CÓ NÊN XOÁ SỔ NỮ QUYỀN VÀ PHONG TRÀO #metoo VÌ NÓ SẼ DẪN ĐẾN vU oAn đÀn ôNg tỘi hIếP dÂm?
Xin lỗi vì cái tiêu đề hoa thường nhìn có vẻ edgy nhưng mà nhìn quen rồi Warning: Số liệu được đánh dấu và đặt dưới cmt, rất tiếc...
Xin lỗi vì cái tiêu đề hoa thường nhìn có vẻ edgy nhưng mà nhìn quen rồi
Warning: Số liệu được đánh dấu và đặt dưới cmt, rất tiếc mình không tìm được số liệu report của Việt Nam nhưng mình tin số liệu của châu Âu và Mỹ đã đủ chứng minh điều mình nói. Và ở đây chúng ta không tranh luận kiểu "gần nhà tao có bà abc...", "tao quen ông xyz thế này thế kia...".
Đúng, tình trạng vu oan là có thật nhưng chỉ có 4% tại Anh và 2-6% tại Mỹ và châu Âu số vụ hiếp dâm là do tố cáo sai (1)
Trong khi đó, từ năm 2019-2020, CÓ ĐẾN 98% SỐ KẺ HIẾP DÂM KHÔNG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI BẤT CỨ HÌNH PHẠT NÀO (2)
-55130 vụ tố cáo hiếp dâm (số vụ thực sự xảy ra chắc chắn là còn cao hơn nhiều)
-Chỉ có 2101 vụ được cơ quan chức năng tiến hành điều tra
-Chỉ có 1439 vụ bị kết án tù
Vậy chứng tỏ điều gì? 98% phụ nữ trên kia không có được công lý vì họ nói dối? Vì họ vU oAn đÀn ôNg? Hay vì hệ thống luật pháp không bảo vệ được họ?
Có thể bạn không nhận ra điều này, nhưng các vụ án mà phụ nữ vu oan đàn ông CỰC KỲ HIẾM, và một khi xảy ra thì nó cực kỳ nổi tiếng (Liam Allan) và bị lấy ra làm lá chắn cho việc cancel phong trào me too và đánh lận con đen cho các vụ hiếp dâm khác, cho rằng toàn bộ các vụ hiếp dâm đều là vu oan trong khi thực tế thì rõ ràng khả năng nạn nhân bị bịt miệng và không tố cáo cao hơn nhiều.
Một số lý do mà chắc chắn phong trào #metoo cần thiết, ít nhất là tại Việt Nam:
-Khả năng nạn nhân dàn dựng để vu oan cho hung thủ là rất thấp bởi vì người Việt Nam vẫn rất quan trọng chuyện trinh tiết, chắc chắn nạn nhân sẽ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi tố cáo ai đó vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, người thân, bạn bè. Khi một vụ hiếp dâm xảy ra, nạn nhân luôn là người bị đổ lỗi trước, sau đó là họ hàng dè bỉu, chê bai, chửi bới, gọi cha mẹ nạn nhân là không biết dạy con, gọi nạn nhân là gái hư, mặc váy ngắn, tô son nên đáng đời mày lắm. Tỉ lệ risk/reward không xứng đáng để nạn nhân phải bày trò này.
-Dư luận xã hội không phải là điều mà ai cũng có thể chịu đựng được, nhất là ở vị trí của nạn nhân. Khi xảy ra một vụ hiếp dâm, thường thì dư luận xã hội sẽ đổ dồn về phía nạn nhân trước (không thèm dẫn chứng luôn, cứ lên mấy page giải trí của xì chây đọc là biết). Việc tố cáo là một quyết định cực kỳ khó khăn đối với nạn nhân thật sự chứ đừng nói là nạn nhân dàn dựng để vu oan.
-Hung thủ luôn là người vô tội trước khi bị kết án, và có thể hòa giải với gia đình nạn nhân. Hung thủ thường chọn các nạn nhân 1.có vấn đề về tâm lý 2.ở địa vị xã hội thấp hơn để hiếp dâm nên việc dùng tiền để bưng bít hoàn toàn có thể xảy ra.
-Trái với suy nghĩ của nhiều người là mặc váy ngắn, đi đêm sẽ dẫn đến hiếp dâm, thực tế thì hầu hết các vụ hiếp dâm đều là do người quen của nạn nhân thực hiện (3) và hầu hết đều có sự chuẩn bị trước từ hung thủ. Điều này gây ra khó khăn trong việc tố cáo hung thủ vì cha mẹ nạn nhân có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ với gia đình, họ hàng sau này nên không ít vụ nạn nhân phải im lặng chịu đựng vì danh tiếng của gia đình.
-Nạn nhân có thể mất một thời gian dài để nhận ra mình từng bị xâm hại trong quá khứ. Khi việc hiếp dâm xảy ra, hầu hết nạn nhân đều ở tuổi rất trẻ và với tư duy của nhiều bậc phụ huynh Việt Nam hiện nay, cấm trẻ em tiếp xúc với giáo dục giới tính vì cho rằng đó là "vẽ đường cho hươu chạy", rất nhiều trẻ em không biết được đó là hành vi xâm hại cho đến khi lớn lên và nhớ lại. Hung thủ cũng có thể gaslight nạn nhân để dụ dỗ và khiến nạn nhân tự đổ lỗi cho mình "vì em lúc đó thế này nên anh mới làm thế kia...", "lúc đó anh chỉ đùa thôi chứ không phải xâm hại...", "do em làm anh tưởng là em muốn nên anh mới...",...
-Nạn nhân không có đủ khả năng hoặc bị đe dọa, ép buộc phải giữ im lặng để giữ danh tiếng cho nhà trường hoặc gia đình, đến khi lớn lên và độc lập tài chính mới có thể nói ra sự thật, nhưng lúc đó thì họ không còn bằng chứng nữa (xét nghiệm lấy DNA phải được thực hiện sớm nhất có thể sau khi bị hiếp dâm, các vết bầm, vết thương). Thậm chí dù có DNA và các vết thương, hung thủ vẫn có thể nói rằng cô ta đã đồng ý cho tôi làm, chỉ là lúc đó cô ta đòi chơi BDSM thôi.
-Theo đuổi các vụ kiện là tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và quan trọng nhất là sức khỏe tinh thần. Một người sau khi trải qua một sự kiện khủng khiếp như vậy cộng với áp lực từ nhiều phía chắc chắn sẽ rất khó khăn để theo đuổi một mình. Nhất là như trên, khi hung thủ là người quen của nạn nhân, còn nạn nhân là trẻ em, ở địa vị xã hội thấp hơn và bị trói buộc bởi dư luận xã hội.
Đúng, vu oan cho người khác là không tốt, nhưng việc bắt các nạn nhân thực sự im lặng thì không giải quyết được vấn đề gì. Sự thật là hầu hết các case vu oan đều đến từ tư thù cá nhân chứ không phải là một phần của phong trào khuyến khích họ làm như thế, đổ lỗi cho nữ quyền hay metoo nó cũng giống như ai đó đâm bạn rồi bạn đi kiện người bán dao vậy.
Và một lần nữa, rất rõ ràng và rành mạch, ít nhất là tại Việt Nam, nơi mà truyền thống Á Đông vẫn đề cao trinh tiết của phụ nữ và dư luận xã hội vẫn có xu hướng chĩa mũi dùi vào nạn nhân hơn là hung thủ thì tỷ lệ risk/ reward không xứng đáng để nạn nhân bày trò dàn dựng đổ lỗi cho hung thủ. Bất cứ cô gái nào đủ thông minh để dàn dựng ra một kịch bản đủ để trình báo công an cũng biết điều này.
Bài viết không nhằm cổ súy hay đồng ý cho việc tạo hiện trường giả để vu oan người khác mà đang nhắm vào những kẻ cho rằng "nên cancel phong trào nữ quyền và metoo vì nó làm hại đàn ông". Tất cả những thứ trên là lý do chúng ta cần phải có một phong trào để giúp các nạn nhân nói ra sự thật. Không phải là metoo cũng được, miễn là nạn nhân có cơ hội được pháp luật bảo vệ và giảm bớt áp lực dư luận lên nạn nhân thì đều xứng đáng.
Nguồn tham khảo:
(1) https://www.theguardian.com/society/2020/jul/30/convictions-fall-record-low-england-wales-prosecutions?fbclid=IwAR1EupHJgPFrjfrxd83HzbwEkIiEovXnpnUjeh2KCIgUL_05xriY4j1UMMI
(2) http://www.open.ac.uk/.../false-accusations-sexual-violence
Các vụ dàn dựng để vu oan là CỰC KỲ THẤP và gần như không có vụ nào tố cáo sai: https://www.thecut.com/article/false-rape-accusations.html
(3) https://nld.com.vn/phap-luat/o-viet-nam-86-nghi-pham-hiep-dam-la-nguoi-quen-20180321182733897.htm?fbclid=IwAR3VmypK3KWhnD5XdPeoaeUeZYXOFyH7jEilp4cr-I1MPBGEjT5ST1yykHQ
(1) https://www.theguardian.com/society/2020/jul/30/convictions-fall-record-low-england-wales-prosecutions?fbclid=IwAR1EupHJgPFrjfrxd83HzbwEkIiEovXnpnUjeh2KCIgUL_05xriY4j1UMMI
(2) http://www.open.ac.uk/.../false-accusations-sexual-violence
Các vụ dàn dựng để vu oan là CỰC KỲ THẤP và gần như không có vụ nào tố cáo sai: https://www.thecut.com/article/false-rape-accusations.html
(3) https://nld.com.vn/phap-luat/o-viet-nam-86-nghi-pham-hiep-dam-la-nguoi-quen-20180321182733897.htm?fbclid=IwAR3VmypK3KWhnD5XdPeoaeUeZYXOFyH7jEilp4cr-I1MPBGEjT5ST1yykHQ
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất