Sau khi đọc bài viết này trên Goodreads về tips của những “super readers” về cách để đọc được nhiều sách hơn, mình rút ra được một số điều sau:

1. Luôn mang sách bên người

Hay nói theo ngôn ngữ của mình, là việc bất kể muốn làm thứ gì đó thường xuyên hơn, tần suất cao hơn, thì hãy cố tạo cơ hội cho mọi điều kiện biến hành động đó xảy ra được hiện thực hóa nhiều nhất có thể. Muốn đọc nhiều sách thì trước tiên phải có sách bên người đã, không là sẽ dễ mở điện thoại ra lướt thay vì đọc articles lắm.

2. Đọc những cuốn mình thích

Với mình, đây thậm chí là cách để không bỏ dở giữa chừng khi đọc sách. Thực ra, hầu hết sách trên giá của mình là fiction, đều đọc qua review hay lời giới thiệu, ranking sách hoặc top sách kinh điển rồi nên mới mua. Và với tâm thế kiểu “kinh điển thì sẽ hay” hoặc” người ta đọc được mình cũng phải thử cảm nhận và khám phá hết cho coi” nên chưa bỏ dở cuốn nào, và may là cuốn nào cũng hay thật. Chỉ có mấy lần đọc về triết học (cộng hòa) hay kinh tế, chính trị (21 bài học thế kỉ 21) là mình không nuốt nổi, nhiều chữ mà học thuật, liên kết theo kiểu chuỗi sự kiện móc nối chứ không phải cốt truyện như fiction. Btw, mình đang cố gắng tập đọc non-fiction vì một cuộc sống không quá màu hồng =)))

3. Đọc nhiều thể loại cùng lúc và có thể đọc 2 quyển cùng lúc

Cái này đúng kiểu list thảnh thơi và list học thuật ấy :)). Mình thì chưa rõ tại sao như thế này, có thể 2 genre khác nhau hoàn toàn thì maybe sẽ không lẫn lộn chăng, hoặc nó kiểu bổ trợ tinh thần, quyển này khó thì đọc tạm quyển kia cho tâm hồn mơ mộng trở lại :>
À, hôm nọ mình có hỏi ý kiến một người chị về việc này. Chị có một góc nhìn khá lạ (dù nó có thể không liên quan đến việc tiếp nhận tri thức khi đọc song song 2 thể loại khác nhau): vì morality (đạo đức) của chị là không “bắt cá hai tay”, nên chị không đọc như thế ^^. Điều này làm mình tự hỏi: "liệu thiên hướng sống/góc nhìn đạo đức của một người có thể ảnh hưởng không và nếu có thì như thế nào đến cách họ đọc?"

4. Dành block time cho việc đọc sách

Nó không chỉ dừng lại ở việc lúc nào rảnh (thường là lúc di chuyển hoặc đợi chờ 5-10′) thì lôi sách ra đọc mà thậm chí coi việc đọc sách quan trọng như làm việc, có hẳn khung thời gian riêng và nghiêm túc, đọc liền mạch. Nó cũng có thể trở thành thói quen thì càng tốt. Bên cạnh đó, nên dành toàn bộ tâm trí và não bộ vào khoảng block time đó để việc đọc đạt chất lượng như mong muốn, còn ngoài thời gian đó vẫn có thể đọc thêm được để tận dụng thời gian, nhưng theo mình thì maybe mạch đọc sẽ bị ảnh hưởng khác nhiều (với những bộ não quen multitask thì chưa biết :))

5. Đa dạng cách đọc sách, ở đây hiểu theo nghĩa là công cụ/nền tảng đọc sách

Kindle, sách giấy, audiobooks, …. có rất nhiều lựa chọn và phù hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ, trong block time thì có thể đọc sách giấy đồng thời audio, còn khi đang dang dở việc gì thì audiobooks có vẻ sẽ hợp nhất. Hay mình cũng nghe nhiều ý kiến rằng đọc non-fiction thì Kindle là “best” nhất, fiction với mình thì không trải nghiệm nào fulfilled hơn bằng sách giấy *hít hà* =))

6. (Maybe cuối cùng) là tham gia challenge đọc sách

Cách này dành cho những người vừa hiếu chiến vừa tự muốn bồi bổ tâm hồn bằng cách liên tục “feed it with books” :)). chất lượng thì chưa bàn đến, nhưng động lực thì maybe có nhiều hơn khi đọc bình thường. nó đánh vào tâm lý hơn-kém, và đối với một số người thì còn có thể là do họ cần/muốn trao đổi với người khác về cuốn sách đó nữa, nên việc “keep pace with” là việc nên làm.
Nói túm lại, mình thấy đọc sách là một trải nghiệm “unique”, vẫn là mình phải biết bản thân cần đọc gì, sau đó mới đến cách đọc và cách duy trì, nâng cao trình độc đọc. Và đọc sách cũng là một trải nghiệm lâu dài nữa, có thể tạm dừng, nhưng tuyệt đối không bỏ (ít nhất là với mình).
Bạn đọc có thể thử áp dụng một vài cách trên xem sao nhé. Mình cũng sẽ thử nghiệm và khám phá xem còn cách nào nữa không. Chúc mọi người đọc sách zuii.
Link mình đã đọc: