GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG VÀ GIÁO DỤC CÔNG BẰNG là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của mỗi người?
GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG VÀ GIÁO DỤC CÔNG BẰNG là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của mỗi người?...
GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG VÀ GIÁO DỤC CÔNG BẰNG là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của mỗi người?
Lâu nay, có một so sánh khá phổ biến về hiệu quả làm việc của người Việt với người Nhật, đó là: "Người Việt Nam làm việc rất thông minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi rất nhanh và thực tế là người Việt làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật, nhưng chỉ là khi làm một mình. Tuy nhiên, khi làm việc tập thể thì người Việt làm không tốt bằng người Nhật vì khả năng làm việc nhóm không tốt bằng người Nhật. Thậm chí các chuyên gia còn kết luận rằng khi làm việc tập thể thì 3 người Việt Nam mới bằng 1 người Nhật."
Trong kinh tế, công ty người Việt làm ăn chung thường chỉ đồng lòng khi khởi nghiệp. Khi công ty bắt đầu làm ăn có lãi thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột, tranh cãi và kết quả thường là tan rã hay chia tách... Tục ngữ có câu “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Việc đơn thương độc mã sẽ không thể xây dựng được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia hay thế giới.
Nhưng có một thực tế không thể tranh cãi là người Việt lại rất đoàn kết trong chiến tranh, và có thể xếp vào những quốc gia có truyền thống về quân sự. Đây là lĩnh vực đòi hỏi năng lực làm việc nhóm phải cực kỳ chặt chẽ.
Lý giải những đặc điểm này, Mình cho rằng có nhiều liên quan đến giáo dục trong gia đình người Việt. Chính đặc điểm giáo dục gia đình đó đã ảnh hưởng đến sự khác biệt trong tính cách người Việt với các tộc người khác trên thế giới.
Có 2 khái niệm trong môi trường Giáo dục gia đình thường gặp là:
- Giáo dục (bất) bình đẳng
- Giáo dục công bằng
Những yếu tố Giáo dục (bất) bình đẳng thường thể hiện trong Giáo dục người Việt là:
- Con trưởng thì phải chịu nhiều trách nhiệm hơn các con khác- Con trai thì được hưởng nhiều quyền lợi hơn con gái...
- Đứa yếu nhất sẽ đương nhiên được hưởng sự chăm sóc, hỗ trợ một cách quá mức từ bố mẹ, anh chị em.
Những đứa trẻ trong môi trường giáo dục này được (bị) hưởng quyền lợi khác nhau tùy thuộc vào xuất phát điểm. Trong khi đó Giáo dục Công bằng là tất cả mọi đứa con không kể giới tính hay thứ tự đều phải đối xử như nhau, chúng được đảm bảo hưởng các nền tảng giáo dục như nhau không phụ thuộc vào thứ tự, giới tính. Chính cách ứng xử của cha mẹ trong quá trình giáo dục không nhất quán ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách trẻ trong tương lai.
Ở Việt Nam, Những cổ đông khi góp vốn thường áp các Quy tắc công bằng. Mọi cổ đông hưởng quyền lợi theo tỷ lệ vốn góp bằng tiền mà ko tính đến năng lực riêng của từng người (những năng lực này đáng lý cg phải quy ra bằng vốn góp). Khi công ty làm ăn có lãi, những bất cập về chia lợi bắt đầu phát sinh. Việc chia lợi theo quy tắc bình đẳng (làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít) dẫn đến xung đột với quy tắc ban đầu (Quy tắc công bằng)
Ttrong phân chia tài sản thừa kế, con trưởng thường được hưởng nhiều hơn vì trên lý thuyết con trưởng chịu nhiều trách nhiệm hơn. Tuy nhiên thực tế khi những đứa con trưởng thành thì thường xảy ra xung đột, những đứa con sau sẽ đòi quyền lợi nhiều hơn (lại do cách giáo dục con lớn phải nhường cho em út).
Vậy trong lĩnh vực quân sự thì thế nào? Do đặc thù trong lĩnh vực quân sự nguyên tắc hoạt động là quyết định mệnh lệnh từ trên xuống dưới. Đây lại là đặc trưng của phương pháp Giáo dục (bất) bình đẳng phổ biến trong gia đình người Việt. Vì vậy người Việt rất dễ phục tùng do môi trường giáo dục quen thuộc từ nhỏ. Khi những tính chất của thời chiến qua đi, các gia tộc Việt Nam vẫn áp dụng những nguyên tắc quản lý mệnh lệnh sẽ nảy sinh các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế. Đây tất yếu sẽ là khởi nguồn của sự chia rẽ, xung đột…
Nhìn lại thực tế thì những gia đình nào bố mẹ giáo dục con cái một cách công bằng (Không phân biệt hoặc ít phân biệt con trưởng vs con thứ, con trai vs con gái…) thường sau này ít xảy ra va chạm khi tranh chấp quyền lợi hơn so với những gia đình giáo dục theo kiểu (bất) bình đẳng. Và trong những gia đình có môi trường giáo dục công bằng này, hầu hết những đứa con đều ít nhiều gặt hái được thành công.
QUANG HÒA
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất