giá trị tại Pháp trong suốt hơn 50 qua, trong đó có giá trị đạo đức (https://bit.ly/39e5e2P)

Nguồn: AP photo - Julio Cortez
Đối với nhiều người, lời chỉ trích này có vẻ nặng lời (như thủ tướng Pháp Édouard Philippe nhận xét có phần mềm mại hơn: người dân Pháp chưa-thật-sự kỉ luật). Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, những mảng tối đó đã và vẫn đang tồn tại. Những suy đồi như vậy, không phải chỉ tồn tại ở Pháp, mà còn ở Tây Bân Nha, Đức, Mỹ, Australia.... (https://nyti.ms/2Uf4Lt1)
Cả 1 hệ thống vận hành trong từng quốc gia, lại còn liên quan đến toàn bộ khối châu Âu, nên ko phải búng tay 1 cái là thích làm gì thì làm."
Sai, việc đóng cửa biên giới, cách ly toàn dân….tùy thuộc vào chính sách và chiến lược mỗi quốc gia, EU có quyền chỉ trích nhưng không có quyền can thiệp hay cản trở.
Ngày 12 tháng 3 vừa rồi, chính tổng thống Pháp Macron là người chỉ trích quyết định đóng cửa biên giới với các nước châu Âu (trừ Ba Lan) của Slovakia: gọi đó là “a bad action” - một quyết định tồi. Nhưng cũng chính Macron là người chỉ sau đó vài ngày đã quyết định đóng cửa biên giới, kèm theo việc đóng cửa trường học, cách ly toàn dân cấm ra đường.
Điều đáng để bàn luận là việc đưa ra các quyết định này của tổng thống Pháp (và 1 phần đông các nước phương Tây khác) là quá muộn, “nước chảy bèo trôi”: tình hình dịch đến đâu thì đưa ra các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa tới đó. Trong khi đó, điểm mấu chốt của việc ngăn dịch là lường trước tình huống, đưa ra các biện pháp ngăn chặn nguồn.
Hãy quay trở lại câu chuyện về xử lý khủng hoảng. Giờ đây, vấn đề cốt lõi nhất chính là vấn đề thời gian và tính nhanh chóng, mau lẹ trong xử lý cuộc khủng hoảng y tế - sức khỏe. Và điều này thì các nước Âu – Mỹ đang cho thấy thể chế chính trị và CP các nước đó chậm trễ ra sao trong việc đối phó với 1 cuộc khủng hoảng y tế ở quy mô toàn cầu.
Cần nhớ lại rằng, thời điểm bùng phát dịch bệnh là cuối tháng 1, cho tới nay đã là 2 tháng. Nhưng CP các nước phương Tây tỏ ra xem nhẹ độ nghiêm trọng của Covid19, bất chấp những kinh nghiệm xương máu của đại dịch H1N1 và Sars, Mers trước đó (chưa tính đến đại dịch cúm Tây Ban Nha lịch sử của những năm đầu thế kỉ trước mà châu Âu là tâm điểm).
Nguồn: PIAZZAPULITA/Reuters TV
Thế nhưng thay vì đưa ra các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lan vào nội địa, thay vì tìm mọi cách để bảo vệ những thành phần thiểu số dễ tổn thương bởi dịch bệnh (người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ…) bằng những biện pháp cụ thể (mà sau đó đã chứng minh được hiệu quả một cách rõ rệt) như: hạn chế đi lại, cách ly, khuyến khích sử dụng khẩu trang trong cộng đồng để ngăn ngừa lây lan….CP các nước Âu-Mỹ lại “trấn an” dư luận bằng những phân tích có-vẻ-khoa-học, củng cố bởi việc dẫn lời những chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm kiêm chính trị gia, khi chỉ ra những con số thống kê về tỉ lệ tử vong của Covid19 so với bệnh cúm mùa,…
Nếu đúng theo những gì CP các nước Âu – Mỹ đã tuyên truyền trước đó, thì có lẽ Covid19 sẽ là nghịch lý của lịch sử hiện đại khi trở thành dịch bệnh với “mức-độ-nguy-hiểm-thấp-hơn-cúm-mùa-duy-nhất-trong-lịch-sử-khiến-nhiều-quốc-gia-phải-áp-dụng-chính-sách-bế-quan-tỏa-cảng”.   
Về vấn đề khẩu trang, việc tuyên truyền trước đó của các nước phương Tây tỏ ra hiệu quả rõ rệt. Điển hình có thể thấy thông qua các phỏng vấn ngắn khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Khi được hỏi, tất cả đều đồng nhất quan điểm: không có bệnh = không cần đeo khẩu trang. Quan điểm này được CP và truyền thông Pháp và nhiều nước phương Tây đưa ra như một quan điểm chính thống, được truyền thông đại chúng. Xuất phát từ quan điểm đó, CP Pháp nhanh chóng ra lệnh “thu hồi” khẩu trang trên toàn quốc, ưu tiên lực lượng y tế đang làm công tác dập dịch. Đồng thời ra lệnh cấm bán khẩu trang trên toàn quốc khi không có chỉ định của bác sỹ.
Nguồn: Anthony Wallace/AFP
Nói một cách khác, chỉ những người có biểu hiện bệnh, sau khi thăm khám bác sỹ, được bác sỹ chỉ định mua khẩu trang, mới có thể tiếp cận việc mua khẩu trang y tế. Vậy là một biện pháp được kì vọng mang tính dự phòng, đã không thể phát huy hết tác dụng của nó khi thực tế đã chứng minh, người nhiễm bệnh có thể không biểu hiện rõ ràng (https://bit.ly/33DTQw0) hoặc có thể lây truyền mầm bệnh khi đang ở giai đoạn cuối của thời kì ủ bệnh (tất nhiên cũng không có biểu hiện).
Sau này, CP Pháp thừa nhận nước này đang khan hiếm khẩu trang y tế tế và đã nỗ lực đẩy các đơn hàng sản xuất gấp rút nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm.
Nguồn: SCMP/Illustration by Lau Ka-kuen
Một trong những lý do giải thích tình trạng khan hiếm khẩu trang tại Pháp, đó là việc cắt giảm ngân sách kể từ năm 2013 (trong khi đó, vào ngày 26 tháng 1, bà Agnès Buzyn, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Đoàn Kết và Y Tế khẳng định, nước Pháp sẽ không thiếu mặt nạ khi đối phó với Covid19).
Cộng với tâm lý chủ quan, thiếu trách nhiệm là hệ lụy của chủ nghĩa duy cá nhân tới mực cực đoan của người dân các nước Âu – Mỹ, tất cả những điều kể trên là nguồn cơn của những cơn bùng phát vượt quá mức kiểm soát ở những nước này.
Trên truyền hình, tổng thống Pháp tuyên bố “chúng ta đang trong 1 cuộc chiến”.
 Nguồn: Leon Neal/Pool từ Reuters
Boris Johnson trong động thái gần nhất cũng đã phải đóng cửa toàn quốc (https://bit.ly/2WP1AtR).
Những động thái muộn màng càng chứng tỏ sự lúng túng của CP các nước phương Tây. Tệ hơn, sự chậm trễ trong xử lý khủng hoảng không chỉ đưa bản thân nước đó vào tình trạng khẩn cấp, mà gián tiếp đẩy những quốc gia với tiềm lực kinh tế, tài chính, y tế,…kém hơn vào vòng xoáy khủng hoảng, trong đó phải kể tới các nước châu Phi (Mali cho biết, cả đất nước chỉ có duy nhất 1 máy thở và 20 giường bệnh đủ tiêu chuẩn cách ly nếu dịch bệch bùng phát tại nước này (https://bit.ly/2UgbYZU).
Cách nửa vòng trái đất, Việt Nam cũng ghi nhận liên tục những ca bệnh là công dân VN hay người nước ngoài, nhập cảnh từ “ổ dịch mới” – Châu Âu (https://cnb.cx/2vJTs2p).
Nguồn: Zing - Việt Linh
Việc lục địa già, vốn đi đầu thế giới về nhiều mặt trong đó có công nghệ thông tin, y tế, khoa học,….trở thành “ổ dịch” mới của dịch bệnh Covid19, vốn bùng phát từ gần 2 tháng trước; là điều khó ai có thể nghĩ tới.  
“Ngược lại VN chắc chắn ko thể làm được như châu Âu. Khi đã vào giai đoạn 3, số người nhiễm bệnh tăng lên, nước Pháp đóng cửa biên giới, trường học, công sở, quán xá... nhà nước hỗ trợ với lời hứa ko để bất cứ doanh nghiệp nào phá sản, toàn bộ dân lao động phải nghỉ làm sẽ được nhà nước trả lương 100% (theo nguồn của expert comptable). Để gánh được điều này Pháp đã chi tới 300 tỉ euros. Với điều kiện kinh tế hiện tại, VN ko thể làm được điều này. Và như nguồn tin mình thấy trên ti vi thì ở VN có tới 70% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động phổ thông đang chịu cảnh đói kém từ khi dịch bệnh bắt đầu vào đợt Tết âm lịch. Đơn cử đơn giản như hàng ngàn giáo viên hợp đồng đã mấy tháng nay ko có lương. Lịch sử loài người đã chứng minh, sau dịch bệnh là nạn đói”. 
Tại Pháp: 
- Đối với trường hợp làm việc từ xa, DN trả lương ít nhất 90% lương hiện tại.
- Đối với người lao động mà công việc bị gián đoạn buộc phải nghỉ (chômage partiel hay partial unemployment), DN trả min 70% lương net với trần lương không vượt quá 5.400 euros net/tháng (~ 4.5 lương tối thiểu SMIC)
> Về gói cứu trợ tín dụng trị giá 300 tỷ của Pháp (ra ngày 13/3) hay gói tín dụng 250.000 tỷ của VN (ra ngày 4/3): 
Về bản chất, VN và Pháp đều có biện pháp cứu trợ doanh nghiệp giống nhau – là cách cứu trợ DN an toàn, không gây xáo trộn nền kinh tế, tránh lạm phát. Gói cứu trợ của cả Pháp và VN đều bao gồm việc huy động nguồn tín dụng các ngân hàng, cam kết bảo lãnh các khoản cho vay của ngân hàng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thao gỡ bài toán về vốn để đối phó với dịch bệnh. Bằng cách này, nhà nước không bơm tiền vào nền kinh tế, không sử dụng NSNN nên về bản chất, không thể nói CP Pháp “chi” tới 300 tỷ euros. Mà thực tế, thông qua Ngân hàng Đầu tư Công (BPIFrance), doanh nghiệp được tiếp cận với các khoản tín dụng với các điều khoản vay ưu việt.
Còn về tiền thực tung ra từ CP để hỗ trợ, ở Pháp là gói 45 tỷ euros (tương đương 1.7% GDP), trong khi đó VN là 30 nghìn tỷ (tương đương gần 0.6% GDP). Nếu so sánh về quy mô nền kinh tế và các yếu tố khác, gói cứu trợ của VN không tỏ ra quá thua kém so với gói cứu trợ mà CP Pháp đưa ra.  
It’s better to be lucky than good!
Và khi mọi thứ dường như đã vượt quá tầm kiểm soát, những gì người ta nên tin vào lúc này là một chút may mắn sẽ làm nên điều kì diệu.