Thằng cu em mình lớp 1, và mọi người đều biết là đây là thời điểm đa số trẻ em học ngôn ngữ Tiếng Việt một cách chính thức (có hệ thống). Là một thanh niên tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông 12/12, khó chấp nhận khi mình ko thể trả lời cho những thắc mắc chính tả của cu cậu về những thứ như
học quy tắc cho ngoại lệ hay ghi nhớ ngoại lệ?

cờ, quy, ka,
ngờ đơn và ngờ kép
chữ i ngắn và dài
....
Coạ coạ

Ngôn ngữ tưởng như 1 hệ thống tinh xảo và có trật tự, hoá ra cũng có những điều bất quy tắc. Cái gì được chấp nhận bởi thói quen, bởi số đông, sẽ được trở thành mainstream và ngược lại. Gạch ngang thuyết Tiến hoá Sir Chales Darwin
Hoá ra thứ vốn được coi là tinh hoa văn hoá, niềm tự hào của cả một dân tộc,  cũng đầy tùy tiện và khiếm khuyết. (Ai đến đây vẫn còn dựng lên bảo đó là nét đẹp của sự không hoàn hảo thì mình cũng đến lạy)
Trở lại với câu chuyện chính tả của thằng em mình. Điều gì đảm bảo là những thứ lươn lẹo, tùy tiện bắt nguồn từ việc học ngôn ngữ sẽ không làm điều tương tự với tư duy?
Trước đây ai đó có ý kiến kải kách tieqviet, rồi một cách thần kì bỗng hoá thành một sự kiện nâng cao lòng tự tôn dân tộc. Ai cũng về phe chính nghĩa, sắm vai một công dân góp sức vào công cuộc bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Chỉ có ông giáo sư hói đầu kia là kẻ ác, xứng đáng bị ruồng bỏ, ném đá hội đồng. Xong việc thì ai về nhà nấy, mang theo một chút râm ran trong lòng.
Đến bao giờ thì những đề tài giáo dục nói riêng và hàn lâm học thuật nói chung  được đem ra thảo luận một cách công khai, không cùng với ác cảm và công kích?
Hay ích kỷ hơn, bao giờ mình không phải trả lời những thắc mắc chính tả của em mình nữa? Hay chỉ cần bảo nó: mày cứ nhìn vào sgk rồi viết theo khỏi cần thắc mắc, như cái cách anh mày đã học, đã làm, và sống sót cho đến bây giờ!