Từ những năm 2010, mình đã bắt đầu sử dụng NAS, bắt đầu với các mẫu Bufallo mua trên 5giay. Sau đó, khi biết đến Synology, mình đã hoàn toàn chuyển sang sử dụng sản phẩm NAS của họ. Mặc dù gần đây mình cũng đã thử qua các sản phẩm NAS của Asustor và QNAP, nhưng không thấy thực sự hài lòng. Năm ngoái, mình cũng đã thử tự xây dựng một NAS chạy Unraid để xem thử. Lý do là sản phẩm Synology từ lâu vẫn có cấu hình và giá thành khá cao, tức là cấu hình không tương xứng với giá tiền trả. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, mình đã gặp vấn đề với card SATA và thùng máy, vì vậy cuối cùng mình đã từ bỏ “dự án” Unraid đó.
Với Synology, đây là con NAS thứ 3 của mình, con đang dùng trước khi đổi là DS918+ dùng cũng được 3,4 năm gì rồi, rất bền bỉ và đủ nhu cầu, tuy nhiên gần đây nó cũng đã gần đầy với cấu hình 4 ổ cứng 10TB và 2 ổ NVME 256GB làm cache, nên mình quyết định nâng cấp sang 1 con mới.
Mình khá là ưng các loại NAS có dáng nằm ngang thay vì đứng.
Mình khá là ưng các loại NAS có dáng nằm ngang thay vì đứng.
Nhu cầu không cần CPU quá mạnh, dù chạy Plex server nhưng mình hoàn toàn cho play trực tiếp và không encode bằng CPU nên nhu cầu về CPU mạnh bỏ qua, mình cũng cần yếu tố gọn nhẹ vì để ở nhà, vì vậy nên cũng chưa ngắm tới các dòng dành cho tủ rack, loay hoay lựa chọn cuối cùng thì DS1821+ là lựa chọn khá là ưng ý, mức giá ở thời điểm mình mua cũng khá là hợp lý, chưa đến 28 triệu cho 1 con NAS 8 ổ cứng, và với cấu hình ổ cứng này mình có thể dùng tốt cho 2,3 năm nữa mà không cần nầng cấp, khá là ổn.

Setup ban đầu

Mặc định DS1821+ chỉ có 4GB ram, mình sẽ nâng cấp lên 8GB chạy cho thoải mái, do không có nhu cầu chạy máy ảo, chỉ là vài con docker vui vẻ và các công việc như backup, cloudsync, download torrent hay sử dụng ổ LUN/iSCSI nên 8GB là quá đủ với mình, nhưng mua về mới đọc thông số, con này dùng ram DDR4 ECC SODIMM, tức là ram ECC mà lại chuẩn dành cho laptop, hồi đó mình vẫn mua ram ở ngoài về cắm cho mấy con NAS Synology trước đó thoải mái, tuy nhiên với loại ram này kiếm khắp Shoppe hay các shop đều không có, rốt cuộc phải liên hệ đại lý và mua thêm 1 thanh 4GB ram của hãng với giá gần 3 triệu, vì 2 ổ NVME cũ cũng đã dùng lâu rồi nên mình sắm luôn 2 ổ NVME mới, dung lượng lớn hơn vì giá thành ổ SSD NVME bây giờ phải nói là quá tốt rồi.
Đây là toàn bộ ổ đĩa mình đã bỏ vào NAS, chế độ quạt là “cool”.
Đây là toàn bộ ổ đĩa mình đã bỏ vào NAS, chế độ quạt là “cool”.
Lần này để tối ưu chi phí và đỡ phải thay đổi cấu hình Raid (cái này rất mất thời gian nếu thêm và bớt ổ trong Raid 5,6) mình sẽ lắp hết ổ cứng một lúc và chia như sau:
- Slot từ 1-6 (Volume 2): 6 ổ EXOS 12TB chạy Raid 6 để chứa phim cho Plex server, lấy được tổng 43TB.- Slot từ 7-8 (Volume 1): 2 ổ Ironworlf Pro 12Tb chạy Raid 1 để chứa OS, các gói cài đặt, backup, data quan trọng, lấy được 12TB.- Slot NVME 1-2: 2 ổ NVME Samsung 512GB chạy Raid 1 để làm phân vùng cache cho Volume 1.
Thứ duy nhất mình giữ lại của setup cũ đó là UPS (bô lưu điện) Value1200E của Cyber Power, sau 3 năm có vẻ con UPS này vẫn còn tốt, và khi cắm USB vào con NAS mới, hệ thống nhận liền và pin vẫn còn 100%, không biết có ảo không, sao 3 năm dùng mà pin vẫn không bị giảm hiệu năng, cái này mình sẽ theo dõi sau.

Di dời data

Vì vấn đề chép data từ NAS cũ sang mới rất là tốn thời gian và mình cũng “ăn hành” khá nhiều, nên lần này mình sẽ làm tuần tự, sau khi remove 2 ổ NVME cache để không mất dữ liệu, mình tháo cả 4 ổ trên con DS918+ cũ ra (slot 1-2 volume 2, và slot 3-4 volume 1) rồi lần lượt cắm vào theo thứ tự:
- Slot 1: Ổ mới (volume 2)- Slot 2: Ổ mới (volume 2)- Slot 3: Ổ cũ (volume 2 cũ)- Slot 4: Ổ cũ (volume 2 cũ)- Slot 5: Ổ cũ (volume 1 cũ)- Slot 6: Ổ cũ (volume 1cũ)- Slot 7: Ổ mới (volume 1)- Slot 8: Ổ mới (volume 1)
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp không cần thiết, nhưng vì mình đã tính toán trước cho việc rút 4 ổ cũ từ slot 3 tới slot 6 ra để gắn ổ mới cho Volume 2 và chấp nhận chạy 1 lần rebuild Raid 6, khoảng cỡ 4 ngày. Câu hỏi là tại sao mình lại không để ổ cũ ở slot 7-8 và lắp 1 lượt hết 6 ổ mới cho Volume 2, là bởi vì mình không muốn cài OS lên Volume 2, với mình OS nên chạy Raid 1 mới đáng tin cậy, Raid 6 chỉ có 2 ổ failover trên 6 ổ mình cũng không thực sự an tâm lắm, để lưu trữ phim ảnh thì được, chưa kể là mình muốn tách riêng volume chứa phim ảnh ra khỏi volume chứa những dữ liệu quan trọng khác.
Cuối cùng, sau 4 ngày copy dữ liệu và rebuild raid mình đã hoàn tất việc chuyển nhà cho home server của mình, quá đã. Nhân tiện nếu anh em nào gặp vấn đề về tốc độ khi thay đổi raid hay rebuild raid thì nên chạy cái này:
cat /sys/block/md2/queue/read_ahead_kb
Chạy câu trên để ra số liệu mặc định, xong lưu số đó lại, mốt còn nhớ để về bờ.
echo 32768 > /sys/block/md2/queue/read_ahead_kb echo max > /sys/block/md2/md/sync_max
Sau khi thay đổi giá trị xong tốc độ rebuild raid của mình tăng lên rất nhiều, giảm từ 15 ngày xuống còn 4 ngày, bạn có thể kiểm tra thời gian trước và sau khi thay đổi bằng câu lệnh sau:
cat /proc/mdstat
Mình còn nhớ hồi DSM 6 , Synology thay đổi được thông số “stripe_cache_size” nhưng ở DSM 7 trở lên họ không để nữa, mà hay ở chỗ họ cho phép thay đổi tốc độ rebuild raid trên giao diện luôn, không cần chạy câu lệnh nữa, nên ở trên mình không hướng dẫn bạn thay tốc độ bằng câu lệnh, vào setting của Storage manager chỉnh cho nhanh. Những câu lệnh trên chạy qua root nha, nên nếu anh em không rành hoặc ngại đụng thì nên bỏ qua.
DSM 7 trở đi chúng ta có thể chỉnh tốc độ resync trực tiếp bằng giao diện.
DSM 7 trở đi chúng ta có thể chỉnh tốc độ resync trực tiếp bằng giao diện.

Kết

Sau vài ngày sử dụng NAS DS1821+, mình đã có một số nhận xét về sản phẩm này. Đầu tiên, mình nhận thấy rằng DS1821+ có thiết kế tốt hơn so với mẫu DS918+ trước đó. Nó nặng hơn, cấu trúc vững chắc hơn và vỏ máy cũng đẹp hơn. Quạt làm mát của nó cũng hoạt động êm hơn (có thể do mới).
Về hiệu suất, vì không có yêu cầu đặc biệt cao, nên mình không so sánh kỹ thuật số cụ thể. Tuy nhiên, điểm mạnh của DS1821+ là khả năng mở rộng với việc gắn thêm hai module mở rộng DX517 và khe cắm mở rộng cho card mạng 10Gbit hoặc 2 khe NVME nữa. Điều này cho phép gắn thêm được 10 ổ cứng, với 5 ổ cứng chạy theo cấu hình RAID 5 cho mỗi module mở rộng. Điều này rất thuận tiện cho việc lưu trữ dữ liệu và sao lưu, như là mục đích chính của mình.
Với mức giá hiện tại, mình không thể mong đợi gì hơn từ một sản phẩm như DS1821+. Nó ổn định, tiết kiệm năng lượng và khả năng mở rộng ở mức đáng chấp nhận. Hy vọng rằng mình sẽ không phải thay đổi sang một model mới trong vòng 2 năm tới, vì đã đủ mệt rồi. Nói chung là hài lòng với sự lựa chọn này và tin rằng nó sẽ đáp ứng nhu cầu lưu trữ của mình trong thời gian tới.