[Stoicism] - Dịch Seneca (102): Về: tiếng thơm muôn đời và những tranh biện vụn vặt xung quanh nó
Lời tựa : Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không...
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Bức thư số 102
Bạn thân mến!
Thực sự là bực mình khi bị khuấy động giữa một giấc mơ đẹp - vì cảm giác tuyệt vời ta đang có, dù cho đó chỉ là tưởng tượng, cũng có thể có những ảnh hưởng rất lớn. Thư bạn cho tôi một trải nghiệm tương tự nỗi thất vọng ấy: nó làm phiền khi tôi đang chìm sâu trong suy nghĩ một cách khoan khoái và rất muốn duy trì trạng thái ấy. Suy nghĩ ấy là về sự bất tử của linh hồn; và tôi thậm chí đã sẵn sàng để hoàn toàn tin tưởng vào nó. Tôi đồng cảm với nhận định của những nhân vật vĩ đại trong lịch sử khi họ cho rằng đó là trạng thái tốt đẹp nhất, dù họ không thể nào chứng minh được điều đó. Tôi cho phép hy vọng thiêng liêng ấy chi phối tâm trí mình. Và vì vậy tôi thậm chí đã bắt đầu cảm thấy có phần chán ghét cuộc đời hiện tại; mệt mỏi với khoảng thời gian ít ỏi còn lại trong cơ thể già cỗi yếu ớt này. Tôi đã nhìn thấy viễn cảnh được bay đi đến nơi không có giới hạn thời gian và chìm vào dòng chảy vĩnh hằng - và đó là lúc tôi bị đột ngột đánh thức bởi thư mới của bạn, thứ đã đẩy tôi ra khỏi viễn cảnh ngọt ngào ấy. Nhưng nếu giải quyết xong vấn đề bạn nêu, có lẽ tôi sẽ có thể tìm lại cảm giác ấy cho mình.
Đoạn đầu thư bạn khăng khăng cho rằng tôi chưa hoàn thành trọn vẹn phần biện luận của mình khi nói về quan điểm của Stoicism cho rằng tiếng thơm còn lại sau khi chết là thứ gì đó tốt đẹp. Tôi chưa thành công, bạn nói, khi phản hồi ý kiến của những người đối lập rằng: "Không thứ gì tốt đẹp có thể bao gồm những phần tách biệt nhau; nhưng danh tiếng sau khi chết thì rõ ràng là gồm những phần tách biệt". Sự lăn tăn này của bạn, bạn của tôi, thực ra liên quan đến một vấn đề khác trong cùng một chủ đề, vậy nên tôi đã giữ nó lại, không phải chỉ trong việc trả lời nó, mà trong cả việc bàn những vấn đề khác cũng có liên quan; vì như bạn biết, đạo đức liên quan đến vài vấn đề về logic. Bởi lý do đó, cho đến nay tôi mới chỉ bàn luận về những thứ liên quan trực tiếp đến đạo đức: liệu có phải là ngờ nghệch và không cần thiết khi suy nghĩ về thứ sẽ xảy ra sau ngày cuối cùng của cuộc đời này; hay liệu những thứ tốt đẹp sẽ chết cùng ta và vì vậy sẽ không còn gì thuộc về một cá nhân đã không còn tồn tại; hay liệu có lợi ích gì có thể được cảm nhận và tìm kiếm từ một thứ trước khi nó xuất hiện vì khi nó hiện hữu chính ta lại sẽ không còn tồn tại để nhận lấy. Tất cả những câu hỏi ấy có liên quan đến đạo đức, và vì vậy nên tôi đã bàn đến chúng. Những lời phản đối về mặt logic với lời dạy này của Stoicism cần được tách biệt, bởi vậy nên tôi mới chưa động đến chúng. Nhưng giờ đây, vì bạn yêu cầu một câu trả lời đầy đủ, tôi sẽ khái quát những lời phản đối ấy rồi trả lời từng ý một.
Trước khi đi vào phản hồi cụ thể cho ý kiến đối lập ấy, tôi cần lưu ý trước vài điểm. Điều tôi muốn nói là gì? Có những cơ thể liền mạch thống nhất, như của con người chúng ta. Có những cơ thể khác lại là sự tổng hợp các phần, như con thuyền hay ngôi nhà hay bất cứ thứ gì có thể được người ta lắp ghép lại từ nhiều bộ phận khác nhau. Và cũng có những cơ thể khác là tổng hợp của những phần riêng biệt, mỗi phần trong số chúng đều rời rạc, như đội quân, hay dân tộc, hay nghị viện. Những thành phần của dạng cơ thể cuối cùng ấy được kết hợp lại thì liên kết với nhau bởi luật lệ hay bởi quy tắc trách nhiệm, nhưng xét theo tự nhiên thì chúng là những cá thể riêng biệt. Còn gì tôi cần lưu ý trước? Quan điểm của Stoicism ở đây là không một thứ tốt đẹp nào có thể là sự kết hợp của những thứ tách biệt. Đó là vì một thứ tốt đẹp cần phải được kiểm soát và điều khiển bởi một tâm trí hay tinh thần duy nhất, hay nói cách khác thì phần điều khiển một thứ tốt đẹp cũng phải riêng biệt. Điều ấy có thể dễ dàng được chứng minh vì nó thuộc về bản chất, bất cứ khi nào bạn mong muốn. Giờ tôi sẽ coi nó như một tiền đề, vì có vẻ như vũ khí của chúng tôi đang quay lại tấn công chính chúng tôi.
Những người phản đối, họ nói rằng: "Các ông cho rằng không có gì tốt đẹp lại là tổng hợp của những thứ tách biệt. Nhưng thanh danh, hay tiếng thơm mà các ông đang nhắc tới thì lại là ý kiến của đám đông hướng tới tôn vinh những người đức hạnh. Vì danh tiếng không đến từ quan điểm cá nhân của bất cứ ai, cũng như tiếng xấu không thể chỉ đến từ nhận xét tiêu cực của riêng một người nào; và tiếng thơm sau khi chết, tương tự, thì không phải là sự hài lòng của riêng người nào, dù thông thái đến đâu đi chăng nữa. Để danh tiếng tồn tại, thì một người phải có được sự chấp nhận của đám đông, hoặc ít nhất là một số lượng những người có uy tín và tiếng tăm nhất định. Danh tiếng là kết quả của những đánh giá từ đám đông, hay nói cách khác, từ những phần tách biệt. Vậy nên nó không thể là một thứ tốt đẹp"
Hơn thế nữa: "Danh tiếng là sự thừa nhận, lời ngợi ca từ những người thông thái cho nhau. Lời ngợi ca là một dạng bài diễn thuyết: tức là, nó là sự bày tỏ mang ý nghĩa nhất định. Nhưng sự bày tỏ, ngay cả nếu từ một người thông thái, cũng không phải tốt đẹp trong chính nó. Dù mọi thứ liên quan đến một người thông thái có thể đều đáng ngưỡng mộ và ngợi ca, thì cũng không phải mọi thứ ông ta làm đều tốt đẹp. Ông ta cũng vỗ tay hay huýt gió, nhưng không ai lại ngờ nghệch đến nỗi cho những tràng vỗ tay hay tiếng huýt gió của ông ta cũng tốt đẹp, nhiều hơn là cho rằng những cơn hắt hơi hay cơn ho của ông ta cũng tốt đẹp. Vậy nên danh tiếng không phải là thứ tốt đẹp"
Cuối cùng, hãy cho chúng tôi biết sự tốt đẹp ấy thuộc về người ca ngợi hay người được ca ngợi. Nếu bạn nói nó thuộc về người được ca ngợi, thì bạn đang vô lý như thể bạn cho rằng sức khỏe của một người khác là thứ tốt đẹp của tôi. Trong khi việc ca ngợi những người xứng đáng được ca ngợi là một hành động cao quý. Vậy nên thứ tốt đẹp thuộc về chính người ca ngợi, người nói lên những lời ấy, thay vì người được ca ngợi. Đó cũng là một vấn đề cần xem xét".
Đọc thêm:
Giờ hãy để tôi xét lần lượt những phản đối ấy. Để bắt đầu, ta có câu hỏi liệu một thứ tốt đẹp có thể bao hàm nhiều thứ tách biệt trong nó. Đó là một vấn đề vẫn đang được tranh luận, và mỗi bên đều có những luận điểm để bảo vệ ý kiến của mình. Tiếp theo, liệu tiếng thơm sau khi chết có cần sự tán thành của số đông hay không? Điều này thì chắc chắn là không, vì tiếng thơm có thể dễ dàng được công nhận, dù với chỉ một người thông thái mà thôi: vì chỉ có người thông thái mới có thể đánh giá đúng liệu chúng ta có thực sự tốt đẹp.
"Tại sao lại thế", những người phản đối ấy nói. "Chẳng lẽ danh tiếng chỉ là sự kính trọng thừa nhận từ một người và tiếng xấu chỉ là sự lên án của một người? Sự vinh quang chắc chắn phải được biết đến rộng rãi và đòi hỏi nhiều người cùng đồng ý". Nhưng ta đang nói đến thanh danh hay tiếng xấu, và chúng khác biệt với vinh quang. Tại sao? Vì nếu một người thông thái đánh giá tôi tốt đẹp, thì tất cả những người thông thái khác cũng sẽ đồng ý với điều ấy và đánh giá tôi tốt đẹp. Vì thực ra, những tiêu chí đánh giá của họ giống nhau, vậy nên nhận xét của họ về tôi sẽ không có gì khác biệt. Đánh giá của họ luôn là một với sự đồng thuận tuyệt đối, và được đảm bảo như chân lý vậy. Họ không thể bất đồng với nhau, và vì vậy nó như thể tất cả bọn họ đều có chung một đánh giá, vì việc họ có những đánh giá khác nhau là không thể xảy ra. Nhưng với vinh quang, đó là hào quang tỏa quanh danh tiếng, thì ý kiến của một người không bao giờ là đủ. Trong một trường hợp, ý kiến đánh giá của một người đại diện cho tất cả; bởi vì nếu tất cả những người thông thái đều được hỏi, đánh giá của họ sẽ giống nhau và không phân biệt. Nhưng trường hợp còn lại, những người khác nhau có những đánh giá khác nhau. Sự đồng thuận sẽ khó xảy ra, và ta có thể có rất nhiều những nghi ngờ, không chắc chắn, và đáng đặt câu hỏi. Không lẽ bạn thực sự tin rằng đám đông có thể có được sự đồng thuận về tâm trí và suy nghĩ? Điều ấy thậm chí không thể được dù chỉ với một người trong số họ ấy chứ (Lời người dịch: ở đây ý chỉ một tâm trí u mê không sáng suốt thì luôn mâu thuẫn, ngay cả với chính nó, chứ đừng nói gì tới những tâm trí khác tương tự). Điều quyết định với đánh giá của một người thông thái là sự đúng đắn, và nó chỉ có một bộ mặt mà thôi. Nhưng với đám đông, họ đánh giá theo những tiêu chí sai lầm, những thứ không bao giờ kiên định mà luôn thay đổi và đầy những bất đồng.
"Nhưng ngợi ca thì cũng chỉ là một lời bày tỏ, mà một lời bày tỏ thì không bao giờ có thể là tốt đẹp". Khi các thành viên Stoic nói rằng danh tiếng là sự ngợi ca dành cho những người hay thứ tốt đẹp bởi những người hay thứ tốt đẹp khác, họ không nói đến những lời phát biểu hay đánh giá ấy, mà họ nói về chính niềm tin của người đánh giá. Thực tế, một người thông thái có thể không nói gì; nhưng nếu ông ta đánh giá một người là xứng đáng được ngợi ca, thì cũng chính là người ấy đã được ngợi ca rồi. Bởi thực tế, quan sát và bạn sẽ thấy ngợi ca không cần thiết phải thực sự giãi bày, vì đâu ai nói là "lời ngợi ca trong đám tang", thay vào đó ta sẽ nói "bài điếu văn" (cũng là một lời ngợi ca tưởng niệm người đã khuất). Vì bài điếu văn ấy thì cần được đọc lên trước mọi người. Khi ta nói rằng một người xứng đáng được ngợi ca, ta không ám chỉ những lời tung hô của đám đông mà là sự thừa nhận trong thâm tâm họ. Vậy nên có sự ngợi ca ngay cả khi một người chỉ nghĩ người khác đáng được tán dương hay tôn vinh dù không nói ra, hay chỉ nói với chính người được ngợi ca đó mà thôi.
Hơn thế nữa, như tôi đã nói, ngợi ca ám chỉ một thái độ của tâm trí, chứ không phải ngôn từ nhằm diễn tả và khiến đám đông chú ý đến sự ngợi ca ấy. Nói cách khác, việc ngợi ca thực ra là việc đánh giá xem liệu một người có đáng được ngợi ca hay không. Khi tác giả bi kịch của chúng ta nói rằng thật tuyệt vời "khi được ngợi ca bởi một người được ngợi ca", ý ông ta là "bởi một người xứng đáng được ngợi ca". Và khi một nhà thơ cổ nói: "sự ngợi ca nuôi dưỡng nghệ thuật" ông ta không nói về bài ca tụng, thứ làm hỏng nghệ thuật. Không gì, thực ra, từng phá hủy nghệ thuật hùng biện nhiều hơn sự tán thưởng của đám đông và những bài nói nhằm hướng đến làm thỏa mãn tai người nghe. Tiếng tăm thì cần phải được tuyên truyền mới có, nhưng thanh danh, hay tiếng thơm sau khi chết thì có thể xuất hiện mà không cần nói hay diễn thuyết; thứ duy nhất nó cần là sự đánh giá đúng đắn. Tiếng thơm thì trọn vẹn không những giữa những người im lặng mà thậm chí giữa những người phủ nhận nó. Hãy để tôi nói cho bạn sự khác biệt giữa tiếng thơm và vinh quang: vinh quang đến từ sự đánh giá của đám đông, trong khi nền tảng của tiếng thơm đến từ sự đúng đắn trong đánh giá của những người thông thái.
"Sự tốt đẹp của tiếng thơm, hay lời ngợi ca từ những người thông thái cho người xứng đáng được ngợi ca, là dành cho ai? Đó là thứ tốt đẹp của người ngợi ca hay người được ngợi ca?" Theo tôi thì câu trả lời là cả hai. Đó sẽ là sự tốt đẹp của ta nếu ta được ngợi ca, bởi tự nhiên đã tạo ra con người là sinh vật cộng đồng, những cá thể biết yêu đồng loại của mình, và bởi vì ta hạnh phúc vì đã cư xử đúng mực và vui mừng vì được gặp gỡ những người cũng nhận ra sự quý giá của phẩm cách như ta. Sự trân trọng của họ với phẩm cách là một điều tốt đẹp của cộng đồng, nhưng cũng là của chính ta, vì ta có thiên hướng coi những thứ tốt đẹp của người khác cũng là của mình, ít nhất là những thứ tốt đẹp thực sự mà ta cũng đã góp công khơi dậy nó. Nhưng những thứ tốt đẹp ấy cũng thuộc về người đưa ra sự ngợi ca, vì nó là một cách cư xử cao quý được thực hiện bởi phẩm cách, và mọi thứ xuất phát từ phẩm cách thì đều tốt đẹp. Hành động ngợi ca ấy sẽ không thể được thấy từ họ nếu chính ta, người được ngợi ca, không giữ vững phẩm cách của mình. Vậy nên sự ngợi ca đúng đắn thì tốt đẹp cho cả hai phía, cũng giống như những đánh giá đúng đắn thì tốt đẹp cho cả người đánh giá và người được hưởng những đánh giá đúng đắn ấy. Chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng công bình thì tốt đẹp cho cả người có được phẩm cách ấy và người được đối xử công bình. Việc ngợi ca người xứng đáng được ngợi ca là một hành động đúng với công bình. Bởi vậy nên thứ tốt đẹp thuộc về cả hai phía.
Như thế là quá đủ với những kẻ thích uốn nắn câu chữ. Chúng ta không bao giờ nên bàn về những thứ quá nhỏ nhặt và kéo triết từ sự cao đẹp của nó xuống những vấn đề vụn vặt. Sẽ hài lòng và thỏa mãn hơn thế nào nếu có thể "bon bon trên một con đường rộng rãi thẳng tắp" thay vì tự làm khó mình trong việc phải rẽ hết khúc ngoặt này đến khúc ngoặt khác, để rồi phải tìm lại con đường đúng với vô vàn khó khăn! Những sự tranh biện như thế sẽ chỉ khiến ta đi chệch hướng, bởi những kẻ quỷ quyệt thích tranh biện mà thôi.
Nói cho tôi, thay vào đó, sẽ thuận với tự nhiên hơn đến thế nào nếu ta có thể mở rộng và vun đắp cho tâm trí đến vô hạn. Tâm trí con người thì vô cùng vĩ đại, cao quý và thiêng liêng. Nó không chấp nhận bất cứ giới hạn nào trừ những thứ nó chia sẻ với đấng linh thiêng. Đầu tiên, nó từ chối những nơi thấp kém, như Ephesus hay Alexandria, hoặc ngay cả những thành phố nổi tiếng phồn hoa. Xứ sở của nó là nơi chứa đựng những đỉnh cao và toàn bộ thế giới này - cái mái vòm của thiên đường trên nó; trong đó chứa cả những đại dương và lục địa; trong đó chỉ có tầng không khí thấp hơn là phân tách con người với những đấng thiêng liêng, nhưng chỉ một cách vô hình mà thôi, chứ thực ra cả hai đối tượng vẫn được bao hàm trong nó; và trong nó rất nhiều quyền năng thiêng liêng có vị trí cố định của họ và một cách cẩn trọng tỷ mỷ thực hiện những nhiệm vụ thiêng liêng.
Thứ hai, tâm trí từ chối một cuộc đời bị giới hạn cho nó. "Tất cả thời gian", nó nói, "là của ta. Không một thời đại nào là kết thúc cho những tâm trí vĩ đại, không thời đại nào là không dành cho những sự chiêm nghiệm của ta. Khi thời điểm ấy đến, thời điểm mà sự phân tách giữa tâm trí con người và đấng thiêng liêng không còn nữa, ta sẽ rời bỏ cơ thể con người ở đây, nơi ta được nhập vào nó, và dâng hiến linh hồn tâm trí cho Chúa. Thực ra ở chính hiện tại ta cũng đâu có hoàn toàn xa rời họ, chỉ là ta bị giữ lại bởi cái cơ thể con người trên trái đất này".
Bạn nghĩ thử xem, phải chăng có khả năng toàn bộ cuộc đời này thực ra chỉ là một sự chuẩn bị, hay khoảng thời gian chờ đợi, đoạn dạo đầu cho một sự tồn tại tốt đẹp và lâu dài sau đó. Cũng giống như cách bào thai của người mẹ bảo vệ ta trong 10 tháng, chuẩn bị cho ta, không phải để tiếp tục tồn tại trong bào thai ấy, mà là cho sự xuất hiện chính thức khi ta có thể thở và bắt đầu sự sống độc lập của mình; tương tự, trong khoảng thời gian từ khi sinh ra đến tuổi già, chúng ta có thể là đang được chuẩn bị cho một lần chào đời khác. Một sự khởi đầu khác đang chờ đón ta, một trạng thái tồn tại hoàn toàn khác. Vì nếu xét kỹ, bạn sẽ thấy tại thời điểm này, ta đâu thể đủ khả năng chấp nhận ánh sáng của thiên đường, nếu không phải là từ một khoảng cách nhất định. Bởi vậy ta thực ra nên trông đợi một cách vững vàng không sợ hãi đến thời điểm của mình. Đó có thể sẽ không phải là thời điểm kết thúc với tâm trí, mà là với cái cơ thể con người này mà thôi. Hãy xem mọi thứ xung quanh bạn như những thiết bị trong một phòng quán trọ giữa đường để bạn dừng chân, nhưng bạn sẽ phải tiếp tục lên đường. Bạn đã thuận theo tự nhiên khi đến với thế giới này, chấp nhận sự sắp đặt của nó, vậy thì hãy chấp nhận ra đi cũng tương tự như thế. Bạn không có quyền mang theo khi ra đi nhiều hơn những thứ bạn đến cùng, hay đúng hơn, một phần mà bạn đến cùng bạn cần phải để lại. Bạn sẽ thoát khỏi sự bao bọc trong lớp da, lớp vỏ bao bọc gần nhất; thoát khỏi cả xương thịt và dòng máu điều hòa và lan tỏa trong cơ thể; thoát khỏi những bắp thịt và gân khớp, những thứ khiến cơ thể được mềm mại và uyển chuyển.
Ngày cuối cùng, ngày mà bạn thường sợ hãi khi nghĩ đến, thực ra có thể lại là ngày mở đầu cho sự trường tồn của tâm trí bạn. Khi bạn có thể cởi bỏ những ràng buộc hay gánh nặng. Tại sao bạn phải trì hoãn? Chẳng phải bạn đã từng tách rời khỏi cơ thể (người mẹ), nơi mà bạn ẩn trong đó và đến với thế giới? Bạn chần chừ, bạn kháng cự. Nhưng lúc ấy bạn cũng đã bị đẩy ra, bởi những nỗ lực của người mẹ. Bạn khóc lên và rền rĩ. Chính điều ấy, sự khóc lóc, là hành động cho thấy bạn chào đời, nhưng khi đó mọi người đều không lấy làm phiền lòng với tiếng khóc của bạn, vì bạn đến với thế giới mà hoàn toàn chưa được rèn luyện hay có chút kinh nghiệm nào. Khi bạn được đưa ra từ một nơi ấm áp và mềm mại như bào thai trong bụng mẹ, thì không khí tươi mát hơn đến với bạn, và bạn bắt đầu có sự tiếp xúc đầu tiên với những cánh tay rắn rỏi của con người (đối lập với sự mềm mại trong bụng mẹ). Vẫn rất mong manh và không có chút ý thức nào, bạn ngơ ngác trước mọi thứ lạ lẫm mới mẻ trong môi trường này. Nhưng giờ nó đâu còn mới mẻ với bạn khi bị tách biệt với môi trường mà mình đã từng quen thuộc, đúng không? Hãy bình thản rời bỏ những xương cốt không còn cần thiết, và để lại cái cơ thể con người mà bạn đã ở trong nó khá lâu. Đúng, nó sẽ bị phân rã, tiêu hủy, và chuyển hóa. Nhưng tại sao bạn phải buồn rầu? Đó chỉ là quy luật tự nhiên. Cũng như nhau thai luôn tự tiêu hủy. Tại sao bạn lại níu kéo nó như thể nó là của riêng bạn? Nó chỉ là một hình thái bao bọc khác của bạn mà thôi (giống như nhau thai trong bụng mẹ). Ngày đó sẽ đến, nó sẽ tách bạn ra và giải phóng bạn khỏi cái vỏ bọc đầy rẫy khiếm khuyết và mùi như quỷ này!!!
Vậy nên, hãy làm tất cả bạn có thể để rút khỏi nó ngay từ bây giờ, mọi hưởng thụ tiện nghi ngoại trừ những thứ thực sự cần thiết mà thôi. Ngay từ bây giờ, hãy tự tách biệt bản thân mình với cơ thể của bạn, và nghĩ đến những thứ cao quý thiêng liêng hơn. Khi đó, những bí ẩn tự nhiên sẽ được hiển lộ ra cho bạn, sương mù bao quanh tâm trí bạn sẽ tan biến, và ánh sáng thuần khiết rõ ràng sẽ chiếu xuống bạn từ mọi hướng. Hãy vẽ lên cho chính bạn sự vĩ đại và tuyệt vời của những vì sao đã tạo nên ánh sáng đó. Không bóng tối nào có thể ảnh hưởng đến sự thanh thản ấy. Mọi phía của bầu trời đều sẽ tỏa ánh hào quang. Sự thay đổi thời gian, ngày đêm, chỉ thuộc về tầng thấp hơn mà thôi. Sau khi bạn đã được chiêm ngưỡng ánh sáng thuần khiết nhất, bạn sẽ phải thừa nhận rằng thực ra mình chỉ sống trong bóng tối trước đó. Giờ bạn chỉ có thể nhìn thấy nó với cường độ yếu qua đôi mắt của mình, nhưng bạn cũng đã có thể thử tự cảm nhận nơi thiêng liêng với nguồn ánh sáng ấy. Vậy ánh sáng thiêng liêng ấy sẽ còn tuyệt đến thế nào khi bạn được nhìn thấy cội nguồn của nó? Những suy nghĩ ấy không cho phép bất cứ sự tầm thường, nhỏ nhặt, hay suy đồi nào có thể tồn tại trong tâm trí. Chúng đòi hỏi Chúa là người chứng giám của mọi thứ. Chúng nói ta hãy cố gắng để có được sự chấp nhận của đấng thiêng liêng, chuẩn bị bản thân mình để sẵn sàng khi thời điểm ấy đến, và ổn định kế hoạch của mình cho cái kết thúc ấy. Không ai trải nghiệm những ý tưởng như thế mà còn sợ hãi bất cứ thế lực kẻ thù nào, hay co rúm lại trước tiếng kèn ra trận. Tại sao một người không thể thôi sợ hãi, khi mà anh ta thậm chí còn hết lòng trông đợi cái kết thúc của mình?
Nhưng ngay cả người mà đánh giá rằng tâm trí chỉ sống bao lâu nó còn trong cơ thể, và khi mà cái kết thúc ấy đến thì nó sẽ ngay lập tức bị tiêu tan, cũng vẫn mong muốn có thể khiến bản thân mình hữu ích sau khi chết. Dù chúng ta sẽ không còn có thể nhìn thấy ông ta, thì:
Sự dũng cảm và vinh quang của cuộc đời ông taVẫn thường trở lại trong tâm trí ta (trích thơ Virgil)
Hãy nghĩ xem, chúng ta đựơc lợi như thế nào từ những hình mẫu vĩ đại. Bạn sẽ nhận ra rằng ký ức về những con người thông thái thì cũng hữu ích như chính sự tồn tại của họ vậy.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Đặt mua sách Seneca tại: https://shp.ee/7vhvu5g
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 It’s annoying to be aroused from a pleasant dream—for the pleasure
one loses, even though it’s imaginary, has a genuine eff ect—and
your letter has done me a similarly bad turn: it interrupted me when
I was absorbed in the kind of musing that I fi nd congenial and
would have prolonged if given the chance. 2 I was taking delight
in an inquiry into the soul’s immortality; more than that, I was
ready to believe in it. I was sympathizing with the opinions of those
great men* who endorse this most pleasing state of aff airs, though
they hardly manage to prove it. I was surrendering myself to this
mighty hope. Already I was beginning to hate my present existence;
already I was fed up with the remnants of my feeble life. I had the
prospect of passing over into that boundless time and possession
of eternity—when suddenly I was awakened by the arrival of your
letter, and lost this lovely dream. But if I can get rid of you, I shall
look for it and get it back.3 Th e beginning of your letter insists° that I did not complete
the investigation in which I was trying to prove the Stoic doctrine
that posthumous renown is something good.* I failed, so you say,
to resolve our opponents’ objection: “No good can consist of things
that are separated from each other; but this does consist of things
that are separated.”* 4 Your diffi culty, dear Lucilius, pertains to another
topic within the same investigation, so I held back not only
from responding to it but also from discussing other relevant issues
as well; for as you know, ethics involves some matters of logic. For
this reason, I have up to now addressed the subject matter most
directly relevant to ethics: whether it is foolish and unnecessary to
extend one’s concern beyond one’s last day; or whether our goods
die with us and there is nothing that belongs to one who is no more,
or whether any profi t can be felt or sought beforehand from that
which, when it occurs, we shall not exist to perceive. 5 All these
questions have a bearing on ethics, and so I have put them in their
own proper place. Th e objections of logicians to this Stoic doctrine
had to be kept apart, and so I put them aside. But now, because you
are demanding the whole lot, I shall run through all the objections
and then rebut them one by one.
6 To make my rebuttals intelligible, I need to make some prefatory
remarks. What do I mean? Some bodies are continuous, such
as a human being. Others are composite, like a ship or a house or
everything that is unifi ed by the joining of diff erent parts. And yet
others are composed of separated parts, each of which remains a
discrete member, such as an army, a population, a senate. Th e elements
of which these latter bodies are composed are cohesive by law
or by function, but by nature they are separate individuals. 7 What
further prefatory remarks should I make? Our Stoic doctrine is that
no good can consist of things that are separated. Th is is because a
single good thing must be controlled and governed by a single spirit,
which is to say that the directive faculty of a single good thing must
itself be single.* Th is is intrinsically demonstrable, should you ever
want proof. Meanwhile, I have had to assume it as a premise, since
our own weapons are being fi red against us.
8 Th us the opponent says, “You claim that no thing that is good
is composed of things that are separated. But the renown you are talking about is the favorable opinion of good men. Reputation is
not one person’s statement, nor is notoriety one person’s negative
assessment; and renown, likewise, is not a case of pleasing just one
good person. In order for renown to exist, a number of distinguished
and notable men must agree. Renown results from the judgments
of a plurality, that is, from persons who are separated. Th erefore it is
not a good thing.”
9 Further: “Renown is praise awarded to a good man by good
men. Praise is speech, that is, a meaningful utterance. But utterance,
even if it is from good men, is not itself a good thing. Even though
everything about the good man is admirable and praiseworthy, it is
not the case that everything done by a good man is a good. He applauds
and he hisses, but no one calls the applause or the hissing a
good thing, any more than they call his sneeze or his cough a good
thing. Th erefore renown is not a good thing.
10 “Finally, tell us whether the good belongs to the one praising or
the one praised. If you say that it is the good of the one praised, you
are acting as absurdly as if you declared another person’s good health
to be mine. But praising those who merit praise is an honorable act.
Hence the good belongs to the one praising, whose action it is, and
not to us who are being praised. Th is was the question at issue.”
11 I will now run through these points one by one. To begin, there
is the question of whether any good can consist of things that are
separated. Th is is an issue that is still being investigated, and each side
has its supporters. Next, does renown require a plurality of votes? No,
it can even be satisfi ed with the judgment of a single good man: it is
the good man who decides that we are good.
12 “How so?” says our opponent. “Will reputation be the esteem
of a single person and notoriety the slander of one individual? Glory
too I take to be more widely extended and requiring many people’s
agreement.” But the case of reputation and notoriety is diff erent from
that of glory. Why? Because if a good man has a good opinion of me,
I am in the same position as if all good men had the same view. In
fact, they would all have the same view if they knew me. Th eir judgment
is one and the same, equally marked by the truth. Th ey cannot
disagree with one another, and so it is as if they all had the same view,
since it is not possible for them to take a diff erent view. 13 When it
comes to glory—that is, to reputation—one person’s opinion does not suffi ce.* In the one case, a single judgment can stand for all;
because if all good men were asked, their judgment would be unanimous.
In the other case, diff erent people make diff erent judgments.
Agreements will be diffi cult to fi nd, and the entire situation will
be rife with doubt, uncertainty, and suspicion. Do you suppose that
everyone can be of one mind? Th at does not even hold for the single
individual. What decides in the case of the good man is what is true;
truth has a single force and a single face. With these others, what
they accept are falsehoods, which are never consistent but always
subject to change and disagreement.
14 “But praise is merely an utterance, and an utterance is not
something good.” When those Stoics say that renown is praise
awarded to the good by the good, they are referring not to an utterance
but to a belief. In fact, a good man may say nothing; but if he
judges someone to be praiseworthy, that person has been praised.
15 Besides, praise is not the same as eulogy, which requires utterance.
Hence no one speaks of a “funeral praise” but says “eulogy,” for the
service performed by a eulogy consists in speaking it aloud. When we
say that someone is praiseworthy, we are not promising him people’s
kindly words but their favorable judgments. Th erefore there is praise
even when someone thinks well of a good man without speaking, and
praises him just to himself.
16 Further, as I have said, praise refers to an attitude of mind,
not to the words that express and bring into public notice the praise
one has conceived of. To praise is to judge that someone should be
praised. When our tragedian says that it is splendid “to be praised by
one who has been praised,” he means “by one who is praiseworthy.”*
And when an equally ancient poet says “praise nourishes the arts,”
he is not speaking of eulogy, which ruins the arts. Nothing, in fact,
has done as much as popular approval to corrupt rhetoric and every
other practice intended for the ear. 17 A reputation certainly needs
to be voiced, but renown can occur without being uttered; all that it
needs is a judgment. Renown is complete not only in the company of
people who are silent but even among those who shout it down. Let
me tell you the diff erence between renown and glory: glory comes
from the judgment of the masses, whereas the basis of renown is the
judgment of people who are good.
18 “Whose good is renown, meaning the praise awarded by the good to someone good? Is it the good of the one praised or of the one
who praises?” It is both. It is mine, when I am praised, because I am
by nature loving toward all people,* and because I am happy to have
acted well and pleased to have encountered grateful communicators
of my virtues. Th eir gratitude makes this a good pertaining to many;
but it is also mine because my disposition is such that I regard the
good of others as mine, at least in the case of those to whom I myself
have been the cause of good. 19 Th e very same good also belongs to
those who award the praise, since it is conducted virtuously, and every
virtuous act is something good. Th is could not have accrued to them
if I myself had not been virtuous. Th us merited praise is a good for
both parties, just as good judgment is a good both for the one judging
and the one who has the benefi t of the judgment. Surely you agree
that justice is a good both for the one who has it and for the one who
is paid what is due. To praise a deserving person is justice. Th erefore
the good belongs to both parties.
20 Let this be enough of a response to these quibblers. It should
not be our project to discuss minutiae and drag philosophy down
from its majesty into these petty matters. How much more satisfying
it is to travel the straight and open road than to design detours for
yourself, which you have to retrace with great trouble! Arguments
of this type are nothing more than the diversions of clever debaters.
21 Tell me, rather, how natural it is to extend one’s mind into the
infi nite. Th e human mind is a great and noble thing. It allows no limits
to be set to itself except those that it also shares with the divine.
In the fi rst place, it refuses any lowly homeland, such as Ephesus or
Alexandria or even some more populous and well-built city. Its true
homeland is one that encompasses the heights and the entirety of
the world—the vault of heaven itself; within which lie both seas and
lands; within which the lower air separates the human from the divine,
yet also unites them; and in which so many divine powers have
their fi xed position and vigilantly attend to their specifi c functions.*
22 Secondly, the mind refuses a restricted lifetime for itself. “All the
years,” it says, “are mine. No epoch is closed to great intellects, no
time is unavailable for refl ection. When the day arrives that is to
separate this mixture of divine and human, I shall leave this body
here where I found it and surrender myself to the gods. Even now I
am not apart from them, but I am held back by the weight of earth.” 23 All our mortal life is but a time of waiting, a prelude for
that better and longer life. Our mothers’ womb contains us for ten
months, preparing us not for itself but for that place into which we
emerge into view once we are able to draw breath and survive in the
open; in the same way, during the interval that extends from infancy
to old age, we are developing toward a diff erent birth. A diff erent
beginning awaits us, a diff erent state of aff airs. 24 As yet we cannot
endure the heavens except from a distance. Th erefore look forward
fearlessly to that critical hour. It is not the fi nal moment of the mind,
but only of the body. Regard everything that lies around you like the
luggage in a hotel room. You must move on. You came in at nature’s
behest, and you are going back the same way. 25 You are not allowed
to take out more than you brought in, or rather, the main part of what
you brought with you into life must be laid aside. You will be stripped
of this covering of skin, your closest garment; stripped of your fl esh
and of the blood that is diff used throughout your body; stripped of
the bones and sinews that support your soft and fl uid parts.
26 Th e day that you dread as your last is the birthday of your
eternity. Set down your burden. Why do you delay? Did you not
once before abandon a body in which you were hiding and come
out? You linger; you resist. But at that time too you were pushed out,
by your mother’s mighty eff orts. You weep and wail. Th is very thing,
weeping, is what one does at birth, but then one had to forgive you;
you had arrived completely untrained and inexperienced. When you
were sent forth from the warm and soft poultice of your mother’s
womb, a freer air breathed upon you, and then you encountered a
hard hand’s touch. Being still delicate and completely ignorant, you
were bewildered by this unfamiliar environment. 27 But now it is no
novelty for you to be separated from what you were previously a part
of. Calmly dismiss your now unneeded limbs, and lay aside this body
that you have so long inhabited. It will be torn apart, crushed, and
destroyed. Why are you sad? Th is is the way things are. Th e afterbirth
always perishes. Why do you love it as though it were your own? It
was just your covering. Th e day will come that will tear you forth and
take you away from association with this foul and evil-smelling belly.
28 As much as you can, withdraw from it now and from all pleasure
except that which is linked to the necessities° of embodied life.*
Estrange yourself even now from the body, and contemplate something higher and more sublime. In due course, nature’s secrets will be
revealed to you, the present fog will disappear, and a clear light will fall
upon you from every side. Picture to yourself the magnitude of that
brilliance when so many stars combine their light. No shadow will
disturb this serenity. Every side of the sky will be equally luminous.
Th e interchange of day and night belongs to the lower atmosphere.
After you have gazed with your entire being on the fullness of light,
you will admit that you have lived in the dark. Now you see it dimly
through those narrow openings that are your eyes, but already you
wonder at it from afar. How will the divine light look to you when
you see it in its own region? 29 Th ese thoughts allow nothing paltry,
trivial, or degrading to settle in the mind. Th ey declare that the gods
are witnesses of everything. Th ey tell us to win their approval, to prepare
ourselves for them in the time to come, and to set our sights on
immortality. No one who has this idea will fear any armies, or shrink
at the trumpet’s sound, or be scared by any threats. 30 Why shouldn’t
he be unafraid, given that he actually looks forward to death?
But even he° who judges that the mind lasts only as long as it is
held by the body’s chain, and that once released it is immediately dissipated,
still strives to make himself useful after death.* Even though
he is snatched from our eyes, still,
His valor and the glory of his race
come often to our minds.*
Th ink of how much we benefi t from good examples. You will then
realize that the memory of great men is no less useful than their
presence.Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này