Vướng rồi đây.
Ở Nga cũng không thiếu những nhà phát minh "vườn" đã mất bao nhiêu công để giải quyết vấn để "động cơ vĩnh cửu“ hấp dẫn đó. Một trong số những người đó là anh nông dân xứ Xibêri, Alêcxan Siêgôlôp, mà M.E.Siêđơrin đã tả trong truyện ngắn "Bản tình ca hiện đại" dưới cái ,tên là "nhà trọc phú Pơrêđentốp". Đây là đoạn Siêđơrin kể lại cuộc tham quan xưởng của nhà phát minh đó :

"Anh trọc phú Pơrêđentốp là một người tuổi trạc ba mươi lăm, gầy gò và xanh xao, có cặp mặt to mơ mộng và một bộ tóc dài xóa tung trùm xuống đến tận cổ. Căn nhà của anh ta khá rộng, nhưng cả nửa gian đã chật ních một cái bánh xe to tướng, đến nổi đoàn chúng tôi thật khó lòng mà vào hết trong nhà được. Bánh xe rộng và có nan hoa. Vành bánh xe khá dày, đóng lại bằng những tấm ván, tựa như một cái hộp bên trong rỗng. Chính khoảng rỗng ấy là chỗ đặt một cái. máy, điều bí mật của nhà phát minh. Điều bí mặt dĩ nhiên cũng chẳng có gì kì lạ cả, thuộc loại những cái túi đựng cát rồi cũng đến cân bằng lẫn nhau thôi. Có một cải then ngàng qua một nan hoa để giữ cho bánh xe khỏi quay.


-Chúng tôi được biết răng ông đã áp dụng được …định luật về chuyển động vĩnh cửu vào thực hành ? - tôi hỏi trước.

- Tôi không hiểu phải trình bày như thế nào - anh ta trả lời một cách ngượng nghịu - có lẽ hình như...

-Chúng tôi vào xem được chứ ? .
-Xin các ngài cứ tự nhiều .! Chúng tôi rất hoan nghênh.
Anh ta đưa chúng tôi tới chỗ bánh xe rồi nhìn xung quanh. Cả đằng trước và đằng sau đều là bánh xe cả.
- Quay được đấy chứ?

- Chắc là phải được thôi. Nhưng hay "giở chứng" lắm.

- Có thể tháo cái then ra không?

Pơrêđentốp rút cái then ra - bánh xe không nhúc nhích.

- Lại giở chứng rồi ! anh ta nhắc lại - muốn đẩy à ?

_Anh ta dùng hai tay giữ lấy vành bánh xe, đu lên đu xuống vài lần rồi lấy sức quay một cái và thả tay ra. Thế là bánh xe quay tít. Vài vòng đầu thì bánh xe quay khá nhanh và không sao, nhưng nghe như ở bên trong vành bánh các túi cát khi thì ép vào thành vành bánh, khi thì bị hất ra khỏi nó. Về sau bánh xe quay mỗi lúc một yếu dần, rồi có tiếng kêu răng rắc, ken két và cuối cùng nó dừng hẳn lại.

Vướng rồi đấy, - nhà phát minh giải thích một cách ngượng ngùng và lại cố sức quay cái bánh xe lần nữa.
Nhưng lần này bánh xe cũng vẫn y như lần trước. 
-Có thể là, lúc tính toán ông không chú ý tới ma sát chăng ?

- Lại phải tính đến ma sát nữa ư ? Ma sát là cái gì ? Không phải vì ma sát đâu, mà vì… Mỗi lần nó vẫn thế đấy : chạy “vui vẻ", rồi bỗng dưng… giở chứng, bướng bỉnh, và, chà ! Giá mà bánh xe được làm bằng thứ vật liệu tốt, còn đây thì lại chỉ là những mẩu gì gì thế này.

 Dĩ nhiên, đây chẳng phải là vấn để "vướng mắc" mà cũng chẳng phải do “vật liệu”, mà vì sự sai lầm của -cái tư tưởng căn bản về chế tạo động cơ. Bánh xe quay được một ít là nhờ nhà phát minh đã đẩy nó một cái nhưng tất rồi phải dừng lại khi năng lượng từ bên ngoài trao cho đã tiêu thụ hết để thắng ma sát.


Lực lượng chính là ở những quả cầu

Một nhà sảng'chế "động cơ vĩnh cứu" người Nga khác là anh nông dân Pécmian tên Lavơrenti Gôndưrép (chết năm 1884) đã được ”văn sĩ Carônin (N.E.Pêtơrôpavơlốpsk) kể lại : trong câu chuyện "Perpetuum mobile" ông đã lấy anh ta để xây dưng nhân vật Pukhơchin. Phát minh của nhà sáng chế vườn ấy đã được văn sĩ lấy tên là nhân vật Gôndưítép, mô tả khá chi tiết :

“Trước mắt chúng tôi là một chỉêc máy kì quái kích thước khá lớn : thoạt nhìn giống như cái máy mà người ta thường dùng để đóng móng ngựa ; có mấy cái cột và xà ngang đẽo nham nhở và cả một hệ thống bánh xe răng cưa và vô-lăng. Tất cả đều vụng về, cẩu thả và xâ'u xí, Ở dưới cùng của chiếc máy có những quả cầu bằng gang không hiểu để làm gì ; và còn cả một đống đầy những quả cầu như thế nằm bên cạnh nữa.

-Nó chỉ có thế thôi à ?
 - Người hướng đạo hỏi.
-Vâng... nó..
Thế nào, nó quay được chứ ? - Quay chứ sao…
-  Ông có ngựa để quay nó không ?

- Sao lại còn phải ngựa ? Nó tự quay lấy được,  Pukhơchin trả lời và chỉ cho chúng tôi xem cơ cấu của cái vật quái lạ ấy

Té ra những quả cầu gang xếp thành đống kia lại là những vật giữ vai trò chính. .

 Lực lượng chính ở trong những quả cầu này… Đây, các ông xem : đầu tiên nó đập vào cái gầu này... từ đó nó rít lên như sấm mà lăn theo cái rãnh này, tới nó nhảy vào cái gầu kia và nó bay tung như một thằng điên vào cái bánh xe mà đẩy bánh xe một cái mạnh, đó tức là cái đấy làm nó kêu vù vù cả khi… Lúc quả cầu này bay ra rồi thì lai đến lượt quả cầu khác… Nó lại bay ra ở đó và đập vào chỗ kia, đẩy bánh xe và thế là lại một lần nữa ! Và cứ tiếp tục như thế mãi. Đấy, cái máy của tôi như thế đấy. 
Pukhochin vội vã vào nhà kho, thu thập những quả cầu vương vãi lại. Sau khi đã xếp lại thành 1 đống ở bên cạnh rồi, anh ta cầm lấy một quả cầu và lấy đà ném mạnh vào cái gầu gần nhất của bánh xe,…rồi nhanh tay lần lượt ném đến quả thứ hai, quả thứ ba… Trong gian nhà kho hiện ra một cảnh tượng không ai tưởng tượng được, các quả cầu đập lóc cóc vào những chiếc gầu bằng sắt, gỗ bánh xe kêu cót két. những chiếc cột chuyển động rên rỉ. Căn nhà tranh tối tranh sáng âm âm tiếng rít dữ dội, tiếng cót két, tiếng vù vù .



Nhà văn đã quyết đoán rằng chiếc máy của Gôndưrép chạy được. Đó là một sự lầm lẫn rõ như ban ngày. Bánh xe có thể quay được chỉ khi những quả cầu đã được đưa lên cao, đi xuống thấp ; lúc đổ giống như quả xe có thể quay được chỉ khi những quả cầu đã được đưa lên cao, đi xuống thấp ; lúc đó giống như quả nặng của chiếc đồng hồ treo tường, cán quả cầu có thể làm bánh xe chạy được, nhờ ở năng lượng tích trữ trong bản thân chúng khi chúng được đưa lên cao. Chuyển động đó của máy không kéo dài được lâu : khi những quả cầu được đưa lên cao từ trước, sau khi "đập vào' các gầu sắt đã đi xuống dưới tất cả rồi thì máy dùng lại,

 - đấy là chưa kể nó có thể dừng lại sớm hơn vì tác dụng ngược chiều của tất cả những quả cầu mà máy phải đưa lên cao.
Về sau, chính nhà phát minh tỉnh ngộ khi đem "tác phẩm" của mình đến dự cuộc triển lãm ở Evatrinbua cùng với các máy móc kĩ nghệ bấy giờ. Có ai hỏi về cái máy tự chuyển động do danh ta tự nghĩ ra thì anh ta buồn rầu trả lời rằng:
- Quả là điên ! Tôi đã chẻ nó ra làm củi đun rồi..
(Còn tiếp)
- VẬT LÝ VUI / Tác giả IA.PERELMAN / Dịch giả Phan Tất Đắc -