Trái đất năm 2020, phía bên kia địa cầu ông Đỗ Nam Trung, một dân buôn đá lỏng vừa tuyên bố số lượng người nhiễm bệnh do vi rút sô cô la không còn tăng thêm nữa bằng cách ngừng tất cả các xét nghiệm mới. Cùng tọa độ, một gã cao to da trắng ăn nói lắp bắp vừa phóng thành công một cục sắt rỗng chở hai người đàn ông ra ngoài trái đất đồng thời đưa cục sắt đó trở về trái đất mà không phải vứt đi như chuyện xưa nay vẫn vậy.
Quay về bên đây địa cầu, Âu Lạc năm Canh Tý thứ 33 sau công nguyên. Ở đây người ta không còn quan tâm về con vi rút sô cô la, nhưng thiên hạ lại lo ngại về những chuyện như anh Hang Quải đã không cố ý cho mọi người biết một sự thật mà ai cũng biết rằng đã quan hệ là phải win-win mặc dù chẳng ai biết quan hệ đấy là gì. Còn bọn trẻ mới lớn thì suốt ngày cầm cái gương thần to vừa bằng cái dép tay giơ lên mặt rồi chống tay vào tường mà nói rằng "Mình đứng dây từ chiều" nhưng thực ra mình mới đứng đây 2 phút.
Trong kinh thành của cái xứ Âu Lạc đó, nơi người nhiều hơn cây, cây ít hơn nhà. Vài đứa trẻ không còn muốn làm người lớn nữa, rủ nhau phi con tuấn mã không chân về phía rừng già để gặp một một đứa trẻ khác đang định làm người lớn nhưng đổi ý không làm người lớn nữa vì nghe lời súi của một tay ca sĩ hát hay, không hay hát. Rằng, làm người lớn thì cô đơn vãi l**.
Người lớn cô đơn, tự mình trong bao nghĩ suy.
Ngồi bên ai sao thấy riêng mình quạnh hiu. 
- Phạm Hồng Phước
Làm người lớn mà ngồi bên gà mái mà cũng phải bao suy nghĩ thì làm người lớn làm cái ........ gì. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng không bàn về những chuyện ngoài lề và vô nghĩa ấy, bây giờ chúng ta quay lại chuyện con Dúi.
Hai giờ đêm, hội người họ Giàng còn trẻ, nay tôi gọi tắt là Giàng Trẻ. Một hội dân chơi nhưng không hay chơi, hoạt động kín nhưng thường xuyên mở ở kinh thành. Tái ngộ Giàng A Dai đang tu đạo bằng cao lúa mạch. Gặp nhau tay bắt nhưng mặt không mừng, vì thằng nào thằng nấy cũng buồn ngủ như chưa bao giờ được thức. Tuy là vậy nhưng vẫn còn vài Giang A và Giàng Thị ngồi lại tu đạo cùng A Dai.
Sáng hôm sau đang ngủ thì bỗng giật mình thấy mặt trời mọc ở phía Đông mà thốt lên rằng thì ra mặt trời vẫn mọc ở phía Đông. Thấy mặt trời  mọc ở phía Đông thì Giàng Trẻ phải tỉnh dậy để đi tìm con Dúi cách đấy hơn 60 dặm. Trước khi đi tìm con Dúi Giàng Trẻ phải đi ăn sáng và đóng Tax & Fee cho Giàng Thị Pết như chuyện đi máy bay lâu nay vẫn vậy.
Đời loài người này rất vội, em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui.
Sống như ta chưa từng được sống, cầm bàn tay nhau ta đi qua đêm dài. 
- Da Lab
Đi được 20 dặm thì dừng lại châm cigarette, uống chung cốc cà phê và hít morning air. Tận hưởng những phút giây khá mệt mỏi sau một đêm mất ngủ.
Uống cà phê buổi sáng trên đường đi Quan Sơn
Như một lẽ thường của cuộc sống rằng bình yên là bắt đầu của giông bão. Giàng Trẻ tiếp tục đi 30 dặm nữa đến trung tâm xã Sơn Thủy và liên hệ xin phép chính quyền xã cùng bộ đội biên phòng để được vào Xía Nọi tìm Dúi. Trưởng ban đối ngoại Giàng Thị Bug liên hệ qua tê-lê-phôn cho chủ tịch xã Sơn Thủy và đứng đợi để thăm ngàn. 15 Phút sau có hai anh cán bộ xã ra gặp và liên tục hỏi: "Các bạn ở đơn vị nào? Các bạn ở đơn vị nào? Các bạn ở đơn vị nào?"
Sau đó là anh chủ tịch xã chạy con Expander, một dòng xe ngựa được con người lai tạo cách đây hơn 10 thập kỷ có 4 chân tròn màu đen di chuyển bằng một loại chất lỏng được chưng cất từ một loại chất lỏng khác nằm dưới mặt đất hơn 10 cây số. Như chuyện phải thế, anh chủ tịch đi đến bắt tay Giàng Trẻ và dẫn đến đường rẽ đi vào Xía Nọi.
Giàng Thị Pết nhìn Giàng A Páo đứng đợi chủ tịch xã
Vợ chồng Giàng A Phing và Giàng Tơ Râu
Giàng Thị sung sướng vì sắp được đi bộ leo núi.







Đến đường rẽ vào Xía Nọi đồng hồ điểm 12 giờ trưa, cái nắng giữa mùa hè như đốt tất cả mọi thứ. Chủ tịch xã nhắc Giàng Trẻ đổ đầy xăng và chuẩn bị nước uống. Tuy nhiên của hàng tạp hóa đối diện không có nước đóng chai nên phải xin nước sôi ở phích đổ vào chai và gọi đó là nước đóng chai.
Đường vào Xía Nọi xa khoảng hơn 20km, Giàng A Páo và Giàng A Lai dự tính 2 tiếng vào đến bản và 2 tiếng đi ra. 6 giờ tối sẽ có mặt ở thị trấn ăn gà điền kinh và hát karaoke không mic. Nhưng Giàng A Dai biết trước rằng đời đâu phải giấc mơ.
Đoạn đường đầu tiên rất nuột, Giàng Trẻ hăng hái đảo bánh đánh mông tuy nhiên cũng chẳng được bao lâu Giàng Trẻ ăn con dốc đầu tiên. Giàng A Phing vượt qua như bao con dốc khác trong cuộc đời anh.
Tuy nhiên Giàng A Páo có đôi chút vấn vương quốc lộ hay vì con Wave Alpha 15 năm tuổi đi mượn được dường như đã quá già yếu để đưa A Páo vượt qua, sau khi qua dốc A Páo vẫn cười phơi hàm răng giả trắng như mông Ngọc Trinh mà theo lời anh kể sau lần ngã xe máy khiến mồm A Páo như bát tiết canh đánh dở.
Giàng A Páo với hàm răng giả trắng như mông Ngọc Trinh
Đến con dốc thứ ba, A Lai và A Páo không thể lên được vì dốc càng ngày càng cao và đá thì càng ngày càng to. A Phing và A Dai sau khi lên được dốc trước thì để xe lại và quay xuống hộ tống cho hai Giàng.

A Phing nhảy lên xe của A Lai và lên dốc như không lên dốc
Sau một hồi đẩy mãi không lên, A Phing châm thuốc cởi áo phơi quả body lép xẹp như gái 15, nhảy lên xe của A Lai ga nhẹ và lên dốc. Đôi khi cuộc sống ta cần nhẹ nhàng với những thứ mạnh mẽ thì nó sẽ hoạt động.
Sau khi lên được mỗi con dốc A Páo lại hỏi Giàng Thị Bug: "Hết dốc này còn dốc nữa không?" và tất nhiên câu trả lời là chỉ là một lời hứa không có thật.
Hết con dốc này là đường đẹp rồi! 
- Giàng Thị Bug

Á Đù, sao bảo hết dốc là đường đẹp?
Dốc này sao chơi?







Sau khi lên được con dốc cao như núi Kaity, A Páo không thấy đường đẹp đâu mà chỉ thấy một con dốc khác cao hơn và trơn hơn. Lần này A Páo không hỏi Giàng Thị Bug nữa mà quay sang hỏi A Dai. Lần này A Páo có câu trả lời có vẻ dễ tin hơn.
Bên kia đỉnh dốc người ta đồn thế thôi,... 
- Giàng A Dai
Những con dốc cao mà khi mỗi lần nhìn xuống khiến người ta cảm giác như đang đi từ dưới vực đi lên. Mặc dù đường khô như rang muối nhưng những con kị mã chinh chiến bao năm cũng không tự lên nổi. Kẻ dắt, người đẩy, người kéo. Vận dụng hết nội lực cũng như ngoại lực được 15 phút thì cũng bỏ ngựa đó mà ngồi bệt xuống thở dốc như vừa đá thêm hiệp phụ.
Ba Giàng dùng hết công lực mà xe không lên.
Có lúc lên và có lúc xuống
Nhiều mộng mơ và cũng lắm ước muốn
Có lúc cười tươi và cũng có lúc buồn
Có khi nắm chặt và cũng có lúc buông
- Đen Vâu
Khi các Giàng A đang vật lộn với bao Sân Si cuộc đời thì Giàng Thị thanh thản đi bộ như cao tiên đắc đạo. Mặt mày không một chút một chút biến sắc hay rơi vãi hạt mồ hôi nào. Quần áo vẫn sạch như vừa đi dự tiệc cưới người yêu cũ về.
Đi bộ trekking một môn thể thao được ưa chuộng ở trời Tây
Sau 3 tiếng đồng hồ một gia đình nào đó ở Hà Nội vừa kịp đến Sapa để bắt đầu kỳ nghỉ mát mùa hè thì Giàng Trẻ trong 3 tiếng cũng đã đi được con đường cũng không hề ngắn, với tận 5km. Để ăn mừng chiến tích Giàng Trẻ nghỉ uống nước. Mặt Giàng Trẻ cười hớn hở nhưng thực ra sâu bên trong nước mắt là biển rộng.
Người cười không chắc là người hạnh phúc, nhưng không cười thì chắc chắn mệt.
Việc ta là đi đi cho xong con đường dài,
đồ đầy ở trên vai
đường nào chẳng chông gai.
- Đen Vâu
Trên đời này có con đường nào dễ đi? Nếu có đường dễ đi cũng là chỉ là nhờ sự khó đi của những người làm đường. Nên có mệt và đói vẫn phải lên ngựa mà đi tiếp thôi. Đoạn đường phía trước dễ đi hơn nhưng Giàng Trẻ bắt đầu mệt và đói do không mang theo nhiều protein và nước phích đóng chai cũng đã hết nên đi một đoạn lại phải nghỉ.
Hết đạn rồi Giàng ơi...!
Anh chửa dừng chân, dầu trắng tóc
Vẫn không trang sách đợi hiên nhàn
Anh vẫn đêm đêm đường pháo sáng
Hiểm nghèo từng bước vượt gian nan

Những dốc, lại khe, và những dốc
Đường mòn võng mắc mấu cây thừa
Lại ăn cơm vắt và rau dại
Hốc núi nhóm trà nước ống bơ...
Những người tóc đã trắng - Quang Dũng


Cái chòi nơi dừng chân, sàn làm bằng phên luồng, mái lợp bằng cây luồng, cột làm bằng gốc luồng, mô tả vậy để biết ở đây chả có gì ngoài tre với luồng. Ngồi từ đây nhìn ra dãy núi cũng không hùng vĩ lắm nhưng được cái gió mát, nhưng cũng không làm mát lại cái cổ họng đang khát như ruộng cạn và cái mồm thì đang bốc mùi sầu riêng như cái hố rác.

Đi một đoạn nữa lại nghỉ, mới quay đi quay lại đã không thấy Giàng Thị Pết đâu. A Phing gọi vọng vào phía bụi cây nhưng không thấy Pết trả lời. Một lát sau bỗng thấy Pết từ trong bụi cây đi ra cùng khuân mặt an nhiên, tự tại như vừa gột sạch tham sân si, tựa như nước suối nguồn giữa rừng xanh. Pết đặt mông ngã lưng đôi mắt từ từ khép lại rồi hòa mình vào bãi cỏ có bãi cứt trâu bên đường.
Giàng Thị Pết nhẹ nhàng hòa mình vào bãi cỏ sau khi từ phía bụi cây đi ra
Thuở ấy em nằm trên bãi cỏ,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ...

Em mải mơ gì dưới nắng êm?
Tóc như suối mực chảy êm đềm...
Suối Tóc - Quang Dũng
Đi chừng 1 cây số nữa thì đến bản Mùa Xuân, lúc này Giàng Trẻ không nghĩ gì khác ngoài đi kiếm ngậm nước. Pết hỏi một anh trai bản đang chở vợ đi từ Xía Nọi ra, có hàng tạp hóa ở đâu rồi đi mua. Một lúc sau Pết mang Chai Coca và 3 lon bia về. Pết muốn cho Giàng Trẻ ngủ ở suối chăng?
A Páo hú như con thú khi thấy đường bê tông ở bản Mùa Xuân
A Páo đi sau thấy đường bê tông chợt hú lên một tiếng to như tiếng suối chảy rí rách nhưng chẳng ai hiểu A Páo vừa hú cái gì. A Páo tưởng rằng đến Xía Nọi rồi nhưng không, đó chỉ là ảo giác khi cơ thể bị mất nước mà thôi.
Cách Mùa Xuân 3km, đường vào Xía Nọi nhỏ hẹp nhưng dốc thoai thoải, gần đến Xía Nọi phải đi qua một con suối lớn, rộng chừng 7m, nước chảy xiết nhưng không quá sâu, ngựa xích thố lắp thêm cà kheo vẫn có thể đi qua. Nhưng mùa mưa về thì con suối này cũng chẳng khác con sông là mấy.
Giàng A Dai đi thăm suối xem có qua được không.
Vượt qua chiếc suối này là đến bản Xía Nọi, Giang Trẻ hạ cánh ở Xía Nọi 5h chiều đúng 5 tiếng sau khi xuất phát. Hiện ra trước mắt là bản người dân tộc H'mông nằm giáp biên giới Lào thuộc huyện Quan Sơn ở cuối cùng địa phận phía tây Thanh Hóa. Đến nơi Giàng Trẻ được bác trưởng bản sinh năm 1974 tên Cấu ra đón tiếp và mời nước sau đó dẫn đi thăm lớp học.
Bản Xía Nọi có chừng hơn 30 hộ, sinh sống dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Người dân ở đây 100% là hộ nghèo, đường xá đi lại khó khăn khiến đời sống không phát triển. Gần đây huyện Quan Sơn đang dề xuất nhà nước đầu tư xây đường xá và cấp điện nhưng có lẽ bà con nơi đây cũng còn phải mòn mỏi chờ đợi lâu nữa.
Sau trận lũ quét năm 2019 ở Sa Ná, bản Xía Nọi và Mùa Xuân được nhà nước xây mới con đường bê tông nội khu cũng giúp việc đi lại của bà con được thuận lợi và sạch đẹp hơn.
Con đường bê tông ở bản Xía Nọi trông sạch đẹp hơn rất nhiều so với 5 năm trước.
Điểm trường Xía Nọi năm ngoái mới được một nhóm thiện nguyện sơn lại tường và thay ngói. Bên trong lớp học giờ đã có bàn ghế và sách vở mới, hàng tuần có 3 thầy cô cắm bản phụ trách 2 lớp tiểu học và 1 lớp mầm non.
Điểm trường khu Xía Nọi
Bên trong lớp học khu Xía Nọi








Điềm trường Mùa Xuân bên ngoài khu Xía Nọi
Giàng Thị Bug đi thăm ngàn với anh Cấu trưởng bản một lúc thì quay ra hỏi Giàng Trẻ ở lại bản hay đi ra. Giàng trẻ không ăn trưa, vừa đẩy xe hơn 5 tiếng xong, giờ không có cái gì cho vào bụng thì làm sao đi? Chơi vậy ai chơi lại được? A Phing đang nằm ở nền nhà bơi cạn như bị ngáo đá, ngóc đầu lên bảo: "Thôi bảo bác ấy bắt gà đi..." thế là Giàng Trẻ ở lại.
Trướng khi đi bắt Dúi, mổ gà nấu cơm Giảng Trẻ chạy loanh quanh bản để chụp ảnh, anh Cấu trưởng bản có dắt Giàng Trẻ ra thác để tắm trên đường ra thác có mấy đứa trẻ con đang câu cá ở ao. Như chuyện lâu nay vẫn vậy, trẻ con ở bản rất sợ người lạ thường quay mặt đi hoặc bỏ chạy khi có ai đó chĩa camera vào chúng.
Chạy đi đâu A Dai bắt hết
A Dai chui qua bờ rào vào ao cá thấy cái sô cá có khá nhiều cá mà không biết cá gì, nên hỏi cô bé áo hồng chừng 15 tuổi là cá gì. Cô bé không trả lời, cô bé quay đầu lại nhưng không nhìn A Dai đứng một lát thì cô bé chạy lên định chui qua bờ rào nhưng trong thoáng chốc, nghĩ sao chắc chui qua rào thì lâu quá, nên cô bé bẻ lái sang phải vừa chạy vừa tuột chiếc áo học sinh và biến mất sau bụi cỏ.
Cô bé bỏ chạy khi A Dai đến gần hỏi chuyện
Sau khi em ấy chạy khuất tầm mắt, A Dai thấy lòng buồn mênh mang nên bỏ lũ trẻ ở ao mà quay về. Về đến nhà anh Cấu, thì thấy anh đang siêu thoát cho con Dúi. Con Dúi này là một trong hai con mà con trai anh tên Cấn mới tậu được ở bìa rừng.
Anh Cấu đang siêu thoát cho con Dúi
Cho những ai không biết con Dúi là con gì. Thì dưới đây là trích Wikipedia để các bạn biết:
Hai con dúi sắp được siêu thoát

Dúi hoặc gọi là chuột nứa được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Con dúi dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm ngủ ngày nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn dễ tìm như cây, cỏ và rau, củ các loại. Dúi là loài động vật gặm nhấm nên thức ăn chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ. - Wikipedia.

Ngoài con dúi thì cũng còn hai con gà cũng sắp được siêu thoát, tuy nhiên do quá trình chuẩn bị siêu thoát có những hình ảnh kinh dị nên không có hình ảnh. Sau bước chuẩn bị là quá trình siêu thoát, Dúi được vặt lông, rửa sạch, chặt nhỏ và bỏ vào nồi cùng với măng rừng cho lên bếp. Tổng quá trình siêu thoát mất khoảng 30 phút vì tế bào dúi có cấu tạo đặc biệt nên mất nhiều nhiệt lượng hơn để chuyển đổi về dạng vật chất tiêu hóa được và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi về định dạng pờ-rô-tê-in cơ bản.
Đang trong quá trình siêu thoát cho Dúi
Sau quá trình siêu thoát bằng nhiệt lượng, Dúi được đưa ra bát để Giàng Trẻ tiếp tục lễ độ mạng, cầu cho Dúi có thể đầu thai ở một nơi khác không phải nơi này. Buổi lễ độ mạng được tiến hành cùng nước cốt gạo và có sự tham gia của anh Cấu trưởng bản và anh Chứ con trai thứ 3 của anh Cấu cùng các Giàng Trẻ.
Cận cảnh lễ độ mạng cho Dúi ở nhà anh Cấu
Ảnh của cô gái út Kab Pa dán trên vách gỗ.
Lại nói về gia đình anh Cấu, anh Cấu có 4 người con 3 người con trai lớn tên Cấn, Cáu và Chứ và đứa em gái út tên Kab Pa dịch ra tiếng kinh nghĩa là Hoa, đang học lớp 11 trường nghề ở Ngọc Lặc cách đó 150km, mới về hôm nay. Con trai cả tên Cấn lấy vợ và ở cách nhà anh một cái ao, anh Cáu đang đi bộ đội và anh Chứ sinh năm 1995 ở nhà phụ bố mẹ.

Nhà anh Cấu là căn nhà gỗ lợp mái bờ-rô-xi-măng, nằm ở cuối cùng con đường bê tông từ đầu bản chạy thẳng vào. Phía trước nhà có một khoảng sân xi măng rộng ở sân có vài đứa trẻ đang chơi đùa, đó là cháu nội anh Cấu.
Hai đứa cháu nội anh Cấu đang ngồi ở hiên nhà chơi.
Ở đây không có điện thì tất nhiên cũng không có tivi, wifi hay smartphone giống trẻ con thành phố nên hàng ngày cũng chỉ ngồi đây đợi trời mua để đi tắm mưa. Hai đứa ngồi một lúc thì một cơn mây kéo đến rồi trời đổ cơn mưa rào. Mấy đứa cởi hết quần áo chạy theo con đường ra ngoài bản tắm mưa, thấy vậy Giàng A Páo không muốn làm người lớn nữa nên chạy theo bọn trẻ con đi tắm mưa.
Đứa lớn dắt đứa bé cũng là cháu nội anh Cấu vào nhà vì trời mưa
Khi lễ độ mạng còn chưa kết thúc thì Giàng Trẻ bị choáng cao gạo mà đi không còn vững nữa, kể từ khi đó chẳng biết ai đi đâu ở đâu. Chỉ khi sáng tỉnh đậy ăn sáng mới nghe Giàng A Phing kể rằng hôm qua Chứ dắt tay Pết rủ đi dạo nhưng A Phing ngăn lại và kể từ lúc đó A Phing liên tục sám hối suốt đường về vì đã phá chiếc duyên của Pết và Chứ.
Khuân mặt thất thần của A Phing khi tối qua vừa đi phá duyên.
Ăn sáng xong, Bug đi rửa bát còn Pết đi phây ni cho anh Cấu. Xong suôi thì thu dọn đồ đạc rồi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm để chuẩn bị rời bản.
Giàng A Páo
Giàng A Phing







Giàng Thị Bug
Giàng Thị Pết







Giàng A Lai
Giàng Tơ Râu







Giàng Thị Pết và Giàng A Dai
Tạm Biệt Xía Nọi!
Trên đường về gặp lại quán kem mà cách đây 4 năm từng nghỉ lại để hỏi đường ra ngoài lúc 9 giờ tối. Tất cả tuổi trẻ hiện về như ngày hôm qua. Thời gian vẫn trôi, chỉ có chúng ta không ngừng thay đổi.

Nhiều năm nữa, cô sơn nữ áo hồng kia không biết còn nhớ A Dai đã đi cùng cô tới chuồng bò năm nào, hay đã tay bế tay bồng lo toan chuyện áo cơm. Nhiều năm nữa Chứ chắc không còn muốn dắt tay Pết đi dạo nữa. Những đứa trẻ ngồi dưới hiên nhà chờ trời mưa chắc đã xuống xã đi học. Anh Cấu chắc tóc cũng đã 2 màu đen trắng. Tạm biệt Xía Nọi!
Quán kem năm nào từng ghé qua, 4 năm rồi vẫn vậy.
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt, đường xa, thưa khách vắng
Em đắp chăn dầy, tóc em trĩu nặng
Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan...
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
Em mê sảng sốt hồng đôi má
Em có một mình nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp, có hoa thêu
Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá
Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường
Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ núi và mây
Hồn lính vương vài qua sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay...
Quán Bên Đường - Quang Dũng

Như một sự tiếp sức nho nhỏ cho các em đang lớn lên ở bản Xía Nọi và Mùa Xuân. Nhóm Những Bông Hoa NhỏHoa Trên Đá có mong muốn chia sẻ một phần khó khăn với các em ở đây, bạn có thể theo dõi hoạt động của họ trên Fanpage dưới đây:

https://www.facebook.com/Nhungbonghoanhovitretho



Chú giải:
1. Thăm ngàn: Làm việc
2. Phay ni: Trả tiền
3. Núi Kaity: Kaity Nguyễn trong phim Em Chưa 18

4. Hang Quải: Quang Hải
5. Tax & Fee: Thuế Phí
6. Cigarette: Thuốc lá
7. Morning air: Không khí buổi sáng
Cảm ơn:
Ảnh: Phạm Phương Nhung, Lê Quỳnh Mai, Hà Văn Long
Bài viết: Hà Văn Long