Kêu gọi đầu tư là một điều cần thiết cho bất kỳ Startup nào, tuy nhiên, việc tham gia vào một mô hình đầu tư sai lầm có thể khiến doanh nghiệp của bạn thất bại. Vụ bê bối Softbank cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị về những gì có thể xảy ra khi chiến thuật đầu tư hy sinh lợi nhuận và sự ổn định cho việc tăng trưởng điên cuồng, đâm vào một bức tường và buộc phải lùi lại. Nhưng vụ Softbank không phải là điều gì xa lạ cả - Chiến thuật này phổ biến hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Là chủ doanh nghiệp hoặc là một Founder, chúng ta cần nhận ra rằng các nhà Quỹ đầu tư mạo hiểm là nhà đầu tư và người hái ra tiền chứ không phải một chủ doanh nghiệp. Họ xem công ty của bạn là một khoản đầu tư rủi ro được tính tính trong một danh mục đầu tư lớn, trong đó chỉ một số ít sẽ thành công. 
Tại sao? Bởi vì End Game của họ khác với bạn - họ có thể tiếp tục bơm tiền vào doanh nghiệp của bạn tại như một khoản chấp nhận lỗ, miễn là đến một lúc nào nó sẽ ra tiền. Bạn khác họ, công việc các Founder phải đảm bảo rằng Startup có chiến lược tăng trưởng bền vững, thay vì là một phần của một mô hình kinh doanh khiến họ có thể chịu nhiều mất mát tài chính.
Mặc dù vậy, quá nhiều doanh nhân tin tưởng rằng các nhà đầu tư mạo hiểm chia sẻ ý định của họ và hạnh phúc khi sống bằng tiền vay vô thời hạn, cuối cùng đã đẩy Startup của mình vào nấm mồ. Đây là lý do tại sao những Founder cần nhận thức được sự thật đằng sau các mô hình đầu tư và hiểu cần làm thế nào để công ty của bạn đứng vững trên đôi chân của mình càng sớm càng tốt.
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN GÌ
Khi mới khởi nghiệp, bạn sẽ có một số lựa chọn để gọi vốn cho chặng tiếp theo của hành trình. Các Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là một trong những lựa chọn phổ biến nhất vì nó có xu hướng bơm rất nhiều tiền mà không hy vọng công ty sẽ có lãi càng sớm càng tốt, và thường sẽ cho bạn thêm những lời tư vấn từ các chuyên gia kỳ cựu.
Mặc dù điều đó nghe có vẻ khá hấp dẫn đối với các công ty mới khởi nghiệp, nhưng việc bị mắc kẹt trong hệ thống này cũng có những rủi ro.
Các Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm (VC) thường đi theo chiến lược đầu tư rủi ro cao, và 9 trong số 10 công ty khởi nghiệp mà họ đầu tư có thể sẽ thất bại. Vì vậy, nhiều Quỹ tìm kiếm những Startup có xu hướng kinh doanh làm để thống trị thị trường, để đảm bảo họ thực sự có thể kiếm được tiền. Điều đó có nghĩa là họ pha loãng những công ty Startup mà họ đã đầu tư - ngay cả những đối thủ cạnh tranh - với các khoản đầu tư lớn với hy vọng rằng số ít trong số đó sẽ trở thành kỳ lân. Bởi vì khi (hoặc nếu) họ thắng, lãi sẽ cao hơn mức lỗ rất nhiều.
Một số nhà đầu tư thực hiện điều này bằng chiến lược Tăng Trưởng Thần Tốc (Hyper Growth), các nhà đầu tư ra sức ép các công ty khởi nghiệp tăng tốc với tốc độ chóng mặt, giữ cho dòng tiền luôn chạy cho đến khi ngày càng có nhiều các Startup có cơ hội trở thành Kỳ Lân.
Chiến thuật đầy rủi ro cao này chạy theo một tiền đề đó là nếu các công ty Startup phát triển đủ mạnh, họ và các nhà đầu tư của họ cuối cùng lũng đoạn thị trường. Và bắt đầu khai thác thị trường. (Các bạn có thể thấy một ví dụ Grab tại thị trường Việt Nam.)
Softbank đã sử dụng mô hình đầu tư Thống Trị Thị Trường (dominate-the-market) với các Startup của mình, hy vọng rằng với việc Buff đủ, các Startup sẽ trở thành những viên kim cương. Nhưng bằng cách công nghiệp hóa phương pháp này, họ đã khiến nó không hiệu quả. Đó chỉ là vấn đề chính -  Chiến thuật Tăng Trưởng Thần Tốc này chỉ dành cho một số rất ít công ty.
Chủ yếu, các Startup chưa hề có một khái niệm cơ bản về việc tạo ra một thị trường mới mà trước đó không có gì như Facebook, Amazon, Hubspot, Dropbox đã từng làm ... Không phải tất cả các Startup mới đều khả năng hoặc muốn làm lại điều tương tự. Vì vậy, việc ép bất kỳ hoặc tất cả các Startup vào cách làm này, bạn sẽ phá huỷ cả Startup đó. Mặc dù có thể nói đó điều thực tế mà Softbank đang phải đối mặt. Nhưng việc đó có thể không xảy ra, vì họ vẫn đang bơm nhiều khoản đầu tư hơn ngay cả sau khi vụ thất bại của WeWork.
Với ý nghĩ đó, Hãy tự hỏi - bạn và các nhà đầu tư của bạn có muốn những điều tương tự xảy ra với mình không? Chiến thuật Tăng Trưởng Thần Tốc rất dai dẳng đến nỗi những Founder bắt đầu tin rằng đó là cách thế giới kinh doanh vận hành. Nhưng nó chỉ khiến họ càng ngày càng lún sâu vào việc cố bảo vệ Startup mình bởi một chiến lược tăng trưởng gây nhiều thiệt hại.
Hãy nhớ rằng trong khi các Nhà đầu tư có thể chịu được việc mắc sai lầm (hết lần này đến lần khác) ngay cả mất tiền, còn bạn thì KHÔNG.
TẠI SAO NHỮNG MÔ HÌNH ĐẦU TƯ “ĐƯỢC ĂN CẢ NGÃ VỀ KHÔNG” KHÔNG TỐT CHO STARTUP CỦA BẠN ? (PHẦN 2) 

Writer: Dan Wheatley/Co-founder, CEO, StraightTalk Consulting
Translator: Tuan Nguyen/ Founder, Le Holdings.