Đứng dậy và làm lại cuộc đời!
Tôi sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện thất bại trong kinh doanh của tôi khiến tôi mắc nợ 200tr và cách tôi đã vượt qua được như thế nào chỉ trong vòng 2 năm. Hôm nay tôi xin chia sẻ lại những trải nghiệm và bài học quý giá đó đến với bạn
Tôi sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện thất bại trong kinh doanh của tôi khiến tôi mắc nợ 200tr và cách tôi đã vượt qua được như thế nào chỉ trong vòng 2 năm. Tôi đã trưởng thành hơn, kinh nghiệm hơn và mạnh mẽ hơn. Hôm nay tôi xin chia sẻ lại những trải nghiệm và bài học quý giá đó đến với bạn.
Vì học một chuyên ngành mà t ko hề thích nên t vẫn chưa biết mình cần phải làm gì cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp ĐH. Lúc đó có một a bạn trong phòng tập đã offer tôi một công việc làm PT. Cũng vì đam mê, chưa có công việc gì và cũng chưa định hướng gì cho bản thân, tôi quyết định thử làm PT xem sao.
Khi làm PT ở phòng tập, tôi đã phát triển được các kĩ năng cần thiết trong kĩ năng giao tiếp và kĩ năng chuyên môn. Và liên tiếp các tháng đều nâng cao được kết quả công việc của mình.
Sau một năm thì cơ chế phòng gym thay đổi, ngày càng hà khắc hơn. Tôi nghĩ đến việc tự mình có thể đảm nhiệm công việc PT và tự gây dựng thương hiệu cho riêng mình. Tôi quyết định nhảy ra ngoài tự làm riêng.
Lúc đó t ko hề có kế hoạch lâu dài hay định cho con đường của mình. Hoàn toàn không có tiền tích lũy, cũng không có lượng khách của riêng mình. Tất cả mới chỉ mập mờ nhưng tôi đã quyết định nghỉ luôn lúc bấy giờ.
Thật tình cơ lúc ấy, chị họ của t có nhu cầu đi tập nên hỏi tôi và t đã đồng ý dạy. Bà chị họ được coi là khách hàng đầu tiên của tôi khi khi tôi mới ra làm riêng. Những người tập khác trong phòng thấy tôi dạy và sau đó tìm đến tôi để hỏi đăng ký tập cùng. Khách của tôi ngày một nhiều, tôi cũng có thời gian để phát triển thương hiệu cá nhân của mình trên mxh, tôi có thu nhập từ việc dạy KH online. Những thành công bước đầu đó đến với tôi khá nhanh. Lúc này tôi lại dùng số tiền mình kiếm được, khoảng 100tr và vay thêm để mở phòng tập Private. Lúc đó là năm tôi 24 tuôi. Tôi chỉ muốn một cái gì đó an toàn dù tôi cũng thực sự ko thực sự hứng thú với ý tưởng kinh doanh đó lúc bấy giờ của mình. Tôi quyết định kinh doanh không phải để thắng mà chỉ để không bị thua cuộc. Chỉ riêng suy nghĩ ban đầu đã quyết định mức độ thành công của tôi đến đâu. Với suy nghĩ đó, Xa nhất mà tôi có thể đến được là không thể bị lỗ thôi, còn tôi thì sẽ không thắng, và ko thành công.
Vì bắt đầu chơi an toàn, tập trung vào đồng tiền, không giành sự tập trung cho khách hàng nữa. Tất cả chỉ có “Làm như thế nào để sinh tồn” “Làm thế nào để kiếm tiền” Tôi đã đánh mất điều quan trọng nhất đã giúp tôi có những bước đầu thành công, đó là “Tập trung vào giúp khách hàng ngày một tốt hơn
Kèm theo đó, tôi không lập kế hoạch kinh doanh hay dự trù thu chi. Tôi thấy hàng tháng, phòng tập vẫn có thu nhập và đủ chi trả lương cho nhân viên và các khoản chi phí là được rồi. Nhưng kinh doanh PT khác với kinh doanh buôn bán khác. Tôi đã không tính được chi phí giá vốn của dịch vụ PT. Mặc dù có doanh thu hàng tháng. Nhưng thực tế doanh thu đấy không chi trả đủ chi phí hàng tháng. Trong trường hợp của tôi là chi phí hàng tháng bao gồm chi phí dịch vụ PT + các chi phí cố định khác vượt doanh thu của phòng tập.
Sau một năm rưỡi hoạt động thì kinh doanh của tôi không có lãi và mất số tiền đầu tư ban đầu 100tr và 200tr tiền đi vay.
Khi đó T vẫn phải tìm cách đứng dạy và làm những việc cần làm. Tôi liên hệ tất cả những khách hàng cũ để mang họ ra một phòng khác, tiếp tục gia hạn hợp đồng PT để có nguồn thu từ đấy.
Tất cả khách hàng cũ của tôi không một ai gia hạn tập luyện và tôi cũng đã hết tiền và bắt đầu tìm kiếm cho mình một công việc full-time.
Có một vài lần tôi nói chuyện trên FB với 1 anh đầu bếp. Vì a ý nấu đồ ăn rất ngon và đẹp mắt nên t cũng hay học hỏi để tự chuẩn bị đồ ăn cho bản thân.
Thật bất ngờ, a ý nhắn tin muốn đăng ký tập luyện với tôi.
Tôi đã giành hết tâm huyết huấn luyện với anh ý như mọi khách hàng mà tôi làm việc cùng. Kết quả a ý đạt được khá tốt và hài lòng với dịch vụ.
Gói tập của a ý chỉ có 7 triệu. Nhưng từ a ý, tôi đã có những nguồn khách mới hỏi tập. Nhưng người khách mới đến lại giới thiệu những khách mới tiếp theo đến tập với tôi. Trong 2 năm, tôi đã trả đủ khoản nợ 200tr đồng thời trang trải được chi phí sinh hoạt cá nhân trong thời gian đó.
Khi mất mát, thất bại, suy sụp về tinh thần như việc phải đi qua địa ngục. Tôi đã đi qua “Bóng tối của tâm hồn – Dark night of the soul” và biết được trầm cảm là nó như thế nào. Nghĩ làm sao mình lại có thể khổ như thế này và đã có suy nghĩ tự tự.
Sau đó nhờ sự kì diệu của cuộc sống mà tôi đã thoát ra được cái hố của cuộc đời mình như vậy.
Tôi thực sự cảm ơn a đầu bếp đó và những người khách đã từng đăng ký tập luyện với tôi.
Trong clip này tôi tổng hợp lại 10 bài học được rút ra từ quá trình khởi nghiệp của tôi. Mong bạn coi đây là những sai lầm mà tôi đã mắc phải và bạn có thể tránh và làm được tốt hơn ở trong tương lai.
Bài học số 1:Cho dù có khó khăn đến đâu, chỉ cần bạn có niềm tin thì bạn luôn luôn có thể vực dạy. Cố gắng lạc quan, tin tưởng vào việc mình sẽ vượt qua được và bạn sẽ tìm được cách hoặc gặp được cơ hôi cứu giúp bạn. Đừng suy sụp, đừng nản lòng. Luôn luôn trong tư thế sẵn sang để chiến thắng. Bạn ko biết khi nào cơ hội đến với mình. Hãy duy trì sự tích cực, liên tục tìm kiếm cơ hội, cách thức để giúp bạn trên con đường bạn đang đi. Bạn chỉ cách vạch thành công 1 mối quan hệ, 1 công việc, 1 thông tin nào đó để giúp bạn thay đổi hoàn toàn cuộc đời.
Bài học số 2. Bị cái tôi, bị đồng tiên, sự tham làm chi phối quá mạnh. Tôi Đã đi lầm đường lạc lối. Khi ko còn bám víu vào được đâu nữa. Tôi chỉ biết quay vào bên trong. Đi tìm sự an bình và tử tế bên trong bản thân mình để bấu víu. Chính Sự cần cù, trách nhiệm với KH, làm việc có tâm đã cứu tôi. Mỗi chúng ta đều có những mặt tốt. Đó là cái tâm linh trong mỗi chúng. Đó chính là lương tâm của mình. Lương tâm của tôi đã cứu giúp tôi.Bạn đừng bao giờ đánh mất lương tâm của mình vì tiền hay bất kì thứ gì khác.
Bài học số 3 Nếu Để quay trở về thời điểm có quyết định mở phòng hay ko? Thì t sẽ ko nóng vội mở phòng ngay. T mở phòng khi đó là vì sự bất an của mình. Tôi mở phòng để có 1 nguồn thu từ phòng tập của mình thật ổn định. Nhưng t ko thực sự yêu thích công việc kinh doanh này và đông thời ko có kinh nghiệm hay kiến thức về điều này. Thay vào đó tôi sẽ tiếp tục làm thật tốt công việc của mình hiện tại. Xây dựng cho mình một nền tảng tốt hơn. Xem mình thực sự thích gì, cần học hỏi thêm điều gì, giỏi ở lĩnh vực nào. Lúc đó tôi có thể tiếp tục công việc dạy PT freelancer, phát triển thương hiệu cá nhân trên Youtube và các nền tảng mxh, phát triển PT online. Hơn là đầu tư số tiền lớn để mở phòng tập ngay từ ban đầu.
Bài học số 4.Ko phải cứ kinh doanh từ con số 0 là cách duy nhất xây dựng tài sản cho mình. Mỗi ng lại phù hợp 1 cách khác nhau phụ thuộc vào khả năng, mục tiêu khác nhau. Ví dụ bạn yêu thích công việc hiện tại của mình, bạn chỉ muốn giành ra 1 phần nhỏ đầu tư hàng tháng để tích lũy tài sản thôi thì có thể chọn đầu tư thụ động vào quỹ ETF mô phòng chỉ số VN30 30 cty tốt nhất trên sàn CK VN để sau này bạn có một khoản thu nhập thụ động từ khoản đầu tư của mình; hoặc bạn có hiểu biết về lĩnh vực bds thì bạn chọn hình thức đầu tư bds,… Đầu tư vào tài sản nào thì hãy tự khám phá và chọn hình thức phù hợp nhất với mình.
Bài học số 5. Nói thật là lúc đấy tôi mở phòng tập là cũng có chút sĩ diện. Muốn thể hiện với mọi người rằng mình cũng có khả năng mở phòng tập, mình cũng tự kinh doanh.. Đừng kinh doanh vì sự sĩ diện của mình. Bạn mở 1 kinh doanh chỉ để thể hiện bản thân với mọi người. Và một điều nữa là đừng tham lam: Khi công việc của bạn có bước đầu phát triển, thì hãy trở nên khôn ngoan và cẩn thận hơn, đừng trở nên tham lam hơn. Lúc này hãy tập trung làm tốt những gì đang làm, phát triển bản thân, học hỏi nhiều hơn, tích lũy và đợi cơ hội phù hợp đến và hành động.
Bài học số 6. Trước khi làm một điều gì, hãy tìm đến những người đã từng thành công trong công việc mà bạn muốn làm để học tập họ. Bạn cần một người chỉ dẫn. Lúc tôi làm mới phát hiện có quá nhiều việc cần làm, có quá nhiều quy trình cần được thực hiện bài bản. Khi tôi mở ra, tất cả đều làm dựa trên kinh nghiệm cá nhân và phải mò đi tìm cách thức làm việc phù hợp lúc đó. Việc này tốn rất nhiều thời gian và mất nhiều chi phí. Những phòng tập đã thành công, những người đã thành công đều trải qua những việc này rồi, họ biết được những cách thực hiệu quả, giúp bạn tích kiệm thời gian sửa và sai. Trong kinh doanh, nhất là khi bạn khởi nghiệp với số vốn ít, bạn ko có nhiều cơ hội để sửa và sai đâu. Thay vì đó hãy đi tìm và học hỏi từ những người đi trước, và họ đã minh chứng được thành công. Đó là cách phát triển nhanh nhất.
Bài học số 7. Tích lũy thật nhiều vốn. gấp 3 lần số tiền mà bạn nghĩ là bạn cần. Đừng nóng vội khởi nghiệp khi số tiền vốn của bạn còn quá ít. Lúc này hãy tích lũy thêm tiền vốn cũng như kinh nghiệm và kiến thức vào lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh. Khi kinh doanh có rất nhiều điều phát sinh nên bạn cần phải chuẩn bị lượng vốn thật nhiều. Khi vốn bạn eo hẹp, bạn ko thể hoàn thiện kịp tiến độ, bạn ko thể đưa ra quyết định nhanh, đầu tư kinh doanh của bạn sơ sài,… Khi bạn ít vốn sẽ kéo chậm đi tốc độ sự phát triển kinh doanh của bạn. Điều này rất nguy hiểm. Tí phú Richard Branson từng nói: Nếu bạn nghĩ số tiền của bạn là đủ để bắt đầu kinh doanh? Thì hãy x3 lần con số đấy lên.
Bài học số 8. Ai cũng tập trung vào marketing, làm sao cho quảng cáo thu hút được nhiều khách hàng nhất, làm những content thật viral. Nhưng một cách để marketing hiệu quả nhất mà mọi người thường hay bỏ qua. Đó là cung cấp giá trị tốt nhất đến cho những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của mình. Word of mouth (marketing truyền miệng) vẫn là cách marketing hiệu quả nhất. Khách hàng của bạn là tất cả. Đừng mải mê tìm kiếm khách hàng mới. Tập trung vào nâng cao chất lượng cho những khách hàng đang có. Tiền sẽ tự về túi bạn.
Bài học số 9.Lên dự trù về doanh thu và chi phí hàng tháng, test thị trường trước khi thực sự bỏ tiền ra kinh doanh. Có một điều, đó là mọi người rất hay bỏ qua bước làm phép tính về dự toán doanh thu và chi phí hàng tháng. Rất nhiều người mở kinh doanh ra nhưng lại mong cầu rằng sẽ có lợi nhuận. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tính toán trước khả năng sinh doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh của bạn. Chỉ vì bỏ qua bước này mà các doanh nghiệp càng làm càng lỗ. Vì họ ko biết rằng chi phí của họ còn vượt quá cả doanh thu. Trước khi làm phải tinh xem con số doanh thu và chi phí của bạn là bao nhiêu? Bạn có lợi nhuận hay ko có lợi nhuận? Tỉ lệ lợi nhuận của bạn là bao nhiêu phần trăm? Tỉ lệ đó có đáng làm ko? Rồi khi đã lên sẵn được kế hoạch như vậy rồi, bạn tiếp theo sẽ làm là test thị trường. Xem liệu lượng khách có đạt đủ như mình dự kiến hay ko? Bạn chỉ cần chạy 1 quảng cáo giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ qua các trang mxh để xem mức độ quan tâm và sẵn sang chi trả của họ. Nếu bạn thấy khả thi thì mới bắt đầu triển khai.
Bài học số 10. Đừng bao giờ khởi nghiệp một mình. Khi khởi nghiệp một mình bạn sẽ phải chịu trách nhiệm của tất cả các đầu việc. Có một người partner sẽ giúp bạn san sẻ những công việc đó. Người partner sẽ giúp bạn chia sẻ gánh nặng về tài chính và giảm thiểu rủi ro cho cả 2. Khi có partner cùng kinh doanh sẽ dễ dàng giúp bạn vượt qua được những thời điểm khó khăn trong kinh doanh, bạn sẽ thấy có động lực hơn là làm một mình. Hãy nhớ là nên chọn partner giỏi ở một kĩ năng khác với kĩ năng mà bạn giỏi. Vì vậy 2 người có thể bù trừ cho nhau.
Dù thất bại nhưng tôi phải thật sự cảm ơn lần thất bại đấy của mình. Tôi đã trưởng thành hơn, kinh nghiệm hơn và mạnh mẽ hơn. Không có một cuốn sách nào, hay một video nào có thể giúp tôi hoàn thiện hơn bằng việc trải nghiệm, va vấp, và học hỏi từ thực tế.
Tôi sẽ kết thục bài viết bằng 1 quote:
“Thất bại không phải là kết thúc. Thất bại là để chúng ta đứng lên và làm lại một lần nữa thông minh hơn mà thôi.”
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất