Mình vẫn hay bị gắn chung với cái mác tiêu cực chỉ vì hay nghỉ và nói những điều liên quan đến cái chết. Vậy cái chết có thực sự là một điều xấu và không nên nghỉ đến?

1.Một số khái niệm về cái chết


 -Định nghĩa về cái chết theo khoa học:
chết hay qua đời thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.(trích từ wikipedia)

-Định nghĩa về cái chết theo tôn giáo nói chung: sự chết được tin là do linh hồn rời khỏi thể xác.(trích từ wikipedia)

-Định nghĩa về cái chết theo hai tôn giáo phổ biến:
 +Theo Kitô giáo:
chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới vĩnh cửu.(trích từ thuvienhoasen.org)
+Theo Phật giáo: con người sau khi chết tái sanh, tùy theo nghiệp cảm của mình mà tái sanh trong cảnh giới tương ứng.(trích từ thuvienhoasen.org)
-Định nghĩa về cái chết theo y học: khi tim, não và phổi của một người ngừng hoạt động, người đó được xem là đã chết.(trích từ wikipedia)
-Định nghĩa về cái cái chết về mặt pháp lý: có ba cách để xác nhận thông thường nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nước. Cách thứ ba là tuyên bố chết bởi các tòa án.(trích từ wikipedia)

2.Phân loại cái chết: 

Nhìn chung cái chết được chia làm hai loại là chết lâm sàn và chết thật.


3.Một số nguyên nhân dẫn đến:


-Chết bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan như: chết vì bệnh tật, chết do tai nạn, chết vì thiên tai, dịch bệnh,chết vì bị tử hình, chết do người khác hãm hại... nhìn chung đây đều là những cái chết không do sự mong muốn từ chính chủ thể mà do bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.


- Chết đến từ nguyên nhân chủ quan: tự tử. Mình cho rằng cái chết do nguyên nhân chủ quan đến từ mong muốn của chính chủ thể nên mình nghỉ chỉ có thể gọi chung là tự tử nhưng dựa theo hoàn cảnh mà mong muốn đi đến cái chết sẽ được thay thế, sửa dụng các cách gọi khác nhau.

+ Một số ví dụ để mọi người dễ hình dung:
. Một số bệnh nhân ở gia đoạn hiểm nghèo sẽ xin được chết nếu họ cảm thấy việc duy trì sự sống của họ sẽ gây khó khăn về tài chính và cuộc sống cho gia đình họ.
. Con người tìm tới cái chết do hoàn cảnh quá túng thiếu, chết do quá áp lực, chết vì bị suy sụp tâm lý.
. Chết do sự thiếu phòng vệ,cố ý thực hiện các hành vi có thể dẫn đến cái chết cho chủ thể như thiếu đồ bảo hộ khi leo núi, biết thuốc lá hút sẽ bị ung thư dẫn tới chết nhưng vẫn cố tình hút hay biết không đeo khẩu trang sẽ rất dễ dẫn tới việc mắc bệnh do Covid-19 gây ra,... nhìn chung các nguyên nhân dẫn đến cái chết đã đề cập mang tính khá mơ hồ giữ việc cố ý hay do khách quan nên mình xếp vào nhóm chủ quan (còn các bạn thì sau hãy chia sẻ để mình được biết quan điểm của các bạn).
*Lưu ý: ở đây mình sẽ không nói đến chết do chủ thể bị các bệnh về thần kinh lúc thực hiện hành động tự sát do mình cho rằng đây là hành vi tự sát không hoàn toàn do ý muốn nên không thể xếp vào nguyên nhân chủ quan.

4. Tại sao cần phải nghỉ tới cái chết?Chết có thực sự là điều xấu?




 Từ các khái niệm mình đề cập ở mục thứ nhất chúng ta có thể ngầm hiểu là khi nhắc đến cái chết là nhắc đến những điều đi kèm như: thứ nhất, sự dừng hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể theo mặc khoa học và thực tế, thứ hai, sự ra đi, giải thoát đến một nơi nào đó hay được tái sinh, trở nên bất tử,...theo mặc tôn giáo và tâm linh, cuối cùng là sự từ bỏ cơ thể từ bỏ, không giữ được, không mang theo được danh vọng, địa vị, tiền bạc, người thân,... vừa mang yếu tố tâm linh lại cũng rất thực tế. Mình cho rằng yếu tố cuối cùng chính là nguyên nhân chính khiến con người thực sự sợ hãy cái chết và kiên kị việc nói, nghỉ, gắn ghép nó đi chung với một thứ còn sống, còn tồn tại.
-Chết là một thực tế: cũng như sống chết là một quy luật tồn tại của vạn vật kể cả con người. Không một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại mãi mãi dưới một hình dạng theo thời gian. Các yếu tố về sinh học của con người và cả các sinh vật sống đều sẽ bị yếu dần, hoạt động kém hiệu quả lâu dần dẫn đến cái chết, cái chết tổng thể của một người là sự chết đi của từng tế bào trong người đó (đây cũng là lí do khiến nhiều người cố gắng tiềm đến cách thay đổi các cơ quan cơ thể nhằm mong được trường thọ nhưng mình cho là không thể bởi nó không phù hợp ới quy luật chung của tự nhiên). Chết còn là cách để tự nhiên lọc lại, phân phối, làm cho cân bằng lại mọi sự vật sống trên trái đất thử nghỉ nếu công nghệ giúp con người có được cuộc sống vĩnh hằng ra đời thì lấy đâu ra đất để cháu, chắc của chúng ta sinh ra. Như vậy, chúng ta thấy chết cũng là một mặc nhiên của tạo hóa như sống nên không thể trốn chạy hay thay đổi được vì vậy chúng ta nên có cái nhìn tích cực hơn về cái chết để có thể sống an nhàn, vừa để bản thân luôn biết trân trọng thời gian khi được sống.
-Chết đôi khi còn là một sự giải thoát: ở đây mình không nói đến sự giải thoát theo cách hiểu tôn giáo mà là việc bạn sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của bản thân do mắc các bệnh về nan y không thể chữa trị hoàn toàn gây ra các cơn đau đớn hành hạ thể xác lẫn tinh thần người bệnh, các bệnh liên quan đến bại liệt làm cho người mắc phải sống cuộc sống thực vật gây rất nhiều khó khăn, gánh nặng cho gia đìnhva cả người bệnh cũng chẳng thể vui sướng khi cơ thể bất động còn ý thức vẫn hoạy động (với bản thân mình thì đây là việc sống kinh hoàn nhất và người mắc nên được ra đi nếu họ thực sự có nhu cầu) hay hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt, nợ nần chồng chất dẫn đến chủ thể tự sát. Có nhiều luồn quan điểm cho rằng sống là phải vươn lên, là phải biết phấn đấu, là phải lạc quan,... nhưng theo mình mỗi người mỗi cảnh, mỗi người mỗi "đô" chịu đựng khác nhau nên việc chọn lấy cái chết cũng là quyết định chấm dứt sự sống của họ và chúng ta là những người ngoài cuộc chỉ nên im lặng, tôn trọng quyêt định của người ra đi, hơn thế nữa nếu đặt bạn vào tình huống thực tế thì liệu bạn còn đủ nghị lực để thực hiện những điều bạn nói không hay bạn sẽ từ giã cuộc sống nhanh hơn cả những người bạn chê trách. Nếu nhìn ở góc độ này thì cái chết đôi khi trở thành một đặt ân, một sự chọn lựa của tạo hóa nên cách nhìn cái chết chỉ toàn mặt xấu nếu xét đến khía cạnh này sẽ trở nên cực kì phiến diện.
