1. Fight Club (1999)

Bộ phim nói về hành trình của một nhân vật với 1 nhân cách phụ. Nghĩa là một người có 2 nhân cách thay nhau điều khiển mà mãi cuối phim nhân cách gốc mới nhận ra.
Bộ phim rất u ám bởi nó kể lại hành trình bộc phát và lên kế hoạch khủng bố, lối sống chạm đáy của kẻ chạm đáy. 
Nhân cách phụ này rất thông minh, được tạo nên bởi những kìm nén và ấm ức. Hắn bộc lộ rất nhiều triết lý, đặc biệt là thấu hiểu cảm giác “chạm đáy”. Khi chạm đáy, trải nghiệm quá đáng sợ và mãnh liệt nên bản ngã đã chạy trốn, nhường năng lượng tâm thần cho một cái tôi mới hình thành.

Thay vì yếu đuối và đau khổ thì hắn đã chuyển những tức giận, ấm ức, áp lực thành sự mạnh mẽ và điên cuồng của bản thân vào việc phá hoại và dạy dỗ những kẻ giống như mình trở nên mạnh mẽ, cho họ một mục đích sống khi khủng hoảng đó là kế hoạch trả thù thế giới của hắn. Tiếc rằng sự mạnh mẽ lại dùng cho việc trả thù.
Quả thật có những điều chỉ ở trong những hoàn cảnh đặc biệt ta mới hiểu ra được. Cho nên việc có một nhân các phụ phá phách không phải là bị nguyền rủa, quan trọng là nếu nó có thì phải chuyển hoá như thế nào, đó mới là ý nghĩa rốt ráo của hiện tượng này.
Quả thật có những điều chỉ ở trong những hoàn cảnh đặc biệt ta mới hiểu ra được. Cho nên việc có một nhân các phụ phá phách không phải là bị nguyền rủa, quan trọng là nếu nó có thì phải chuyển hoá như thế nào, đó mới là ý nghĩa rốt ráo của hiện tượng này.
Cho đến cuối phim nhân cách gốc đã sẵn sàng tự sát để kế hoạch khủng bố của nhân cách tiêu cực kia không được thực hiện. Chính vì sự quyết tâm này về mặt tâm thần mà nhân cách kia đã “chết” theo như trong phim.
Ở thế giới tâm thần thì nhân cách đó không chết, họ sẽ sống ở chiều kích của tâm thần. Chỉ là từ khi đó, bản ngã gốc không cung cấp năng lượng tiêu cực thêm cho nhân cách tiêu cực đó nữa. Nhân cách đó chỉ “chết” khi mọi dồn nén và tiêu cực của người này được nhìn nhận và thấu hiểu của ánh sáng ý thức vào bóng đêm vô thức, từ đó thay đổi nhận thức (chuyển hoá).
Ý niệm, ý chí, linh hồn (phần mảnh linh hồn) không chết, nó chỉ chuyển từ tần số này sang tần số khác.
Tôi không chắc là nhân cách gốc sau đó đã chuyển hoá được nhân cách phụ (một phần linh hồn của mình) hay chưa vì đến đó là phim kết thúc. Nhưng khi đã nhận diện được thì sẽ bắt đầu quá trình chuyển hoá thông qua sự rèn luyện và thực hành.

2. Các linh hồn phân mảnh là các tiểu nhân cách.

Trong phim nhân vật rất hay deja vu nhìn thấy các cảnh quen thuộc. Bởi vì nhân cách còn lại đã từng đến đó khi nhân cách kia đi ngủ. Về mặt vật lý thì người này ngủ rất ít vì hai nhân cách thay nhau điều khiển.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng từng deja vu bởi khi cái tôi nào đó (phân mảnh linh hồn) ở tương lai hoặc chiều cao hơn (chiều thời gian phi tuyến tính - mọi thứ cùng lúc hiện hữu) đã va chạm thông tin với cái tôi bản ngã đang sống cuộc đời hiện tại.
Khi ngủ, ý thức và bản ngã sẽ yếu đi thậm chí tắt hẳn (nên tỉnh dậy không nhớ gì) và năng lượng tâm thần sẽ hoạt động ở các phần tâm thần vô thức, và bên trong đó là các cái tôi cao hơn ở chiều phi tuyến. Đôi khi ta tỉnh dậy và nhớ mơ hồ giấc mơ và cảnh tương lai rồi bảo rằng mình đã deja vu.
Bộ phim nói lên các khía cạnh và chi tiết của những người đa nhân cách khá rõ ràng và tinh tế.
Yếu tố nghệ thuật nằm ở chỗ triết lý của nhân cách phụ được nêu ra qua các cuộc hội thoại là những bài học mà người này đang tích hợp.