Tất cả các bản đồ thế giới là một cú lừa?
Theo hiểu biết cá nhân của tác giả, trữ lượng sản xuất bản đồ trên thế giới (từ địa cầu đến bản đồ giấy) phần lớn đến từ “công xưởng...
Theo hiểu biết cá nhân của tác giả, trữ lượng sản xuất bản đồ trên thế giới (từ địa cầu đến bản đồ giấy) phần lớn đến từ “công xưởng thế giới” aka người anh em của Đông lào- Trung Quốc. Và chả lấy làm lạ khi “đường lưỡi bò” đã xâm nhập nhiều quốc gia trên thế giới, theo con đường thể chất (physical appearance) bằng việc Trung Quốc xuất khẩu bản đồ đi nhiều nơi (nguồn thông tin này thuộc về một kênh tin tức tại Mỹ (China Uncensored), tác giả gặp rắc rối khi tìm hiểu các số liệu thống kê về nguồn gốc xuất xứ của các loại bản đồ được lưu hành trên thế giới, vì chả có một số liệu thống kê nào available TvT). Tuy nhiên, đây không phải là trọng tâm bài viết. Sự sai lệch trong bản đồ còn đến từ nhiều yếu tố khác keke. Ok let’s get it.
Chỉ đơn thuần nhìn vào các tẩm bản đồ thế giới, liệu ai trong chúng ta có thể biết được rằng diện tích châu Phi có thể xếp vừa đến 14 hòn đảo Greenland (Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan mạch, có diện tích xấp xỉ 2,2 triệu km²). Sự thật là, chả có một tấm
bản đồ quái nào đã và đang tồn tại trên Trái Đất mang độ chính xác tuyệt đối cả. Thực tế thì, việc tạo ra một tấm bản đồ không có gì để phàn nàn về độ sai sót, không phải là một điều bất khả thi. Không, chúng ta không nói về các quả địa cầu, vì độ chính xác của những vật thể tròn trịa này chả có gì để chê bai cả (mặc dù thực tế Trái Đất chúng ta có hình dạng “Geoid” (ảnh bên phải nè các mẹ), nghĩa là không đạt đến ngưỡng cầu tuyệt đối , nhưng mà kệ nó đi hihi. À ừ thì, Trái Đất cũng có thể là hình vuông, như cái cách mà một phần ba bộ phận Gen Y nước Mỹ vẫn nghĩ keke.Và chúng ta cũng không bàn đến phạm vi của “Google Earth”. Có lẽ không khó để chúng ta nhập địa chỉ nhà mình và nhận được hình ảnh vệ tinh hiển thị thực tế cực chính xác từ công cụ này. Không không, ta không bàn về các bản đồ vệ tinh tân tiến này. Phạm vi bài viết sẽ bàn đến các tấm bản đồ được in ấn, mà nói đơn giản là bản đồ giấy.
Okei trở lại vấn đề chính nè. Việc sản xuất một tấm bản đồ “phẳng” để mô tả một hành tinh hình “cầu”, từng là một chuyện không hề khả thi. Rất nhiều, rất nhiều thế hệ trước của chúng ta, cũng chả “thèm” tạo ra một cái bản đồ tử tế. Họ chỉ đơn thuần khắc lại các địa điểm cần nhớ ở những nơi bất kỳ với tỷ lệ kích thước sai lệch và không chắc chắn. Cho đến năm 150 sau Công Nguyên, nhà toán học kiêm thiên văn học người Hy Lạp, ngài Ptolemy đã đặt nền móng cho một cái bản đồ “đúng nghĩa”. Cái đúng ở đây là bản đồ được sắp xếp theo hệ thống lưới, và các địa điểm trên “chằng chịt các lưới” được xác định dựa theo tọa độ. Từ đây, các bản đồ khác có thể dựa vào hệ thống lưới này, dựa theo tiêu chuẩn chính xác được vạch ra và tất nhiên sau đó, được nhân rộng. Những đường ngang dọc mà Ptolemy xây nên chính là cốt lõi cho 180 đường vĩ tuyến và 360 đường kinh tuyến ngày nay.