-Sợ cái không thấy đây là một hiện tương tâm lí chung , là một di sản để lại từ thời con người chỉ sống qua ngày nhờ săn bắt hái lượm. Chính nhờ sự sợ hãi đã cho con người thời đại ấy một khả năng đề phòng cực kì tốt trước các nguy hiểm tiềm tàng từ thiên nhiên xung quanh. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tâm lí sợ, cảnh giác, đề phòng đã ít nhiều bị giảm tác dụng tích cực của nó bởi suy cho cùng nếu việc sợ hãi giúp ta tránh được việc chúng ta gặp phải những hậu quả xấu thì nó cũng đồng thời giới hạn lại vùng an toàn, ngăn chúng ta thực hiện những sáng tạo, đột phá mới. Cái chết với mình cũng như vậy, mình nghỉ con người sợ cái chết bởi có một thực tế rằng bạn đang sống, bạn biết mình thở, bạn biết tim bạn vẫn đang đập và đặc biệt nhất bạn không chỉ biết mà bạn còn có thể chia sẻ lại thứ bạn biết cho người khác. Nhưng cái chết thì không như vậy, không một ai, ít nhất là không có bằng chứng xác thực rõ ràng, rằng có những người từ cỏi chết quay về rồi "kể lại" cho những người chưa chết "nghe" việc chết như thế nào, chết đi thì gặp cái gì, chết rồi thì có còn "biết" được những gì diễn ra quanh mình không ( đây cũng là một trong những lí do để các tôn giáo ra đời nhằm trả lời cho các câu hỏi sau khi chết và một đảm bảo về một tương lai tốt đẹp ở cỏi chết). Như vậy, con người chỉ can đảm để đương đầu với cái khi đã nhìn thấy, nghe thấy việc chết, phân tích được cái chết diễn ra như thế nào. Đến khi ấy, đôi khi việc chết lại trở thành một lựa chọn "gở gạc" nếu họ "rủi" sinh ra có cuộc sống bất hạnh, mọi người sẽ nói đến việc chết, mô tả về cái chết, viết nhạc để ca ngợi cho vẻ đẹp của cái chết như cách mà chúng ta vẫn thường biến sự sống thành kiệt tác nghệ thuật. Còn ở thời điểm hiện tại, khi vẫn chưa có các bằng chứng khoa học vững chắc mình nghỉ mọi người cùng chẳng có lí do gì để ghê sợ hay cấm đoán việc nói về cái chết chỉ vì họ chưa được nhìn thấy nó.
 -Chết - Sự tư hữu như mình đã nhắc đến ở các mục trước cái chết cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ mọi thứ mà mình đang sở hữu. Con người vốn vẫn là một loài ích kỉ nên sự sở hữu và tính bảo vệ tài sản là cực kì cao vì vậy việc chết đi, từ bỏ mọi thứ với con người nhìn chung là một việc rất khó để chấp nhận. Bạn cảm thấy bực tức khi bị trộm mất cái xe phải tích góp mấy năm trời để mua được, bạn cảm thấy khó chịu khi bị một người bạn chê món ăn bạn là rất dở tệ dù bạn đã dành cả ngày để nấu nó, bạn cảm buồn khi bài viết bạn phải mất cả đêm để hoàn thành lại chẳng ai thèm ngó tới,...tôi cũng như vậy. Những cảm xúc ấy sẽ xuất hiện khi một vật, một việc mà bạn sở hữu hoặc bạn cho là bạn làm ra chúng nên mặc nhiên có quyền sở hữu chúng bị xâm phạm. Nhìn chung, chúng ta đều có thể ngăn chặn hoặc ít ra có thể sửa lại để hoàn thiện hơn ở lần sau nhưng chết thì không như vậy, chết gắn liền với việc từ bỏ tất cả ở cõi sống nhưng thử nghỉ xem các cảm xúc tiêu cực đến khi sự tư hữu bị xâm phạm vậy việc từ bỏ tất cả có lẽ là điều khó để con người có thể chấp nhận trong vài hơi thở cuối. Quyền tư hữu bị tước đi đã góp một phần không nhỏ củng cố cho quan điểm ở hầu hết chúng ta: "chết là một việc gở", tránh nhắc đến cái chết, nên tránh xa cái chết, không nên nghỉ, tìm hiểu về cái chết.
-Nghỉ, lạc quan, bi quan: cái chết trở nên tốt hay xấu hoàn toàn không phải do bản chất của nó quyết định mà do cảm quan của mỗi chúng ta nhìn nhận về nó mình sẽ gọi chung đó là việc nghỉ. Nếu bạn nghỉ cái chết theo chiều hướng u ám, cái chết sẽ làm bạn đau đớn, cái chết sẽ lấy đi mọi thứ của bạn thì đó sẽ là các nghỉ bi quan (theo mình còn là cách nghỉ bị động bởi không giải quyết được hậu quả). Ngược lại, nếu chúng ta xem cái chết như một qui luật không thể trốn chạy và sống hòa thuận, không chối bỏ nó thì mỗi chúng ta sẽ có cách nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, trân trọng từ ngày mình còn được sống và sẽ có các biện pháp có thể giải quyết được hậu quả ( mình không có ý nói đến việc bất tử), cách giải quyết hậu mình đề cập ở phần tiếp theo. Như vậy, phụ thuộc vào cách nghỉ của mỗi người mà việc chết trở nên đáng sợ hay không. Vì vậy, tại sao chúng ta không cho mình cơ hội để có cái nhìn về cuộc sống nhẹ nhàng hơn, trân trọng hơn những gì mình đang bởi mình biết cái chết chỉ như một lời nhắc nhở hãy rằng: "hãy sống cho có ý nghĩa".
-Nghỉ tới cái chết là cách phòng bị cho sự sống hiệu quả nhất: vì cái chết là một aư thật không thể trốn chạy nên sống và chọn cách đương đầu sẽ là chiến lược hữu hiệu nhất. Chúng ta không thể cầm gươm, dao để tiêu diệt cái chết, càng không thể lạm dụng lí do bảo vệ của sống mà hướng đến mọi cách để trở nên bất tử để làm trái với qui luật tự nhiên. Việc mà mỗi người cần và nên làm mình cho là hãy sống một cuộc sống thật khỏe mạnh, tránh xa những yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe, có những biện pháp phòng ngừa để loại trừ các trường hợp xấu xảy ra sẽ lấy đi mạng sống của các bạn. Việc sống khỏe như tập thể dục ra sao, ăn uống điều độ thế nào để sống khỏe đã có rất nhiều bài viết đề cập nên mình sẽ không nói thêm. Tránh xa các yếu tố bất lợi có thể hiểu là nếu bạn biết ăn bận mát mẻ giữa cái rét của Hà Nội sẽ làm bạn chết vì cóng thì bạn hãy tránh làm như vậy, hay nếu biết hút thuốc sẽ giúp bạn rút ngắn khoản cách với thần chết thì các bạn phải cố gắng bỏ dần thuốc,... nhìn chung thì cứ cái gì xấu có hại cho sức khỏe, có khả năng lấy mạng bạn thì bạn tránh xa. Các yếu tốt phòng bị mình nói đến các bạn có thể hình dụng là các dụng cụ đi kèm giúp bảo đam hơn cho sự sống của bạn khi thực hiện nhửng công việc có tỉ lệ làm bạn tử vong như mũ bảo hiểm khi đi xe, đồ lặn khi đi lặn, dụng cụ bảo hộ khi leo trèo, khẩu trang luôn phải mang theo trong thời kì dịch bệnh hoành hành,.... Nhìn chung, việc phòng vệ là rất đơn giản nhưng lại cực kì thiết thực để vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa các chấn thương, giảm mạnh tỉ lệ tử vong khi tham gia các hoạt động nguy hiểm nếu so với việc không thực hiện các biện pháp bảo hộ khi tham gia các hoạt động ấy. Hơn hết, chết là chuyện tương lai nhưng sống lại là việc của hiện tại nên để có một hiện tại thật tốt mình nghỉ chúng ta cần phải trang bị sẵn các biện pháp để sống thật khỏe nói chung và phòng ngừa các yếu tốt dẫn đến cái chết nói riêng.
5. Kết: Với bản thân mình cái chết là một điều tất yếu mà chúng ta hiễn nhiên phải đương đầu với nó nên việc nghỉ lạc quan và tiềm ra giải pháp để kéo dài cuộc sống thật khỏe mạnh đến lúc chết là một điều thật sự cần thiết và không có gì xấu phải tránh né. Hơn thế đôi khi cái chết lại còn là một đặt ân cho một số người. Theo mình chúng ta nên nhìn nhận cái chết một cách khách quan nhất và cũng nên xem cái chết thiêng liêng như sự sống bởi suy cho cùng chúng đều là thứ giúp tạo hóa duy trì và phát triển vạn vật, nếu thiếu một trong hai yếu tố sự sống sẽ rơi vào hỗn loạn. Vậy tại sao chúng ta lại chỉ tôn vinh việc sống và chối bỏ sự tồn tại của việc chết? Quan điểm của các bạn về cái chết và việc nói đến cái chết như thế nào? Hãy cho mình biết nha!