Chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa. Tôi thậm chí còn không biết viết cách nào mới đúng nhưng tôi chỉ biết nó được viết đơn giản trong tiếng Anh là “Socialism”. Tôi dùng từ này còn nhiều hơn cả CNXH vì chỉ có một chữ duy nhất và quan trọng nhất là nó thể hiện việc tôi đọc tài liệu về hệ tư tưởng này chủ yếu từ nguồn nước ngoài.  
Tôi phải xin cảm ơn rất nhiều tới Dr. Richard Wolff, người đã đăng tải những bài giảng miễn phí trên Youtube để phổ biến hệ tư tưởng thường bị hiểu sai, coi thường và chèn ép tại một đất nước, mà sự hiện diện của nó đang chứng minh sự trường tồn và ưu việt của chủ nghĩa tư bản (Capitalism), Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Với bằng cử nhân và tiến sĩ từ đại học Harvard và Yale, ít ai nghĩ một người hưởng sự giáo dục bậc nhất của Capitalism như Dr. Wolff lại đang đấu tranh cho Socialism. Hiện tại ông có kênh Youtube: Democracy at Work cung cấp những thông tin giá trị mang tính thời đại của nền kinh tế Mỹ và cũng như bàn luận những sự chuyển hoá hoàn thiện hơn của hệ thống hiện tại. Đây là là một tổ chức phi lợi nhuận, nên nếu bạn có sự hào phóng của một người yêu tri thức hay chỉ đơn giản là muốn mua cho một ông già 78 tuổi một ly cà phê, một ổ bánh mì hằng ngày thì hãy vào xem thật nhiều video và vào Patreon ủng hộ nhé.
Và chúng ta quay trở lại với chương trình. Thật khô khan khi nói đến, đặc biệt là với các bạn sinh viên đại học chính quy tưởng chừng phải lưu bang vì không qua nổi môn Marx-Lenin. Và thật may cho một đứa như tôi, chỉ nhờ điểm tốt nghiệp và tiền của bố mẹ, thế là tôi được vào trường quốc tế để ăn chơi sa đoạ mà không cần phải nghĩ quá nhiều về bản lĩnh chính trị trong mỗi người trẻ. Phải nói hoàn cảnh luôn hình thành suy nghĩ của con người, chính vì không có ấn tượng xấu trước đó từ giáo dục bắt buộc Marx-Lenin nên tôi đến với Marx một cách rất tự nguyện. Để ý gì chưa? Tôi chỉ nhắc tới Marx. Ông già với bộ râu vĩ đại đã gieo mầm cho sự đấu tranh của tầng lớp lao động. Là hệ tư tưởng nguyên bản, Marxism của Marx nên là thứ nên được tìm hiểu đầu tiên khi bạn đến với Socialism.
Ngoài lề: Marxism không chỉ là các nguyên lý được xây dựng bởi Marx mà còn bao gồm cả những thuyết phát triển của các Marxist trong tương lai. Marxism được bù đắp liên tục cho những khoảng trống Marx để lại. 

Capitalism là gì?

Bắt đầu đơn giản nhé! Theo Marx, Capitalism chính là hệ thống chỉ tồn tại hai giai cấp là chủ lao động và người lao động và bất cứ hệ thống nào tồn tại hai giai cấp này đều là Capitalism. Sự bóc lột (Exploitation) là không thể tránh khỏi trong hệ thống này vì đối với Marx, chỉ sự hiện diện của hai giai cấp này cũng đã tạo nên nó. Chỉ khi còn duy nhất một giai cấp tồn tại thì không còn Exploitation.
Exploitation được mô tả trong công thức kinh tế do Dr. Wolff trình bày:
Embodied Labour là sức lao động chứa trong những công cụ tạo nên sản phẩm. Ví dụ như để sản xuất ra trang sức thì, thợ kim hoàn cần vàng và lượng vàng đó không phải tự nhiên có mà nó được khai thác và xử lý bởi những người đào khoáng. Embodied Labour chính là công sức của những người đào khoáng, là yếu tố không thể kiểm soát của chủ tiệm kim hoàn vì đó là chi phí đầu vào của sản xuất. Nếu như người chủ muốn thu được lợi nhuận sau khi bán trang sức (bán Total Labour) thì chỉ có một cách là kiểm soát Living Labour của chính nhân viên mình. Thay vì trả lương đúng với công sức của người thợ kim hoàn (Living Labour = Wage) thì người chủ sẽ trả ít hơn. Số tiền lấy từ Wage đó là Surplus (thặng dư). Tách Surplus khỏi Wage chính là Exploitation. Tóm gọn lại, ở đâu có lợi nhuận ở đó có Capitalism. 
Đó là cách hình dung ra số tiền bị cướp đi để hiểu về Exploitation. Công thức này của Marx còn ngắn gọn và trừu tượng hơn nữa khi Living Labour chỉ còn mỗi Surplus, mà bản thân Surplus trong định nghĩa của Marx là không thể đong đếm bằng số và tiền như Wage. Cuộc đấu tranh giai cấp Marx luôn nhắc tới nếu nói trong phạm trù Surplus chính là người tạo ra Surplus vs người cướp đi Surplus. Sự bất công về kinh tế dẫn tới sự bất công về chính trị vì kinh tế hay sự tích luỹ tài sản (Capital accumualtion) chính là nguồn năng lượng để xây dựng quyền lực trong xã hội Capitalism. 

Xin đừng nhìn nhận Exploitation là một điều tiêu cực. Nhờ có nó mà kinh doanh mới có lợi nhuận được. Hãy xem nó như một cái khái niệm của Marxism để đảm bảo tinh thần được thoải mái nhất khi đọc bài. 

Bourgeoisie (giai cấp tư sản) được nhắc một cách thường xuyên với tư cách là người tạo nên Capitalism. Và ai là hiện thân của Bourgeoisie? Khi nhắc tới Capitalism, hình ảnh những nhà tư bản giàu sụ như Vanderbilt, Rockefeller, Bill Gates sẽ hiện ra trong đầu bạn. Những ông chủ doanh nghiệp dùng tiền kiếm từ việc bóc lột người lao động hay giai cấp vô sản (Proletariat) để tạo dựng địa vị xã hội cho mình. Nếu như bạn tra trên Wiki, định nghĩa Capitalism sẽ đi đôi với sở hữu cá nhân (private ownership). Nó đập trong mắt bạn và sẽ in sâu trong tiềm thức bạn đến ám ảnh. Đây là một vấn nạn đối với tôi. Nó đã che mờ đi sự hiện diện của một dạng tư bản mà sau cái chết của Marx, nó mới được tạo ra. Đó là tư bản nhà nước (State Capitalism).

Ủa? Xí! Tư bản là của tư nhân, cá nhân chứ liên quan gì tới nhà nước? 

Trước khi bước vào State Capitalism, tôi sẽ bàn về vai trò nhà nước trong cuộc cách mạng vô sản.
Định nghĩa của nhà nước thật sự là một tranh cãi của triết học, mỗi người cho một định nghĩa khác nhau và không có định nghĩa của một ai là làm vừa lòng những người còn lại. Bản thân Marx không đưa một định nghĩa cụ thể về State và chỉ mô tả nó trong những ngữ cảnh khác nhau. Những người Marxist kế thừa tư tưởng của Marx về sau này đã cố gắng định nghĩa State theo đúng với tinh thần của Marx nhất với ba đặc thù chính:
(a) It is a public power in contrast to the direct organisation of the armed people which existed in tribal society. A feature of the State is not its power of coercion in general which is to be found in some form in any society, but above all its public power, that is a power that does not coincide with the mass of population and is exercised by a special category of people;
(b) The state organisation of society presupposes the levying of taxes that are needed for the upkeep of the apparatus of power. As internal and external contradictions become more intense and the State apparatus grows, its maintenance swallows up more and more of the resources of society; and
(c) The subjects of the state are divided not according to blood relationship but on the basis of territory. The power of the state is exercised directly over a certain territory and its population, and this territorial division of people effects the development of economic ties and the creation of political conditions for their regulation.
(Johari, J.C. 2005, Principles of Modern Political Science, pp. 72-73)
Tôi chỉ dịch phần (a) vì nó liên quan trực tiếp tới điều tôi đang bàn.
Dịch: Trái với một tổ chức được điều hành bởi nhóm người trong xã hội bộ lạc, nhà nước là công quyền. Một đặc điểm của nhà nước đó là nó không phải quyền lực cuỡng chế thường được thấy ở một số hình thái xã hội, mà trên tất cả nó là quyền lực của công chúng, một quyền lực mà không bao giờ đi ngược lại với lợi ích của tất cả mọi người và nó được thực thi bởi một nhóm người đặc biệt. 
 
Thực tế, Marx chỉ nói nhà nước như một công cụ để tiến hành cuộc cách mạng vô sản trong các tác phẩm của mình. Một điểm cực kì quan trọng trong việc hiểu về điều đó chính là “sự chuyên quyền của giai cấp vô sản” (Dictatorship of Proletariat) trong giai đoạn chuyển hoá từ Capitalism tới Communism (Chủ nghĩa cộng sản). Giai đoạn giao thoa này chính là Socialism mà tôi đã đề cập đầu bài. Trong Socialism, Proletariat sẽ cướp State từ Bourgeoisie và biến mình trở thành người chủ của State. Khi đó Proletariat sẽ là giai cấp thông trị và Bourgeoisie sẽ là giai cấp bị thống trị. Để huỷ diệt quyền lực cơ bản của Capitalism (năng lực sản xuất) và ngăn chặn sự hồi sinh của nó, Proletariat sẽ dùng tất cả các quyền lực của State trao cho để lấy đi sự sở hữu tư liệu sản xuất (means of production). Sự đàn áp của Proletariat không khác gì cách Bourgeoisie dùng State như một công cụ để bóc lột Proletariat trước đó. Dùng sự cưỡng chế của State để diệt trừ Bourgeoisie để tạo nên xã hội không giai cấp (vì chỉ có một mình Proletariat thì là không giai cấp). Một khi đã không giai cấp rồi thì vai trò State sẽ biến mất. Xã hội sẽ tiến hoá lên Communism. 
Dưới đây là những trích dẫn tác phẩm Manifesto of the Communist Party 1848 để hình dung rõ hơn cho sự diễn đạt của tôi về vai trò của State trong cách mạng vô sản. 
The Communists are further reproached with desiring to abolish countries and nationality. 
The working men have no country. We cannot take from them what they have not got. Since the proletariat must first of all acquire political supremacy, must rise to be the leading class of the nation, must constitute itself the nation, it is so far, itself national, though not in the bourgeois sense of the word
(Chapter II: Proletarians and Communists, Manifesto of the Communist Party 1848)
Dịch: Những người cộng sản bị hắt hủi bởi mong muốn xoá bỏ sự tồn tại của quốc gia và quốc tịch. 
Những người lao động không có đất nước. Chúng ta không thể lấy đi những gì mà họ chưa có. Vì giai cấp vô sản trước hết phải có được quyền lực chính trị; thì họ phải trở thành giai cấp lãnh đạo của đất nước, phải tạo cho chính họ một đất nước mà ít nhất không phải dựa trên cái nhìn của giai cấp tư sản về thế giới.
We have seen above, that the first step in the revolution by the working class is to raise the proletariat to the position of ruling class to win the battle of democracy. 
The proletariat will use its political supremacy to wrest, by degree, all capital from the bourgeoisie, to centralise all instruments of production in the hands of the State, i.e., of the proletariat organised as the ruling class; and to increase the total productive forces as rapidly as possible
(Chapter II: Proletarians and Communists, Manifesto of the Communist Party 1848)
Dịch: Như ta đã thấy, bước đầu tiên của cuộc cách mạng tầng lớp lao động là để đưa giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị và từ đó, giành lấy nền dân chủ.
Giai cấp vô sản sẽ sử dụng quyền lực chính trị đó để lấy đi tất cả tài sản của giai cấp tư sản và tập trung toàn bộ công cụ sản xuất vào tay nhà nước, ví dụ như nhà nước mà giai cấp vô sản làm chủ; và để tăng lượng lực lao động trong thời gian nhanh nhất có thể.

Điều này càng được nhấn mạnh hơn thông qua việc đề cập của ông về sự tồn tại đối lập của State của Bourgeoisie, như một công cụ để hợp pháp hoá và thúc đẩy sự bóc lột. Để rõ hơn, khái niệm này được thể hiện bởi Friedrich Engels trong cuốn Anti-Dühring là "State as a collective capitalist". Nó có nghĩa là State là đại diện cho lợi ích chung của toàn bộ Bourgeoisie.
The executive of the modern state is but a committee for managing the common affairs of the whole bourgeoisie.
(Chapter I: Bourgeois and Proletarians, Manifesto of the Communist Party 1848)
Dịch: Những người của bộ máy nhà nước mới thực chất là một hội đồng quản trị về những mối quan tâm của giai cấp tư sản.
Through the emancipation of private property from the community, the State has become a separate entity, beside and outside civil society; but it is nothing more than the form of organisation which the bourgeois necessarily adopt both for internal and external purposes, for the mutual guarantee of their property and interests.
(The Relation of State and Law to Property, The German Ideology 1846)
Dịch: Thông qua sự giải phóng sở hữu cá nhân khỏi cộng đồng, nhà nước đã trở thành một thể chế tách biệt khỏi xã hội dân sự; nó không hơn gì một dạng tổ chức mà giai cấp tư sản cần dùng cho mục đính đối nội và đối ngoại, cho sự đồng thuận đôi bên về tài sản và lợi ích. 

Xin nhắc lại. Với Marx, State chỉ là một công cụ. Một công cụ chính trị để phục vụ mục đích cuối cùng là giành lại sức mạnh kinh tế, giành lại sở hữu tư liệu sản xuất. Một công cụ để giai cấp thống trị đàn áp giai cấp còn lại trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Socialism phải được hiểu là quá trình lấy lại tư liệu sản xuất của Proletariat từ Bourgeoisie. Các công cụ để đạt được mục đích đó là không chỉ giới hạn ở State. 

Nếu như nhà nước chỉ là công cụ thì tại sao lại có khái niệm Socialism = can thiệp nhà nước?

Theo giả thuyết của tôi, sự đề cập của Marx về công cụ “nhà nước” một cách liên tục trong các tác phẩm của ông có thể khiến những người đọc chúng luôn thường trực một suy nghĩ, nhà nước là giai cấp vô sản. Nghe có vẻ không liên quan nhưng nếu bạn nào học Marketing hoặc biết tới thuật ngữ “contagion” (sự phơi nhiễm) sẽ hình dung được điều tôi muốn nói. Sự lặp đi lặp lại có thể kích hoạt sự đơn giản hoá và mang rủi ro sai lệch thông tin ban đầu. 
Nhưng điều tôi tin chắc đó là sự thành công của Cách Mạng Tháng 10 Nga, mà ở đó những người cộng sản đã chọn nhà nước Liên Xô là hiện thân của giai cấp vô sản Nga, đã thay đổi cách định nghĩa về Socialism trên diện rộng. Sự thành lập của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã tạo một dấu ấn quá sâu sắc cho tất cả những người ủng hộ Socialism và những người chống nó. Sự áp dụng táo bạo của lý thuyết Marxism ấy vô tình trở thành một cái lí do cho những người chống Socialism dán nhãn sự can thiệp nhà nước là một quyết định quá “cộng sản”. Chiến Tranh Lạnh và sự sụp đổ Liên Xô lại càng khiến cho suy nghĩ  "toàn trị nhà nước = socialism" càng mạnh. 

Vậy thì điều này liên quan gì với State Capitalism?

Đến đây tôi sẽ chia hai thành phần của Proletariat. Những người công chức nhà nước phục vụ cho giai cấp vô sản là những Proletarians sử dụng công cụ. Những người không phải công chức nhà nước là Proletarians không sử dụng công cụ. Cả hai nhóm đó đều thuộc cùng một giai cấp vô sản. Không bao giờ hai nhóm này sẽ quay lưng với nhau trong Marxism của Marx. 
Rất là bất ngờ là Tuyên ngôn đảng Cộng Sản có một phần đi đúng hướng suy luận của tôi, đó là chương 2 Proletarians and Communists.
Trong chương 2, những người Cộng Sản (Communist) và Proletarian là hai thành phần của giai cấp vô sản. Communist là những người lãnh đạo của cuộc cách mạng vô sản. Những người lúc nào nhắc nhở cho toàn bộ giai cấp vô sản về sự tồn tại của cuộc cách mạng không thể tránh khỏi. Họ là phát ngôn viên cho giai cấp và là đội ngũ thường trực mỗi khi cách mạng cần họ. 
The Communists are distinguished from the other working-class parties by this only: 1. In the national struggles of the proletarians of the different countries, they point out and bring to the front the common interests of the entire proletariat, independently of all nationality. 2. In the various stages of development which the struggle of the working class against the bourgeoisie has to pass through, they always and everywhere represent the interests of the movement as a whole.
(Chapter II: Proletarians and Communists in Manifesto of the Communist Party 1848)
Dịch: Những người cộng sản khác với những nhóm tầng lớp lao động khác: 
1. Trong những lúc giai cấp vô sản từ các nước khác nhau gặp những vấn đề mang tính quốc gia; không phân biệt quốc tịch, những người cộng sản sẽ chỉ ra và đưa tất cả những mong muốn chung của toàn thể giai cấp vô sản một cách trực diện. 
2. Tại bất kì giai đoạn phát triển mà tầng lớp lao động có gặp trở ngại trong việc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, họ sẽ luôn ở đó và đại diện cho tinh thần của cuộc cách mạng ở muôn nơi. 
 
Dựa vào thông tin trên, ta có thể suy ra rằng; sau khi nhà nước vô sản được thành lập, Communist chính là những người vô sản tinh hoa sẽ tham gia bộ máy nhà nước và trở thành công chức nhà nước. Phần còn lại là Proletarian sẽ là những công dân của nhà nước đó.
Marx đã không bao giờ nghĩ tới việc State có thể thay thế vai trò Bourgeoisie. Sau này, đối với những Socialist theo chủ nghĩa vô chính phủ (Anarchistic Socialist), State được dựng lên bởi Proletariat có thể chuyển hoá thành State Capitalism, nếu như những người Communist tôi đề cập trước đó trở nên tha hoá và phản bội lại Proletarian. Họ không tin vào sự trung thành của State với Proletariat. Sự tha hoá này đã xuất hiện trong tác phẩm The Revolution Betrayed (Cách mạng bị phản bội) của Lenon Trotsky dưới thuật ngữ "deformed worker's State" (nhà nước của giai cấp vô sản bị tha hoá).
Trong cuốn "Class Theory and History of Capitalism and Communism in USSR" của Dr. Wolff và Stephen Resnick, Private Capitalism (Tư bản tư nhân) và State Capitalism được so sánh như thế này:
In private capitalism, individuals with no formal position within the state apparatus appropriate surplus in enterprises located outside of the state. In state capitalism, individuals with a necessary connection to the state-employed and selected by the state-exploit labor in enterprises that occupy locations within the state apparatus. These two features certainly affect the particular conditions of capitalist exploitation, but we have found no reason to conclude that their presence would make capitalism disappear.
Class Theory and History of Capitalism and Communism in USSR 2002, pp. 87
Dịch: Trong tư bản tư nhân, những cá nhân không có vị trí trong bộ máy nhà nước sẽ tước đi thặng dư (Surplus) trong những doanh nghiệp nằm ngoài nhà nước. Trong tư bản nhà nước, những cá nhân có những liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhà nước và được chọn bởi cơ chế bóc lột của nhà nước của những doanh nghiệp thuộc hệ thống nhà nước. Hai đặc điểm này chắc chắn ảnh hưởng tới phương thức bóc lột của tư bản, nhưng chúng tôi chưa tìm được nguyên nhân để kết luận rằng sự hiện diện của chúng sẽ khiến hệ thống tư bản biến mất. 
Bản thân Marx cũng đã chạm vào bề mặt của State Capitalism nhưng không đi xa hơn nữa:
State capital, in so far as governments employ productive wage-labour in mines, railways, etc., and function as industrial capitalists
Capital Vol . 2: Critique of Political Economy 1992 edition, pp. 177, 
Dịch: Tài sản của nhà nước, có thể hiểu trong phạm trù rằng chính phủ sử dụng sức lao động được trả bằng lương cho ngành khai khoáng, tàu lửa, vv và hoạt động như một nhà tư bản công nghiệp
Nhưng dù sao thì nhìn nhận chung của Marx, ít nhất qua các tác phẩm của ông, đó là Private Capitalism là hình thái duy nhất của Capitalism.
Đọc đến đây thì bạn có hình dung ra ví dụ kinh điển của khái niệm này: Liên Xô. Ví dụ cụ thể cho Exploitation (thật sự tiêu cực đấy) tận cùng dưới thể chế này là:
Hahaha great post now go to gulag Stalin | StareCat.com

Sự hiện diện State Capitalism đã được thể hiện rõ rệt bởi sự xuất hiện đồng thời của Private Capitalism trong thời kì Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lenin chủ trương thực hiện năm 1921. Nó cho phép các hoạt động tư nhân diễn ra trong khuôn khổ kinh tế chủ đạo nhà nước. Đến thời Stalin, NEP bị dẹp bỏ và State là chủ lao động duy nhất ở Liên Xô. 
Ngoài ra Đức Quốc Xã cũng được nhìn nhận là State Capitalism. Tương tự với Liên Xô, State không chỉ bóc lột người lao động mà còn cả BourgeoisCuốn "The Rise and Fall of the Third Reich" và "Big business in the Third Reich" nói rất rõ việc Hitler hứa hẹn những nhà tư bản Đức (nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử) về lợi ích họ sẽ nhận được sau khi Nazi lên cầm quyền, nhưng cuối cùng họ đã bị lừa khi Hitler quốc hữu hoá phần lớn nền kinh tế. 
Bản thân Capitalism cũng chia phe vì thế sẽ là thiếu sót lớn khi cho rằng State sẽ mãi mãi là công cụ của Bourgeoisie. Đây có lẽ là một trong những diễn biến nằm ngoài dự đoán của Marx về Exploitation.
In bourgeois society, not only exploitation of the working class exists but there must also exist the constant struggle of the various sections of the capitalist class for markets and for sources of capital investment... Capitalists cannot act as mere dividend collectors, leaving initiative to state officials to attend to the exploitation of the working class. Capitalists struggle among themselves for profits and for the control of the state in order to protect their sectional interests and their field of action extends beyond the limits of the state.
(Anton Pannekoek 1936, State Capitalism and Dictatorship)
Dịch: Trong xã hội của giai cấp tư sản, không chỉ nảy sinh sự bóc lột với tầng lớp lao động, mà còn có sự tranh chấp thị trường và nguồn tài nguyên giữa những thành phần của tầng lớp tư bản... Những nhà tư bản không thể tự mình thu những phần lợi nhuận nhỏ nhặt, và điều này tạo động lực cho các công chức nhà nước bóc lột người lao động. Những nhà tư bản không những gây chiến với chính họ mà còn với cả sự kiểm soát của nhà nước để bảo vệ lợi ích riêng của họ và đặc quyền vẫn còn đang ngoài giới hạn của nhà nước.  

Một vòng lặp không ngừng của Capitalism nước Mỹ


Business Cycle (Economic Cycle)

Thấy quen không mấy bạn? Đây chính là kiến thức cơ bản nhất của kinh tế học. Có hai giai đoạn của chu kỳ kinh tế (Business Cycle), tăng trưởng (Expansion) và suy thoaí (Recession). Sự đáng sợ của thuyết kinh tế này đó chính là khiến tất cả chúng ta tin rằng chuyện này là điều dĩ nhiên, tự nhiên hay sự sắp xếp của "Invisible Hand". Đó không phải chu kỳ tự nhiên đâu mà là hậu quả của tác động con người. Khi tôi nhìn biểu đồ này, nó khiến tôi liên tưởng tới sự thay phiên nhau của hai tư tưởng chủ đạo, Classical & Keynesian trong chính sách Mỹ. 
Bằng một cách thần kì nào đó, tôi liên tưởng Classical & Keynesian thành cuộc chiến State và The Enterprises (doanh nghiệp tư nhân) tranh giành vị thế dẫn đầu hệ thống Capitalism. Dù tôi không thể nào phân tích một cách đúng đắn nhất, nhưng có vẻ bộ đôi: Classical & Keynesian và State & Private đồng hành với nhau trong vòng lặp Expansion & Recession. Trong một cái nhìn rộng hơn, bộ ba "sặc mùi theory" này sự liên kết nào đó
Tôi sẽ đưa ra hai sự kiện thể hiện rõ vòng lặp này, chính là:

Khi State là đồng thời là đạo diễn và diễn viên trong Đại Suy Thoái năm 1929

Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ như một hậu quả của "thị trường tự do". Nhà nhà tự do mua bán chứng khoán và tự do đầu cơ cho lợi ích của riêng mình. Nhìn thấy sự đầu tư hào hứng của thị trường, Fed hưởng ứng theo nó như một lẽ thường tình, tiếp tục tăng số lượng tiền đang được xoay vòng trong thị trường (Circulating money) để đáp ứng lượng cầu cao chót vót. Và bùm. Cuộc suy thoái kinh tế trường kì đã được bắt đầu. Khi người lao động mất việc và suy giảm thu nhập, Socialism nổi lên như một làn sóng trong tầng lớp người lao động để chống đối lại sự tàn ác của The Enterprise và sự hờ hững của State. Họ thúc đẩy hoạt động của công đoàn (Labour Union), tổ chức đình công và biểu tình quy mô lớn thường xuyên. 
The Communist Party in the '30s: The Depression and the great ...
"Unity of White and Negro Workers" cho thấy thảm hoạ kinh tế lúc ấy đã xoá nhoà sự phân biệt chủng tộc và hướng tới quyền lợi lớn hơn: quyền lợi của giai cấp vô sản
Lo sợ nước Mỹ sẽ có một "cuộc cách mạng tháng 10", một cuộc lật đổ chính quyền của tầng lớp thấp kém xã hội, Franklin D. Roosevelt (FDR) buộc phải dùng bàn tay thép của State để ép The Enterprises trả lại tiền cho người lao động như một cách để xoa dịu. Sự tồn tại của Liên Xô khiến quyết định này mang tính chính trị lưỡng cực nhiều hơn là kinh tế. FDR muốn cứu Capitalism khỏi Socialism.
Về vấn đề giải quyết chênh lệch giàu nghèo, Revenue Act of 1934 là phát súng đầu tiên khi tăng thuế thu nhập cá nhân cho nhóm thu nhập cao và giảm cho nhóm thu nhập thấp. 59% dành cho định mức thu nhập cao nhất (1 triệu USD). Sau đó là Revenue Act of 1935 (thường được gọi là Wealthy Tax Act) tiếp tục đặc biệt tăng thuế cho nhóm 1 triệu USD tới 75%. Hàng loạt các chính sách tăng thuế áp dụng như The Revenue Act of 1936 (đánh thuế lợi nhuận tái đầu tư của doanh nghiệp) và The Revenue Act of 1937 (giảm việc tránh thuế hợp pháp bằng cách đánh thuế doanh nghiệp một thành viên).
Về vấn đề thất nghiệp, FDR dùng số tiền thu được từ The Enterprises để đầu tư chương trình Works Progress Administration (WPA) năm 1935 tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người, chủ yếu những người lao động phổ thông. Công trình xây dựng là dự án mũi nhọn cho chương trình tuyển dụng này. Tennessee Valley Authority dự án lớn nhất của WPA để xây thuỷ đập và cơ sở vật chất cho tiểu bang Tennessee. Ngoài lĩnh vực xây dựng, WPA còn tài trợ cho lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Nhìn vào tổng quát, State đang là chủ lao động lớn nhất nước Mỹ trong quãng thời gian đó.
Federal Art Project là một trong dự án tuyển dụng lớn về lao động có tay nghề do WPA tổ chức
Nỗ lực của áp dụng can thiệp nhà nước bằng các chính sách phát triển đậm chất Keynesian của FDR (kích cầu của 90% dân số) đã cứu nước Mỹ khỏi Đại Suy Thoái và sự phẫn nộ của tầng lớp lao động. Nỗ lực của FDR có thể được so sánh với Robin Hood. Cũng như Mr. Hood, thực chất ông không hề muốn suy yếu The Enterprises mà chỉ ngăn chặn sự háu đói quá mức của họ có thể đẩy người lao động vào một cuộc "săn phù thuỷ". Hơn nữa, một khi nhiệm kì của ông kết thúc, ông phải nhường quyền hành của mình cho những tổng thống có tư tưởng "cứng rắn" hơn với tầng lớp lao động. 

Khi State là đạo diễn Trickle-down và Private Enterprise  là diễn viên trong nền kinh tế đang nở rộ

Sự tái xuất của Classcial Economics với Reaganomics, tạm biệt State và chào đón sự trỗi dậy The Enterprise. Chính sách kinh tế của Ronald Reagan (RR) chính là tiền đề cho Trickle-down Economics (kinh tế nhỏ giọt). Tất cả sự giảm thuế và chi tiêu nhà nước của RR chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu và hi vọng họ sẽ dùng số tiền khổng lồ sau thuế để tạo công ăn việc làm cho 90% dân số còn lại. 
Economic Recovery Tax Act of 1981 giảm thuế cho nhóm chịu thuế cao nhất từ 70% đến 50% và cho nhóm chịu thuế thấp nhất 14% đến 11%. Nhìn sơ qua có thể thấy, nhóm giàu đang có lợi nhiều hơn. Tax Reform Act of 1986 cũng theo xu hướng đó khi nhóm chịu thuế cá nhân cao nhất được giảm từ 50% đến 38.5%.
Bằng trực giác của tôi, dù giảm thuế chính là chính sách tài khoá vốn là của Keynesian nhưng tôi thấy nó sai sai vì nó tập trung khuếch đại thu nhập của người giàu (chỉ chiếm 1% dân số), người đồng thời là chủ doanh nghiệp và là nhà sản xuất. Trong khi đó, Classical chú trọng về thuyết trọng cung (Supply-side economics) và khuyến khích hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất để họ tạo lượng lớn sản phẩm với giá rẻ hơn. Vậy thì liệu Keynesian đang bổ trợ cho Classical? Nhưng dù sao thì tôi sẽ kết luận rằng chính sách của RR thiên mạnh về Classical, hướng tới Free Market Economy như RR lúc nào cũng nhấn mạnh. 
Thành quả nổi bật của RR chính là: 
- Tỷ lệ công ăn việc làm tăng và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
- GDP tăng với cường độ đáng ngưỡng mộ.
- Nợ công Mỹ tăng gần gấp ba lần.
- Bất bình đẳng về tài sản giữa tầng lớp giàu nghèo và cả trung lưu tăng cao.
Trickle-down Economics đạt tới đỉnh cao danh vọng của mình dưới thời George W. Bush vì đây là thời điểm Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 xảy ra. State trong nhiệm kỳ của Bush tiếp tục đi theo các chính sách của RR, cắt thuế mạnh cho người giàu (Economic Growth and Tax Relief Reconciliation Act of 2001), không đưa ra những đạo luật quản lý thị trường Subprime Mortgage và tăng chi phí quân sự. 
RR đã thành công trong việc tăng GDP

Who Increased The Debt? | Nancy Pelosi | Flickr
Nhưng liệu tăng trưởng GDP có bù đắp gì so với nợ quốc gia? Thời RR đánh dấu khoảng khắc Mỹ thành con nợ lớn nhất thế giới khi đất nước vẫn trong thời bình vào năm 1985.

Tyler Durden Blog | US Net Worth Hits All Time High: Just 10% Of ...
Năm 1986 bắt đầu sự mất cân bằng tài sản của 90% và 0.1% giàu có của dân số Mỹ. Một hậu quả của tiền lệ Trickle-down Economics. Trước đó, kể từ thời FDR, từ 1937, xu hướng cân bằng đang diễn ra tích cực. Trickle-down Economics đã khiến sự phân bổ không đồng đều này trở về vạch xuất phát năm 1937 chỉ trong vòng 26 năm, trong khi đó chính phủ Mỹ tiền nhiệm mất 49 năm để nới lỏng khoảng cách giàu nghèo. 

Poverty Spikes In America … While the Government Throws Money at the  Super-Elite - The Big Picture
Thu nhập trung bình trước thuế và mức độ thay đổi của thu nhập sau thuế của từng phân khúc dân số Mỹ 1979-2007 (Từ thời RR đến trước Financial Crisis 2007). Ta có thể thấy hệ thống thuế Mỹ ở khoảng thời gian đó đang có lợi cho tầng lớp giàu có 1%.

Classical Vs Keynesian Vs Marxism ở Mỹ

Điều mà tôi luôn nhìn thấy trong sự thay phiên đổi chỗ liên tục của hai học thuyết kinh tế tại Mỹ, đó chính là nó luôn khiến thuyết kinh tế phát triển từ Marxism hay Marxian Economics nằm ngoài cuộc tranh luận của truyền thông Mỹ
Hãy nhớ rằng Keynesian được tạo ra bởi Bourgeois người Anh. Nhưng khác với Friedrich Engels, bản thân John Maynard Keynes không bao giờ nhận mình là một người Socialist, ông còn chống nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Niềm tin vào sự ưu việt của Capitalism đã tạo động lực cho Keynes cải thiện khiếm khuyết của các nhà Classical. "Invisible Hand" nay được thay bởi "Visible Hand" của State và hàng tá sự thay đổi dựa trên cấu trúc Classical. Nhưng Marxian còn không dùng cấu trúc của Classical hay Keynesian. Nó tạo sự khác biệt cơ bản bằng sự tập trung vào quá trình sản xuất và khái niệm Surplus. Marxian không quan tâm tới việc trao đổi mua bán giữa Supplier và Demander, về giá và về tỉ lệ làm việc. Có thể nói Marxian còn vi mô hơn cả Classical vì nó truy nguyên về sự tồn tại của hàng hoá, điều chắc chắn xảy ra trước khi có sự mua bán nào diễn ra.
Nhưng liệu Classical & Keynesian là đủ để nước Mỹ phát triển không? Tôi cảm thấy rằng một Keynesian thực thụ và triệt để như các đồng minh Mỹ (Nhật Bản và Hàn Quốc) hay thậm chí đối thủ Trung Quốc, vẫn là chính sách còn ít sự tín nhiệm của giới cầm quyền Mỹ. Không phải vì kết quả kinh tế nó đem lại mà là hiệu ứng truyền thông của nó.
Việc duy trì các chính sách kinh điển của Keynesian (tăng thuế, tăng chi tiêu xã hội) trong thời gian dài sẽ bị cho là sự xâm phạm nặng nề của giá trị tự do cá nhân. Keynesian đã bị gán cái mác Socialism từ rất lâu ở Mỹ do cuộc chiến "có nên hay không: can thiệp nhà nước?". Điều này dẫn tới sự thụ động của Keynesian tại môi trường từ trong bản chất đã tôn thờ Classical. Nếu như Keynesian được quan minh chính đại dùng một cách chủ động tại thời kì phát triển kinh tế vượt bậc của Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó State là người hoạch định toàn bộ nền kinh tế nước nhà thì ở Mỹ, nó chỉ được dùng để phản ứng lại diễn biến của thị trường. Không phải ngẫu nhiên khi sự ủng hộ công chúng cho Keynesian chỉ trở nên nổi bật khi Mỹ gặp thảm hoạ kinh tế trầm trọng như Đại Suy Thoái 1929 hay Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007.
Và giờ trận chiến Classical Vs Keynesian được biết tới như cuộc tranh đấu của Republican vs Democratic tại Mỹ. Cho dù nếu phân tích kĩ hơn thì hai đảng này cũng chả hề đại diện cho hai thuyết kinh tế này, nhưng đây là cách truyền thông Mỹ vẽ nên. Giờ đây khi xã hội đã thoáng hơn với Socialism thì công thức Keynesian = Socialism?! xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Đây là sự tẩy não trắng trợn nhất tôi từng thấy. Sự thờ ơ của đại đa số người dân Mỹ với các lý thuyết kinh tế và việc đổ dầu vào lửa của truyền thông đã biến tướng khái niệm Socialism. Cái phiên bản "Socialism" mà một số Democrat ủng hộ sẽ không thay đổi cấu trúc cơ bản của Capitalism mà họ ghét.
Định nghĩa Socialism trong video "Why Democratic Socialism is gaining popularity in the US" của CNBC 
Lịch sử dán nhãn Socialism cho Democrat bởi Republican trong video "The decades-long Republican strategy of typing Democratic proposals to socialism"

Sự thất bại của Liên Xô trong việc xoá bỏ mô hình Capitalism

Sự ra đời của Liên Xô là một bước tiến của lịch sử nhân loại. Tôi thích tư tưởng và thông điệp của Cách Mạng Tháng 10. Nó là cuộc hiện thực hoá đầy lý tưởng và sự thử nghiệm của một thuyết triết học xã hội trên trang giấy. Tôi cá rằng không có một sự kiện lịch sử nào mang tính "futuristic" như vậy. 
Nguyên nhân phổ biến nhất của cuộc cách mạng này chính là sự nổi dậy của giai cấp vô sản trước sự chèn ép của giai cấp phong kiến và tư sản, nhưng theo tôi, nó không đơn giản như vậy. Alvin Toffler, một nhà triết học thuyết kĩ trị và đồng thời một cựu Marxist đã nhận xét rằng cách mạng vô sản Nga là một sự chối bỏ phương thức sản xuất cũ để hướng tới một mô hình sản xuất có thể mang tới sự no đủ của toàn dân Nga. Nói một cách vĩ mô hơn, người dân Nga ủng hộ Bolshevik vì họ tin rằng Đảng Cộng Sản Liên Xô sẽ xây dựng một nền kinh tế công bằng hơn chế độ cũ. Nhưng thực tế cho thấy Liên Xô vẫn không thoát khỏi mô hình Capitalism. 
Cho dù người lao động Nga có làm bao nhiêu đi chăng nữa thì sẽ không bao giờ thụ hưởng trực tiếp thành quả của mình mà phải thông qua sự phân phối của State, mà nếu đặt bối cảnh ở các công ty Mỹ thì chính là hệ thống trả lương. Làm nhiều hay ít sản phẩm thì nhân viên cũng sẽ được trả lương theo thời gian làm việc, ví dụ như theo giờ hoặc tháng. Lương tháng cố định không phản ánh năng suất người lao động mà dựa vào năng lực đàm phán của họ. Ở Mỹ, năng lực đàm phán này ngày một suy yếu. 
Quay trở lại với Liên Xô, người dân không hề có quyền đàm phán với State vì State là chủ lao động duy nhất của đất nước. Khối lượng của cải họ nhận được phụ thuộc sự toàn quyền của State. Những kế hoạch, quyết định và cả sở hữu tư liệu sản xuất của doanh nghiệp nhà nước Liên Xô đều là của công chức nhà nước, người lao động mượn công cụ của nhà nước và làm theo chỉ đạo một cách thụ động.
Tôi sẽ không so sánh về độ hiệu quả của State Capitalism của Liên Xô và State Capitalism của Mỹ. Cái mà tôi muốn chỉ ra đó là dù tư tưởng chính trị Liên Xô trên lý thuyết là phục vụ tầng lớp lao động thì bản thân Liên Xô đã thất bại trong việc thay đổi môi trường vi mô nhất của mọi hoạt động sản xuất, nơi làm việc. Đó là nơi mà mỗi con người chúng ta dành 8 tiếng mỗi ngày, 22 ngày mỗi tháng, 264 ngày mỗi năm. Tại sao không bắt đầu sự thay đổi từ những điều nhỏ nhất?

Mondragon Cooperative: Dân chủ trong môi trường làm việc 

Trong các phần trước bài viết, không biết các bạn có để ý là tôi đang viết với tinh thần của "Trickle-down Economics". Sức mạnh đều đi từ trên xuống dưới. Sự đoạt lại tự do của Proletariat được dẫn dắt bởi thành phần tinh hoa Communist hoặc State của Proletariat. State và Private Capitalism cũng là do sự dẫn dắt của State và The Enterprises. Tại sao sức mạnh không đi theo hướng từ dưới lên trên
Rất may mắn là tôi có bằng chứng cho nó. Đó là Mondragon Cooperative Corporation (MCC).
Đây là một tập đoàn được sở hữu và điều hành bởi chính nhân viên. MCC được thành lập năm 1956 tại thị trấn Mondragon thuộc khu tự trị Basque. Đây là khoảng thời gian Franco cầm quyền tại Tây Ban Nha và đang phải vật lộn trong công cuộc tái thiết kinh tế đất nước. Vùng Basque đã từng có lịch sử tranh chấp với chính quyền Tây Ban Nha và trong thời gian này, chính quyền Franco đã không đưa tay trợ giúp Basque. Một mục sư Công giáo Basque tên là José María Arizmendiarrieta Madariaga đã nảy ra sáng kiến rằng tại sao người dân Mondragon không tạo công ăn việc làm cho chính bản thân mình thay vì trông chờ vào sự xuất hiện của chính quyền hay bất cứ tập đoàn nào khác. 
Thế là MCC được ra đời. Dưới định hướng từ sự kết hợp giáo lý Công giáo và đào tạo tay nghề, MCC giờ đây đã phát triển thành tập đoàn Co-operative lớn nhất thế giới và tập đoàn lớn thứ 10 Tây Ban Nha. Nó có hơn 74,000 nhân viên, 261 công ty con trải dài từ bán lẻ, tài chính, sản xuất đồ tiêu dùng và công nghệ cao; và trong số 261 đó có 101 công ty vận hành dưới hình thức Co-operatives. Tôi sẽ liệt kê một số đặc tính của Co-operative Enterprise này để chỉ ra sự khác biệt với Private Enterprise.
Cấu trúc cơ bản của MCC (Richard C. Williams 2007, The Cooperative Movement: Globalisation from below, pp. 118)

1. Shareholders (Cổ đông)
Tất cả shareholder của Mondragon bắt buộc phải là nhân viên MCC. Trong khi đó shareholder của Private Enterprise đa phần là những công ty lớn bên ngoài, các nhà đầu tư cá nhân, nếu có shareholder là nhân viên thì chỉ phân khúc giám đốc cấp cao. 
Cổ phần của MCC không hề có trên các sàn chứng khoán, MCC thu hút vốn đầu tư từ chính những nhân viên của mình. Để nhân viên trở thành shareholder thì họ phải trở thành thành viên của Co-operative Mondragon. Quy trình trở thành thành viên bắt đầu từ việc một người giám sát của nhân viên đó sẽ tạo và nộp hồ sơ nhân viên cho Governing Council (hội đồng điều hành) của MCC. Sau một thời gian xem xét, Governing Council sẽ đưa lời mời trở thành thành viên. Sau khi nhân viên đồng ý, quan hệ shareholder được thiết lập mà không cần phải yêu cầu vốn trước. Vì shareholder là phải góp vốn, MCC sẽ cho nhân viên đó 36 tháng để góp vốn tối thiểu là €15,000. Số tiền này không phải tự cho bừa mà chính là mức lương tối thiểu 1 năm ở MCC. Đây là một sự giúp đỡ rất lớn từ MCC khi nó đảm bảo rằng việc góp vốn hoàn toàn có thể đạt được trong 3 năm làm việc. Số tiền này có thể trả góp qua lương tháng. Nhân viên có thể chọn trừ hao tiền lương trực tiếp mỗi tháng hoặc là đi vay ngân hàng. Việc trả góp này không giới hạn cách thanh toán. 
Và một điều thú vị là tất cả shareholder MCC đều bình đẳng về quyền bỏ phiếu. Một người-một phiếu. Dù shareholder nào có góp vốn cao bao nhiêu thì số phiếu của người đó sẽ chỉ là một. Rất đối lập với Private Enterprise, số phiếu phụ thuộc vào số vốn họ bỏ ra. Một người hay tổ chức trong hệ thống này có thể có hàng triệu phiếu. Trong MCC, sẽ không bao giờ có chuyện các shareholder lớn chèn ép shareholder nhỏ.
Đến nay thì có hơn 40% nhân viên MCC là thành viên Co-operative MCC. Tất nhiên con số này sẽ khác nếu tính riêng rẽ các công ty con mô hình Co-operatives của MCC. Trong phân khúc Industrial Cooperatives (nhánh sản xuất) của MCC thì 80% nhân viên là thành viên. Vậy có phải là phần lớn người lao động thụ hưởng trực tiếp lợi nhuận của tập đoàn hay không? Đây có phải là Socialism trong truyền thuyết?
2. Hệ thống chi trả cổ tức
Tôi chỉ sẽ nói tới cập nhật mới nhất của MCC. Bắt đầu từ 1/2019, cổ tức chỉ được trả nếu như tỉ lệ hoàn vốn trên 9%. Các yêu cầu phụ cũng thêm vào như tỉ lệ Nợ / EBITDA phải duy trì dưới 2.5% và chỉ số tự chủ tài chính phải trên 1. Nếu như những yêu cầu phụ không đạt được thì MCC sẽ chi trả số tiền cổ tức tối đa là 50% lợi nhuận sau thuế. Nếu như đạt toàn bộ yêu cầu thì MCC sẽ trả 75% lợi nhuận. Ngoài ra, mức lợi tức tối đa trên mỗi cổ phần đã được điều chỉnh từ 50% xuống còn 25%.
Có thể những điều lệ áp dụng tại Private Enterprise thì toàn bộ shareholder của nó chắc sẽ bức xúc và rút cổ phần, nhưng ở MCC thì shareholder chính là nhân viên và sự đồng nhất lợi ích giữa họ và MCC cao đến mức họ sẽ chấp nhận những quy định chặt chẽ này (họ chính là người thông qua quyết định này) để hướng tới sự phát triển chậm nhưng bền vững.
3. Hệ thống chi trả lương
Nếu như chúng ta có giá trần và giá sàn thì MCC cũng có lương trần và lương sàn. Ở Private Enterprise, lương sàn thì có nhưng lương trần thì không. Việc thiết lập lương trần của MCC để đảm bảo không chênh lệch đáng kể giữa các cấp quản lý. Đa số giám đốc cấp cao của MCC có chỉ được hưởng lương cao gấp 6 lần so với lương sàn, tức là lương trần ở đây là €15,000 x 6 = €90,000. Một số công ty Co-operatives lớn trong MCC, khoảng tỉ lệ cũng chỉ có thể lên 8 lần và không thể nào hơn được nữa. Tỉ lệ giữa cấp quản lý và cấp dưới này có thể thay đổi thông qua cuộc bỏ phiếu của cuộc họp cổ đông MCC nhưng có một điều chắc chắn rằng tỉ lệ này sẽ không tạo ra chênh lệch lớn như tỉ lệ 1:100 của các Private Enterprise lớn khác.
Ngoài ra, ban giám đốc công ty được bầu bởi các shareholder, và thành viên của ban với nhiệm kỳ tối thiểu 4 năm này sẽ không nhận được phần lương cấp giám đốc trong vòng 4 năm. 
Mục đích của MCC trong việc minh bạch lương và kiểm soát tỉ lệ lương như thế này để đảm bảo rằng lương không là thứ gây tranh cãi và mất hoà đồng trong môi trường làm việc. 
4. Tổng quan
Nhìn tổng quan thì có thể thấy, MCC là một môi trường tuyệt vời cho các nhân viên mới hoặc nhân viên cấp cơ bản vì sự khác biệt về lương và quyền quyết định không quá đáng kể so với các cấp quản lý cao. Cũng chính vì vậy tiền bạc hay địa vị dường như là thứ thứ cấp trong văn hoá MCC. Cái ưu tiên hàng đầu đó chính là những giá trị phát triển con người. 
Có thế một số người nói rằng hệ thống MCC sẽ làm chán nản những người muốn phấn đấu cho vị trí cao hơn vì tiền lương của họ không tăng lên quá nhiều, nhưng bằng chứng cho thấy MCC vẫn phát triển từ 1956. Những người quản lý và giám đốc MCC không coi mình là sếp mà đơn giản là những nhân viên cơ bản với kiến thức chuyên môn và nhiều công cụ để thúc đẩy sự chuyển hoá lao động của mình thành sản phẩm hoàn thiện. Hệ giá trị của mỗi con người là khác nhau nên đừng nên áp đặt sự nhìn nhận vật chất lên những con người đề cao giá trị nhân văn.

Sự nhân văn của Marx

Xuất phát điểm của Marxism đó là sự nhân văn. Marx là một người luôn dành sự thương cảm của mình cho những tầng lớp bị chà đạp và trong thời kì ông sống, tầng lớp bị chà đạp đến tận cùng đó chính là những người lao động. Nhắc tới Alvin Toffler một lần nữa, ông cho rằng: "Marx đúng trong việc nhận ra sự mất tính người trong các mối quan hệ giữa các cá nhân" (Bản dịch Làn Sóng Thứ Ba của Nguyễn Văn Trung 1992, tr. 33). Trong xã hội mà đồng tiền là thứ quyết định giá trị một con người, những nhà tư bản đầy ắp tiền được nhận sự kính trọng xã hội, còn những người lao động với vài đồng cắc lẻ không đủ duy trì một cuộc sống cơ bản nhất thì bị coi thường. 
Khoảng thời gian Marx sống là chuỗi ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất và thứ hai (The First and Second Industrial Revolution), diễn ra từ Anh, và lan sang các nước như Đức, Pháp và Hoa Kỳ. Với sự thô sơ của công nghệ và sự thực thi nhân quyền yếu kém lúc bấy giờ, con người là nguồn lao động chính và được nhìn nhận là máy móc, là thứ tài sản mua đi bán lại. Thật sự, hoàn cảnh luôn hình thành suy nghĩ của con người. Marx với tâm nguyện tạo ra một triết học mang hơi thở của thời đại và đánh thẳng vào quyền lợi của giai cấp đang dày vò bởi thực tại đã khiến ông sống lưu vong như một người không có đất nước. 
Không như Capitalism - coi lượng tài sản mỗi người là thước đo giá trị con người đó, Marxism lấy thái độ lao động là yếu tố làm nên giá trị con người. Đây là những thứ không thể quy ra số và ra tiền, vậy nên Marx mới phê phán đồng lương trả bởi Capitalist = lao động con người. Marx tin rằng bản thân việc lao động đã là sự đền đáp xứng đáng cho người lao động. Lao động là niềm vui. Lao động là vinh quang. 
Ngoài lề: Nghe sến súa nhưng đây chả khác mấy cái quote "deep deep" như "Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ, yêu không cần cớ, cần cậu cơ" mà các bạn thấy nhan nhản ở trên mạng. Oẹ. Tôi khinhhhhhh.
Nhưng sự nhân văn sẽ có ích gì khi nó không mang lại kết quả thực tiễn nào trong thời loạn lạc. Xã hội đàn áp đến đường cùng luôn sẽ sản sinh ra những tư tưởng cực đoan để chống lại chính nó như Phát Xít (Fascism). Nếu như phe Đồng Minh không chèn ép Đức bằng hoà ước Versailles thì Hitler sẽ không bao giờ thuyết phục cả nước Đức chống lại thế giới. Mặc dù tôi không cho rằng Marxism là cực đoan nhưng nó cũng đi theo logic đó. Nếu như các chủ doanh nghiệp không vắt kiệt sức người lao động thì Marxism đã không ra đời như một cách để tự vệ. Bản thân Marx là một nhà triết học thời đại nên cũng không thể tránh khỏi việc kết nối cái gốc nhân văn với cuộc đấu tranh giai cấp đầy tính chính trị bởi sự tác động xã hội cùng cực. 

Sự lựa chọn thứ ba

Marx có những suy nghĩ tiêu cực về Capitalism vì ông luôn cho các nhà tư bản đều xấu xa. Lại nói một lần nữa về hoàn cảnh luôn hình thành suy nghĩ của con người. Thời của ông quá tối tăm nhưng thời nay, nhân quyền đã có được sự bảo vệ tốt hơn bởi pháp luật. Ở chính đất nước nơi Capitalism thống trị đã có những nhà Plutocrat (tài phiệt) đứng lên chống lại sự bất bình đẳng đáng báo động giữa nhóm 1% và 90%. Có một người mà tôi muốn nêu tên đó chính là Nick Hanauer. Nếu như Bill Gates là người vận động các Plutocrat hiến tặng phần lớn tài sản và kêu gọi State đánh thuế giới siêu giàu thì Nick lại là một nhà truyền cảm hứng, một nhà diễn thuyết vạch trần sự tham lam vô độ của nhóm 1%. Thậm chí sự lên án của ông đã gây một scandal ở Ted Talk. Ông đã ngăn tôi sa vào con đường phê phán Capitalism một chiều. Khách quan mà nói, Capitalism là một trong phát minh vĩ đại của con người. Nó tạo nên của cải vật chất với số lượng lớn và giúp rất nhiều quốc gia thoát khỏi cảnh đói nghèo trong thời gian ngắn, nhưng nó không đảm bảo việc khối lượng tài sản lớn đó xứng đáng thuộc về ai. 
Khi viết những dòng này thì tôi mới chợt nhận ra rằng vấn đề mà tôi luôn phê phán xuyên suốt bài viết này, không phải là cuộc đấu tranh giai cấp nào nên thống lĩnh xã hội, mà chính là sự bất bình đẳng trong phân phối của cải. 
Đối với những người tin vào một Capitalism tốt đẹp như Nick Hanauer, sự bất bình đẳng này tồn tại dưới dạng sự ích kỷ từ các Plutocrat. "Capitalism eats itself" (Hệ thống tư bản đang tự giết chính nó) - Dr. Wolff. Nếu như không chia sẻ tài sản của mình thì các Plutocrat sẽ triệt tiêu luôn túi tiền của nhóm 90%, mà không có tiền thì làm sao nhóm đó đi mua đồ được sản xuất bởi các Plutocrat đây?
Nick muốn thuyết phục các Plutocrat hãy chủ động chia sẻ khối tài sản đồ sộ của mình và thuyết phục State tăng thuế người giàu và ngân sách xã hội phục vụ 90% dân số theo tinh thần Trickle-down Economics. Thứ nhất, sự nhỏ giọt này có thể thực hiện trực tiếp qua việc tăng lương, ngân sách phúc lợi trong chính doanh nghiệp của họ. Thứ hai, các Plutocrat sẽ nhờ State phân phối hộ tài sản của mình qua hệ thống thuế để tài sản họ có thể tới những người bần cùng xã hội một cách hiệu quả nhất. Nick tin vào sự thay đổi vĩ mô từ những con người quyền lực nhất xã hội. Hai thuyết Classical & Keynesian là hai công cụ để điều chỉnh tính trade-off của tăng trưởng kinh tế và sự bình đẳng kinh tế giữa các tầng lớp xã hội. 
Đối với kinh tế học Marxism phát triển bởi Dr. Wolff, sự bất bình đẳng này tồn tại dưới dạng Exploitation trong quá trình sản xuất. Lương của người lao động có thể ít đi một lượng chấp nhận được so với lượng của cải họ tạo ra cho chủ lao động, vì dù sao người chủ cũng phải cần lợi nhuận để duy trì kinh doanh và cuộc sống của họ. Nhưng nếu sự chênh lệch này quá lớn, lớn đến nổi tạo ra sự bất công và tạo ra sự đói nghèo thì phải nên xem lại. Marxian Economics chủ trương tạo sự thay đổi từ những thứ vi mô nhất - những người lao động. Dẹp State qua một bên vì Marx không hứng thú với nó. Trung tâm của Marxism chính là người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Thay vì trông chờ sự giúp đỡ từ Plutocrat và State thì những người lao động hãy tự thân vận động và đoàn kết lại với nhau để tạo ra những Co-operative Enterprise mà tất cả có thể trở thành những người chủ của chính mình. Co-operative Enterprise mang niềm hi vọng có thể phá được cái vòng lặp chu kỳ kinh tế đầy hỗn loạn, đầu cơ và lợi ích phe phái. Đây là sự lựa chọn thứ ba của một xã hội mà Capitalism còn phải chịu sự phê phán dài dài.

Lương người lao động Mỹ giờ có tương xứng với số lượng của cải họ tạo ra? Một lần nữa, sự phát triển lệch lạc lại bắt đầu từ năm 1980 (Anna Stansbury & Lawrence H. Summers, tính toán dữ liệu từ BLS, BEA & Economic Policy Institute)

P.S I Love You Marx

Marx đã chịu sự bài xích quá bất công. Một phần vì tư tưởng của ông có thể đe doạ lợi ích của các nhà tư bản lúc sinh thời. Nhưng phần lớn là sự tồn tại một thời của một Liên Xô quá vĩ đại với kết cục bi thảm. Luận điệu phê phán Marx giờ đây là sự luận tội cho Liên Xô. Bất cứ ai muốn phê phán Socialism đều lấy Liên Xô như một ví dụ kinh điển. 
Mọi người dường như đã quên sự ba chìm bảy nổi của Capitalism thời phong kiến. Cái thời mà việc buôn bán và vay lấy lãi bị cho là thấp kém bởi hoàng gia và Công Giáo. Sự thống trị của Capitalism là sự phát triển tư duy con người khi giờ đây năng lực tạo ra của cải mới là thứ quyết định địa vị chứ không phải dòng máu hoàng gia. Lịch sử tiến hoá con người là điều không thể đoán trước và đồng nghĩa với việc Capitalism chưa chắc sẽ tồn tại mãi mãi. Một tư duy mới có thể được tạo ra và tất nhiên, nó sẽ bị thử thách liên tục. Liên Xô nên được nhìn nhận như một thử nghiệm để các nhà Marxist và Socialist rút ra bài học. Khi một trong số họ lên một ý tưởng mới từ học thuyết nguyên bản như Dr. Wolff, một phần công chúng Mỹ đã có những cái nhìn thiện cảm hơn với Marxism. Sự trở lại của cụm từ Socialism hay Democratic Socialism với nước Mỹ 1 năm gần đây cũng chính là một điều gây bất ngờ với một đất nước từng bắt bỏ tù những người phát ngôn về nó. Nhìn lại lịch sử, "sự trở lại của Marx hay sự trở về với Marx" đã là dự đoán của Jacques Derrida từ năm 1993 trong cuốn "Specters of Marx", mặc cho sự sụp đổ của Liên Xô 1 năm trước đó. 
Để có một cái kết đẹp cho bài viết này, tôi xin phép được dùng câu của chính Derrida về Marx: "Marx không thuộc về những người Cộng Sản, Marxist hay đảng chính trị bất kì, ông ấy nên được nhìn nhận là một khẩu đại bác của nền triết học phương Tây. Hãy trở về với Marx, hãy đọc Marx như đọc một triết gia vĩ đại".
Steam Community :: :: Karl marx has hacked into the matrix!
Matrix of Marx
Karl Marx GIF | Gfycat
Seizure with Marx