Nhưng mà rốt cuộc cái tấm bản đồ tân tiến này làm được gì vào thời kỳ đó cơ chứ, khi mà người ta vẫn đi lạc hoài? Một phần nguyên nhân có thể đến từ hiểu biết lệch lạc về địa lý Trái Đất những ngày xa xưa đóa. Nhưng mà kể cả có cái tấm bản đồ kia, con người thời kỳ ấy vẫn không thể nào mà định vị nổi mình đang ở đâu trên cái hành tinh này hết trơn. Vẫn phải nhắc lại là, Trái Đất hình tròn các má ơi. Điều này có nghĩa là quãng di chuyển từ một điểm A đến điểm B là một con đường đi quanh một hình tròn. Để mà vẽ cái quãng đường này trên một bản đồ phẳng, thì quãng đường đi sẽ tạo thành một góc khác nhau với mỗi kinh tuyến nó bắt gặp. Kết quả là, nếu muốn dùng bản đồ này để đi thì người ta phải liên tục thay đổi hướng đi chứ không thể theo một hướng nhất quán xuyên suốt hành trình di chuyển (tương đương với cái góc tạo với kinh tuyến í. Tui biết phần nay khá là khó hiểu nhưng mọi người cố tưởng tượng ra nhé, hoặc assume là nó là như thế keke). Túm quần lại là, nếu không thay đổi lộ trình liên tục với độ chính xác cao, hoặc đơn thuần do truyền trưởng lỡ tay chuyển hướng con tàu lệch mất đi 10 độ, thì việc lênh đênh trôi dạt vô định trên Thái Bình Dương hay sinh tồn ở đảo hoang là một cái kết tất yếu cho cả con tàu. Nhưng…
Thế kỷ 16 trôi qua được 2 phần 3 chặng đường, cuối cùng cũng có người sửa được cái lỗi quằn què này trên bản đồ. Ngài Gerardus Mercator, đã tạo ra một cái bản đồ theo tỉ lệ tương đương. Những lộ trình mà trước kia phải chuyển hướng liên tục khiến nó thành một đường cong cong, nay có thể theo một hướng nhất định xuyên suốt chặng, nghĩa là được “bẻ thẳng’, keke.
Điều này có được từ việc chúng không còn phải liên tục thay đổi “góc” đối với kinh tuyến mỗi lần đi qua các kinh tuyến này. Nhưng mà chả có gì là hoàn hảo ở đây cả. Để tinh chỉnh ra chiếc bản đồ này, Ngài Mercator đã phải “bóp méo” các lục địa và các bộ phận đại dương. Hệ quả là các khu vực xa đường xích đạo sẽ trở nên lớn hơn so với thực tế trong khi điều ngược lại xảy ra đối với các khu vực gần Xích Đạo hơn. Nhưng mà không sao hớt, bản đồ tạo ra bởi Ngài vẫn cực kỳ hữu dụng. Chúng vẫn được sử dụng thịnh hành ngày hôm nay, kể cả các bản đồ được tìm thấy trên Internet. Vẫn phải nói cho đúng thì, bản đồ này, vẫn không đúng!
Vào năm 1925, phép chiếu Goode Homolosine ra dời. Tại sao nó lại quan trọng? Vì nó là một phép chiếu “interrupted pseudo-cylindrical equal area”. Và nó có nghĩa là gì ư? Tác giả lười dịch quá đi keke. Nhưng mấu chốt là, phép chiếu này đã loại bỏ sự “bóp méo” diện tích các khu vực trên Trái Đất. Phép chiếu có thể theo thiên hướng đất hiền hay thiên hướng đại dương. Túm lại thì cái phép chiếu này (hay còn được gọi là bản đồ vỏ cam), rất kén người đọc (tác giả đã chăm chú nhìn khá lâu và vẫn không hiểu gì kiki).
Phép chiếu Dymaxion, được tạo ra bởi kiến trúc sư người Mỹ Buckminster Fuller trong những năm 40 của thế kỷ trước, tuy vẫn giữ sự trừu tượng y nguyên, nhưng dễ đọc hơn. Thật ra thì, phép chiếu này vẫn chẳng thế giúp bạn được cái gì trong việc định vị thế giới cả. Ưu điểm, mà có lẽ là duy nhất cuả nó, là bạn chẳng thể thấy được rõ ràng sự “bóp méo” diện tích nào trên bản đồ này.
Tấm bản đồ giữ được độ chính xác cao nhất cho đến hiện nay, là tấm bản đồ thế giới AuthaGraph. Ra đời vào năm cuối cùng của thế kỷ trước bởi kiến trúc sư người Nhật Hajime Narukawa, bản đồ này thể hiện tỷ lệ các đại dương, đất liền với độ chính xác so với thực tế rất rất cao. Hơn nữa nó còn được biểu thị trên mặt phẳng hình chữ nhật. Mà nói xem, ai lại không thích hình chữ nhật vuông vức hoàn hảo cơ chứ? Nhất là khi chúng ta đã phải vật lộn với hai phép chiếu rối rắm được kể trên. Ơ nhưng mà, cái bản đồ này, vẫn chưa hoàn hảo sao?
Tất nhiên. Y như tiêu đề của tác giả. Nó không hoàn hảo. Người ta quá bận bịu sử dụng bản đồ của Ngài Mercator, nên chả ai thèm bận tâm đến những số phận bản đồ bất hạnh kia đâu keke. Arno Peter, tranh luận rằng bằng việc mở rộng diện tích các nước Châu Âu và Bắc Mỹ trên bản đồ, bản đồ Mercator đang dung túng cho chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”, so với các nước gần Xích Đạo hơn mà màu da chủ đạo không phải là trắng. Ngài Peter sau đó tiếp nhận bản đồ từ Gall Peters, thứ mà Ngài cho rằng có thể giải quyết hoàn toàn các xung đột sắc tộc. Cơ mà bản đồ này lại kéo dãn tất cả các lục địa dài ra (mà theo tác giả thì trông khá là dị hợm keke).
Ngày này chúng ta không sử dụng bản đồ thông dụng, nhưng việc sử dụng chúng để giảng dạy, vẫn cực kỳ quan trọng (Tác giả nhớ các bài tập xác định múi giờ dựa vào kinh tuyến ở môn Địa Lý cấp 2 cực kỳ hay ho keke. Tôi có một cậu bạn đang theo trường đại học danh giá nhất nhì nước Úc nhưng còn chả thể chỉ ra được Úc ở đâu trên bản đồ thế giới :D). Ngài Peter đã hướng chúng ta đến một quan niệm khá thú vị: tấm bản đồ nào được sử dụng không quan trọng, mà là câu chuyện được nhìn từ thế giới quan của người tạo ra chúng. Những tinh chỉnh nhỏ trong bản đồ, mặc dù chả hữu ích xíu nào trong việc giúp ta biến thế giới cầu thành mặt phẳng, nhưng lại là phương thức thay đổi góc nhìn của ta với thế giới xung quanh.
Nguồn: Wolf, K., 2021. Why every world map is wrong. [online] Youtube.com. Available at: <https://www.youtube.com/watch?v=eTYsIePy5zg&t=156s&ab_channel=TED-Ed> [Accessed 6 May 2021].
Tái bút: hế lô mọi người. Em đêm nào cũng nghe kênh du tút của Spiderum để đi ngủ, dính lắm lun á. Do vốn hiểu biết ít, nên em chỉ dịch các tài liệu có sẵn của Ted Ed, và chỉ chọn các video chưa được VietSub cùng khát khao cháy bỏng là được publish bài thường xuyên trên Spiderum keke. Em có add thêm kiến thức cá nhân và quan điểm riêng. Hy vọng hữu ích cho mọi người. Have a Nike day <3
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất