Fujitora - lão mù nhưng không "Mù" của Onepiece
Xin chào mọi người, bài viết này mình sẽ nói đến một tân đô đốc hải quân sau hai năm timeskip Issho, hay được biết với cái tên hổ tím...
Xin chào mọi người, bài viết này mình sẽ nói đến một tân đô đốc hải quân sau hai năm timeskip Issho, hay được biết với cái tên hổ tím Fujitora. Bài viết của mình sẽ chỉ xoay quanh nhân vật Issho được bác Oda xây dựng ở phần Dressrosa. Do đây là bài viết theo suy nghỉ cá nhân, mà mình lại không phải là fan ruột của Onepiece lại chỉ xem Onepiece thuyết minh, nên nếu khen quá lời hay không đúng với tình tiết câu chuyện mong các bạn bỏ qua.
Sơ lược ngoại hình và sức mạnh Vị tân đô đốc hổ tím được giới thiệu lần đầu trong bộ trang phục truyền thống của nhật với màu tím đặt trưng như biệt danh, tay chống gậy (trong là thanh kiếm) mãi đến các tập sau ông mới khoác hờ chiếc áo đặc trưng của đô đốc hải quân. Ông trông khá đô so với hầu hết các lính dưới trướng, kiểu mặt người châu á đặc trưng (theo mình thì giống với người Philippines), đôi mắt mù thường nhắm cùng với vết sẹo hình giống chữ x do ông tự gây ra để làm mù bản thân vì đã phải nhìn thấy những điều xấu xa không nên thấy (một cách giải thích rất ấn tượng cho vết sẹo của bác Oda). Ở các phần sau mình sẽ chỉ nói chủ yếu về tính cách của nhân vật nên ở phần này mình sẽ nói sơ lược đến sức mạnh của nhân vật, một yếu tố tiên quyết phải nhắc tới khi viết về các bộ manga đánh đấm là chính. Khỏi cần phải nói nhiều về các thể loại sức mạnh vô cùng bá đạo của các nhân vật từ các dạng biến cơ thể thành thú, thành vật chất đến các dạng chuyển hóa cơ thể thành nguyên tố tự nhiên. Tất nhiên một đô đốc, người có quyền lực quân sự cực cao, hiển nhiên phải có sức mạnh bá đạo như vậy. Hổ tím mang trong mình sức mạnh của trái ác quỷ thao túng trọng lực kết hợp với năng lực chiến đấu cùng khả năng kiếm pháp của bản thân đả biến ông trở thành một con mãnh hổ thật sự của bộ truyện, năng lực trong lực của ông còn được thể hiện thậm chí có thể triệu hồi cả thiên thạch để tấn công, thật sự quá bá đạo. Nhưng nếu chỉ nói về sức mạnh thôi thì Fujitora vẫn rất nhạt nhòa so với các nhân vật khác của bộ truyện. Điều làm ông khác biệt so với phần còn lại của cả bộ truyện dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng mình vẫn rất thích, thậm chí nói quá tí là thần tượng, chính là tính cách của ông. Một người mù nhưng không hề "Mù".
Sơ lược ngoại hình và sức mạnh Vị tân đô đốc hổ tím được giới thiệu lần đầu trong bộ trang phục truyền thống của nhật với màu tím đặt trưng như biệt danh, tay chống gậy (trong là thanh kiếm) mãi đến các tập sau ông mới khoác hờ chiếc áo đặc trưng của đô đốc hải quân. Ông trông khá đô so với hầu hết các lính dưới trướng, kiểu mặt người châu á đặc trưng (theo mình thì giống với người Philippines), đôi mắt mù thường nhắm cùng với vết sẹo hình giống chữ x do ông tự gây ra để làm mù bản thân vì đã phải nhìn thấy những điều xấu xa không nên thấy (một cách giải thích rất ấn tượng cho vết sẹo của bác Oda). Ở các phần sau mình sẽ chỉ nói chủ yếu về tính cách của nhân vật nên ở phần này mình sẽ nói sơ lược đến sức mạnh của nhân vật, một yếu tố tiên quyết phải nhắc tới khi viết về các bộ manga đánh đấm là chính. Khỏi cần phải nói nhiều về các thể loại sức mạnh vô cùng bá đạo của các nhân vật từ các dạng biến cơ thể thành thú, thành vật chất đến các dạng chuyển hóa cơ thể thành nguyên tố tự nhiên. Tất nhiên một đô đốc, người có quyền lực quân sự cực cao, hiển nhiên phải có sức mạnh bá đạo như vậy. Hổ tím mang trong mình sức mạnh của trái ác quỷ thao túng trọng lực kết hợp với năng lực chiến đấu cùng khả năng kiếm pháp của bản thân đả biến ông trở thành một con mãnh hổ thật sự của bộ truyện, năng lực trong lực của ông còn được thể hiện thậm chí có thể triệu hồi cả thiên thạch để tấn công, thật sự quá bá đạo. Nhưng nếu chỉ nói về sức mạnh thôi thì Fujitora vẫn rất nhạt nhòa so với các nhân vật khác của bộ truyện. Điều làm ông khác biệt so với phần còn lại của cả bộ truyện dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng mình vẫn rất thích, thậm chí nói quá tí là thần tượng, chính là tính cách của ông. Một người mù nhưng không hề "Mù".
Đọc thêm:
Vị thủ lĩnh kì lạ Điểm khiến Issho khác biệt với vô số nhân vật khác trong Onepiece chính là tính cách giản dị, khiêm tốn, sống và hành động theo lí lẽ công bằng, cương trực, nhân đạo, không chối bỏ trách nhiệm, cực kì tự trọng. Các tính cách của hổ tím không phải là hiếm trong Onepiece như để tìm một người hội đủ các tính cách trên thật sự rất khó, đặc biệt khi ông còn là một trong các đô, một trong những nhóm phản diện chính của cả bộ truyện, thì việc một con người đầy quyền lực lại xuất hiện với vẻ từ tốn có nét nhún nhường của một người từng trải và ngoại hình không quá khác biệt với một lão ăn xin dễ bắt gặp ven đường thì quả là một điều hết sức kì lạ với cả người đọc giúp định hình một ấn tượng rất riêng về vị tân đô trong mắt đọc giả.
Sự đối lập tư tưởng Ở một thế giới mà hải tặc được tôn sùng thậm chí được tạt tượng như một người hùng thì điều hiển nhiên thế lực đối lập với họ, hải quân, sẽ đảm đương vai ác chuyên dùng mưu hèn, kế bẩn thậm chí lợi dụng cả đối thủ của mình (ý mình là thất vũ hải) để duy trì quyền lực của tổ chức cũng như cấp trên. Trong môi trường quân đội dù ngoài đời hay trong truyện thì việc tuân thủ mệnh lệnh cấp trên là điều hiển nhiên nhưng Fujitora lại không làm như vậy. Trong phần Dressrosa ông đã không ít lần cãi mệnh lệnh của Akainu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng hành động cố tình để các hải tặc trốn thoát cũng như tạo cơ hội cho họ tỏa sáng bằng việc hành động tiêu diệt thành viên của gia tộc Doflamingo. Tình tiết này cũng rất thú vị vì ta có thể hiểu trọng trách tiêu diệt Doflamingo thuộc về hải quân nhưng Fujitora cố tình thoái thác trách nhiệm của bản thân tạo cơ hội cho các hải tặc giải cứu vương quốc biến họ thành những người hùng thật sự đồng thời chính ông với tư cách là người đại diện lực lượng tối cao đứng ra nhận lỗi lầm của cả một tổ chức quyền lực tối cao luôn dùng khả năng thao túng truyền thông để giành lấy công lao vốn không do mình làm ra mà đến từ tay của chính những kẻ thù của mình. Hành động dám đứng ra chấp nhận sai lầm cũng như cố tình tạo ra những kẻ hở để nhân vật chính chúng ta được tỏa sáng thực sự là việc không hề có tiền lệ trước đó và cũng chưa một ai từ đầu mạch truyện có thể làm được. Chính Smoker cũng đã thốt lên khi biết được tin ở Dressrosa "Nếu tôi có quyền lực như ông ấy tôi cũng không thể làm được điều như vậy" (do mình chỉ xem phim thuyết minh nên nếu dẫn lời không đúng với nguyên tác mong các bạn thông cảm).
Hi sinh tự trọng bản thân vì lí tưởng cao cả Lí do để một người với tư tưởng chống phá tổ chức mình tham gia lại giữ chức đô đốc được tác giả viện dẫn qua lời thoại của chính nhân vật "ta tham gia vào hải quân để dẹp bỏ mớ hỗn độn mà chính quyền thế giới đã gây ra, hệ thống thất vũ hải" qua lời thoại của ông chng ta có thể phần nào hình dung việc ông chấp nhận gia nhập hải quân, tổ chức được xem là mang nhiều tính đối lập so với công lí của Issho, là để thực hiện lí tưởng trừ gian dẹp loạn, vì mục tiêu chính để mang lại sự bình yên cho thường dân, quả là một thủ lĩnh mang tư tưởng vĩ đại. Ngoài ra, thông qua lời thoại của chính hổ tím ta cũng phần nào hình dung được thứ sức mạnh ghê gớm mà ông nắm giữ bởi như cách nói của ông có vẻ việc giữ chức đô đốc, chức vụ bao kẻ thèm khát, chỉ là việc bất đắc dĩ và ông không mong muốn. Trong một phân đoạn khác tư tưởng bảo vệ người dân được đặt lên hàng đầu thể hiện qua câu thoại với cấp dưới "không phải bảo vệ người dân là trách nhiệm của hải quân sao?". Tự trọng luôn là một đức tính nên có nhất là đối với một người đầy kiêu hãnh như hổ tím nhưng ông ta đã dẹp tự trọng bản thân qua một bên chấp nhận danh hiệu bản thân cho là dơ bẩn vì lợi ích chung của mọi người, qua hành động này đã phần nào khẳng định tư tưởng khác biệt của ông với những người cùng tổ chức đồng thời giúp người đọc ngầm nhận định được đây là một nhân vật chính diện dù là chỉ huy của hải quân.
Hào quang ư? Tôi nhường các cậu cả đấy! Nếu nói tất cả thắng lợi của Luffy đều do Issho sắp đặt và đứng sau hỗ trợ thì thật là nói quá. Nhưng nếu phủ nhận sức ảnh hưởng của ông đến cc diện trận đầu thì rất sai lầm bởi dù chì là nhân vật phụ và xuất hiện rất ít nhưng nếu ông thực sực muốn bắt Luffy thì mình cá là bộ truyện sẽ kết thúc sớm. Như đã nói ở phần trước hành động cố tình để hải tặc giải phóng vương quốc nhằm chỉ ra sự yếu kém của hải quân, nhưng để ý định thành công thì việc trước tiên là Cu Lù phải thắng Doflamingo. Rõ ràng ông rất tin tưởng vào Luffy nên mới hết lần này đến lần khác cố tình tạo tình huống giả nhằm giúp nhân vật chính có cơ hội trốn thoát. Qua hành động trên ta thấy được ở ông còn có sự tin tưởng tuyệt đối vào những điều mình lựa chọn dù đó là là việc tin vào một hải tặc trẻ tuổi. Ở ông ta còn thấy được một người nhận định tình huống rất thực tế, ông hoàn toàn dẹp bỏ nhiệm vụ qua một bên để cùng các hải tặc ngăn lồng chim của phản diện của phần Dressrosa bóp chết toàn vươn quốc. Mình nghỉ nếu là một đô đốc khác thay vào vị trí của Issho trong tình huống đó có lẽ họ đã thừa nước đục thả câu tiêu diệt hết các hải tặc mặc cho vương quốc có bị phá hoại thế nào.
Đọc thêm:
Tin vào số mệnh Nhân vật hổ tím được giới thiệu rõ lần đầu ở casino trong thành phố. Rõ ràng, nhân vật được sắp đặt để sự hình thành tính cá nhân sẽ có liên quan với cờ bạc nên từ lần đầu xuất hiện ông đã hỏi đường để đến casino, hình tượng của ông không hề là một lão già nghiện đánh bạc mà là một người đàn ông rất tin tưởng vào vận mệnh, một đặt trưng của các trò bài bạc. Niềm tin vào vận mệnh của ông được thể hiện trong một vài phân cảnh như lúc đánh bạc ở casino ông đã chơi tới suýt trắng tay do tin vào vận may của bản thân, hay để ra quyết định bắt nhóm mũ rơm ông đã mất kha khá thời gian để chờ con xúc xắc đổ vào đúng mặt ông đã giao ước là án tử cho Luffy và ở phân cảnh gần cuối của phần Dressrosa ông đã hướng về nhóm mũ rơm với con xúc xắc trong tay. Hình tượng một đô đốc giản dị, từ tốn của một người từng trải, luôn tin tưởng vào vận mệnh đã để lại ấn tượng rất lới với mình bởi một phần mình cũng tin mọi việc diễn ra đều có số mệnh.
Tự trọng và kiên định dù chính Fujitora đã nhiều lần cố tình giúp Luffy chạy thoát nhưng một khi con xúc xắc đã đổ đúng mặt ông quyết truy đuổi không buôn tha cho băng mũ rơm. Trong một phân cảnh ông đã từ chối bắt mũ rơm bởi con xúc xắc chưa đổ đúng mặt dù ông đã biết được vị trị của cả nhóm mũ rơm đang ẩn nấp, rõ ràng ông rất tinh tưởng vào vận mệnh. Ngoài vẻ điềm tỉnh có phần hiền từ Issho vẫn mang một tính cách rất đặt trưng của các kiếm sĩ Onepiece, một người đàn ông có tự trọng rất cao. Ông đã thể hiện bản thân rất tức giận vì nghỉ Luffy xem thường mình nên mới chỉ điểm khi ra đòn, sau phân cảnh này sức mạnh khủng kiếp của hổ tím phần nào được bác Oda thể hiện có thể làm rung chuyển cả trời đất. Tự trọng và kiên định hai yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến các anh hùng vĩ đại và Fujitora hội đủ cả hai yếu tố đó.
Một điều không thể Phân cảnh làm mình ấn tượng nhất khi nói đế Fujitora không phải là những màn thể hiện sức mạnh kinh khủng của bản thân mà nằm ở khung cảnh thiêng liêng khi bản thân ông cúi gập đầu để thay mặt cả chính phủ thế giới xin lỗi vì đã gây ra những hỗn độn cho cuộc sống người dân vương quốc Dressrosa, chính ông cũng là người sắp đặt để cảnh bản thân mình quỳ gối đệ tạ tội được lan truyền khắp nơi. Không cần phải nói nhiều đọc giả chúng ta đều có thể hiểu hành động của ông là liều lĩnh và đặc biệt đến thế nào. Liều lĩnh bởi hành động quỳ gối để xin lỗi là một hành động để chấp nhận sai lầm, hạ thấp danh dự của bản thân nhưng chúng ta đều biết hải quân vốn cố chấp và coi trong danh dự như thế nào. Đặc biệt ở chổ đây quả là một hành động đến cả trong film ảnh thì vẫn là một việc quá sức tưởng tượng khi người đang quỳ gối để xin lỗi là những người nắm giữ quyền lực quân sự tối cao. Thái độ bàng hoàng của dân chúng và cả chút run rẫy của vua Dressrosa đã chứng minh cho hành động của Fujitora là rất liều lĩnh và vô cùng đặc biệt sẽ góp phần làm thay đổi cục diện tình hình thế giới trong onepiece. Thái độ chấp nhận sai lầm và đứng ra để nhận trách nhiệm cho các sai sót đã gây ra là một thái độ đáng được phát huy không chỉ trong manga mà cả ở thực tế nhất là trong thời đại đầy biến động như hiện nay thì việc sai sót là điều không thể tránh khỏi nên việc chấp nhận để nhìn nhận và khắc phục hậu quả là một việc rất đáng được đề cao.
Lão mù nhưng không "Mù" "Có mắt như mù" một câu nói của ông bà Việt Nam xưa có lẽ sẽ rất hợp lí khi dùng để nói tới hải quân trong bộ manga Nhật Bản Onepiece. Hầu hết cá nhân vật hải quân trong truyện đều không ít thì nhiều cố tình phớt lờ, giả vờ không biết tới những bất công, áp bức người dân phải chịu đựng do chính quyền thế giới gây ra. Xuyên suốt mạch truyện ta thấy không ít lần lí tưởng hải quân là công lí hải tặc là xấu xa được hô hào nhưng có vẻ bác Oda đã thể hiện hành động của hai phe hoàn toàn ngược so với lời nói của họ. Họ cố tình phớt lờ đi những hậu quả mà họ gây ra và bạn biết không đa số họ đều là những người không bị mù lòa. Thật trớ trêu khi hành động anh dũng bảo vệ lẻ phải của các hải tặc và sự thối tha của chính quyền thế giới lại được nhìn thấy bởi một vị đô đốc mù lòa. Viết đến đây chính mình cũng đã phải tự đặt ra câu hỏi mình có đang thực sự "nhìn thấy" mọi thứ hay không? Một chi tiết cũng rất hay được tác giả Oda cài cấm vào trong câu thoại cuối của Fujitora "... Tôi ước mình không tự làm mù đôi mắt này để được thấy khuôn mặt thánh thiện của cậu... " một điều ước khó thành sự thật của nhân vật nhưng mình đoán cũng đồng thời là một lời khuyên cho việc suy nghỉ thật kỹ trước khi hành động của bác Oda dành cho chúng ta các đọc giả.
Đọc thêm:
Comics
/comics
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất