“Enigma of Reason” là cuốn sách thú vị, nó châm ngòi cho cuộc tranh luận giữa các nhà tâm lý học và các triết gia. Nó cũng khiến nhiều người suy nghĩ lại 1 cách hợp lý suy nghĩ và quan điểm của chính họ.
Lý trí - chúng ta được nói là những gì làm cho chúng ta thành con người, là nguồn kiến ​​thức và hiểu biết của chúng ta. Nếu lý trí rất hữu ích, tại sao nó lại không tiến hóa ở động vật khác? Nếu lý trí là đáng tin cậy, tại sao chúng ta lại đưa ra rất nhiều lý lẽ vô nghĩa? Hugo Mercier và Dan Sperber – 2 nhà tâm lý học đã đưa ra nguyên nhân đột phá của tiến hóa và hoạt động của lý trí để giải quyết bí ẩn kép này. Lý trí, họ tranh luận với sự pha trộn hấp dẫn bằng chứng thực tế và bằng chứng thực nghiệm, không theo cách sử dụng đơn độc, để tự mình đi đến niềm tin và quyết định tốt hơn. Thay vào đó, lý trí giúp chúng ta biện minh cho niềm tin và hành động trước người khác, thuyết phục họ qua tranh luận và đánh giá các biện hộ và lập luận mà người khác đề cập đến chúng ta.
Nói cách khác, lý trí giúp con người khai thác tốt hơn môi trường xã hội phong phú độc đáo của mình. Cách lý giải theo tương tác giải thích tại sao lý trí đã phát triển và nó phù hợp với các cơ chế nhận thức khác. Nó có giải thích được điểm mạnh và điểm yếu mà từ lâu đã khiến các triết gia và nhà tâm lý học bối rối. Tại sao lý trí lại thiên vị những gì chúng ta đã tin tưởng, tại sao nó có thể dẫn đến những ý tưởng khủng khiếp nhưng lại cũng không thể thiếu trong việc truyền bá những điều tốt đẹp.
Cuốn sách "The Enigma of Reason" của 2 nhà tâm lý học thực nghiệm Hugo Mercier và Dan Sperber cũng giải thích nguyên nhân chúng ta phi lý nằm ở đâu. Theo họ, nhiệm vụ chính mà bộ não của chúng ta học hỏi để giải quyết các vấn đề trong quá trình tiến hóa là đời sống trong nhóm xã hội. Chúng ta cần não không phải để tìm kiếm sự thật mà để không bị mất mặt trước các thành viên trong nhóm cộng đồng. Chúng ta quan tâm hơn đến ý kiến, dư luận của nhóm mà chúng ta sống hơn là kiến thức khách quan.
Định kiến (thành kiến) ​​là những ý kiếnquan điểm hình thành từ trước​, và đem ra áp đặt cho các sự việc, hiện tượng về sau khi chưa có hoặc không cần đầy đủ thông tin. Định kiến là hiện tượng áp đặt ý kiến chủ quan, thường theo nghĩa sai trái hoặc tiêu cực. Nói cách khác, định kiến mang niềm tin vô căn cứ hoặc cảm giác, đánh giá, nhận xét hình thành sớm trước các sự việc hiện tượng.
Định kiến trong tiếng Anh là Pre-judice, có thể dịch thẳng là phán xét trước, tiền phán xét hay đơn giản là định kiến.
Con người thường trực làm méo hiện thực theo cách chủ quan của họ. Hiếm khi họ nhận ra điều này và còn hiếm hơn thừa nhận mình sai lầm. Sự yếu đuối nhận thức này của họ là khoảng trống để quảng cáo, tuyên truyền. Thao túng, định hướng, dẫn dắt dân chúng, nhận thức xã hội của giới cầm quyền, cũng như của các “thế lực thù địch” cũng dựa trên sự yếu đuối nhận thức này. Lĩnh vực tôn giáo và tín ngưỡng cũng vậy.
Vậy con người mắc sai lầm như thế nào?
Có 1 số cơ chế hoạt động của não bộ để "một khi đã hình thành niềm tin, tâm trí con người bắt đầu thu hút mọi thứ để củng cố và xác thực nó. Ngay cả khi niềm tin này trái ngược với phần lớn thực tế họ gặp, thay vì là xác thực hay thừa nhận sai lầm thì tâm trí họ hoặc là loại bỏ chúng ra khỏi trí nhớ, hoặc là coi chúng như không đáng có.” – Triết gia người Anh Francis Bacon giải thích.
Trên FB có 1 nút bấm gọi là nút like. Nó nằm đó thể hiện phán xét của số đông, theo nghĩa nào đó là cực kỳ dân chủ và bình đẳng. Nhưng like chẳng bao giờ có nghĩa là tốt hay xấu, đúng hay sai. Không phải ngẫu nhiên FB tồn tại, trong nhiều lý do thì 1 là nó đang khai thác rất hiệu quả cơ chế hoạt động não này. Bất cứ ai lên đó thảo luận, hay tham gia mạng xã hội đều phán xét như đúng rồi dù họ vô cùng ít ỏi thông tin – Ai tạo ra FB biết điều này. Những quan điểm, ý kiến, sở thích tương đồng sẽ tập hợp thành nhóm hay group. Ai hay vào FB đều thấy điều này. Trong nhóm có một hoặc vài vị số Soái ca, Idol, cá Kol, thủ lĩnh tuỳ cách gọi, còn theo sau họ là một chuỗi dài dằng dặc các fan. Bất cứ ai có ý kiến trái chiều với quan điểm thịnh hành trong nhóm, dù có lập luận dẫn chứng thuyết phục cũng lập tức bị họ bị phản đối, chụp mũ, thoá mạ đủ kiểu và thường bị ngăn chặn hoặc bị đá ra khỏi nhóm.
Triết gia Francis Bacon (1561-1626) đã giải thích điều này cách đây hàng trăm năm. Các nhà tâm lý học, các nhà nghiên cứu sau này đã chứng tỏ Bacon đúng.
Không tin khi vẫn chưa thấy!
Ngày nay, chỉ cần vài thực nghiệm đơn giản, sinh viên khoa tâm lý học cũng có thể chứng tỏ định kiến, ý kiến chủ quan tồn tại ở bất cứ ai. Nó nằm ở cơ chế tư duy, suy nghĩ cơ bản nhất của con người. Và rất nhiều nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
Năm 2018, Trung tâm nghiên cứu Hamburg-Eppendorf làm thí nghiệm. Họ cho những người tham gia xem 1 số video những chấm màu trắng di chuyển trên màn hình đen. Người tham gia phải phán đoán những chấm trắng đang di chuyển sẽ đập vào cạnh nào của màn hình. Khi độ phức tạp lớn dần, có nhiều chấm trắng di chuyển hỗn loạn, thì phán đoán không dễ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy: sau khi đưa ra những phán đoán đúng đầu tiên, Người thử nghiệm đã sử dụng nó 1 cách vô thức cho những phán đoán tiếp theo của họ. Phán đoán đầu tiên trở thành tác nhân để họ chỉ chú ý đến những thông tin thuận với phán đoán đầu tiên.
Đó là làm méo thông tin dựa vào kinh nghiệm, nói cách khác, bộ não chỉ tiếp nhận những thông tin (cách thức chấm trắng di chuyển) mà nó đã quen trước đó qua các lần thử nghiệm – một bộ lọc vô thức đã được não bộ lập ra. Điều này được gọi là định kiến nhận thức. Chúng ta tìm kiếm những thứ phù hợp với quan điểm của chúng ta, trong khi bỏ qua mọi thứ khác trái ngược với nó. Trong tâm lý học, hiệu ứng, hay nghịch lý này được mô tả đầy rẫy với cả núi tư liệu và thực nghiệm được mô tả trong hàng chồng sách dầy. 
Năm 1979, các sinh viên ĐH Texas tham gia vào nghiên cứu án tử hình và chia thành 2 nhóm theo quan điểm sơ bộ của họ. Nhóm 1 cho rằng, án tử hình giúp làm giảm tội phạm, còn nhóm kia phản đối điều này.
Sau quá trình nghiên cứu, thay vì chú ý đến các lập luận của phía đối lập, Nhóm thử nghiệm lại càng củng cố quan điểm ban đầu của mình. Ai ủng hộ án tử hình đã trở thành ủng hộ cuồng nhiệt hơn, còn những ai phản đối, càng phản đối mạnh hơn.
Xa hơn, năm 1975 tại ĐH Stanford làm 1 thử nghiệm cổ điển. Các sinh viên được cho xem xét, nghiên cứu những lá thư tuyệt mệnh của những người tự vẫn. Mỗi người có 1 cặp 2 lá thư, một giả và một thật do chính người đó viết. Người thử nghiệm phải xác định đâu là thư giả và đâu thật. Một số Người thử nghiệm tỏ ra là thám tử xuất sắc, họ nhận đúng 24/25 cặp thư. Số khác lại tỏ ra khá kém cỏi, chỉ đạt kết quả đúng 10/25. Họ được chia thành 2 nhóm theo kết quả: nhóm kết quả tốt và nhóm kết quả tồi, tất cả được thông báo về dự đoán của họ.  
Vấn đề tiếp theo ở đây là vị chủ trì thử nghiệm đã đánh lừa Người thử nghiệm. Bước thứ 2, Người thử nghiệm được nói là họ đã xác định sai các bức thư và được đề nghị tự đoán họ đúng trong bao nhiêu trường hợp. Có điều thú vị ở đây, Người thử nghiệm trong nhóm kết quả tốt vẫn khẳng định kết quả của họ tốt còn nhóm kết quả tồi thừa nhận thất bại.
Kết luận từ thử nghiệm này: một khi đã tạo ra ấn tượng thì vẫn thấy mình có ấn tượng. Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi. Tóm lại là: Chúng ta từ chối thay đổi quan điểm, ngay cả khi chẳng có gì làm cơ sở cho nó.
Nhưng hiện thực lại chẳng mấy dễ chịu!
Con người nhìn nhận đánh giá rất tồi các ý kiến không thuận với họ. Ngay cả khi các ý kiến hợp lý nhất cũng không tránh khỏi phải chịu ảnh hưởng bởi sự ưa thích, nhu cầu hay ước muốn của họ. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là "tư duy có động cơ". Chúng ta bằng mọi cách muốn né tránh những gì không hợp với nhận thức và kinh nghiệm – dù có trái nghịch giữa kiến giải đã được mình xây dựng và thông tin mới có.
Thập kỷ 1950-x, nhà tâm lý học Mỹ Leon Festinger làm 1 khảo sát nhỏ với những người trong giáo phái Ngày tận thế. Ngày tận thế được giáo phái tiên đoán chắc chắn xảy ra vào 21 tháng 12 năm 1954. Ngày này đã trôi qua mà chẳng có tận thế nào cả, một số trong họ bắt đầu ngờ vực, nhưng số đông khác lại tiếp tục tin vào tin đồn rằng: Chúa đã gửi thông điệp nói vì các ngươi đã tin tưởng và thánh thiện, nên các ngươi đã cứu được thế giới khỏi tai họa hủy diệt!
Trái với suy nghĩ thông thường, giáo phái Ngày tận thế bị mất lòng tin, uy tín, mất tín đồ vì tiên đoán sai nên phải giải tán. Các thành viên giáo phái sau ngày đó lại càng tin tưởng hơn và giáo phái này lại càng mở rộng hơn. Ông Festinger giải thích, nhập phái là cách để họ chối bỏ mọi thứ không phù hợp với môi trường xã hội họ sống và có được niềm tin từ những gì giáo phái truyền dạy. Nó là vô thức nhưng có thể giải thích một cách logic: giáo phái càng thuyết phục được nhiều tín đồ, thì họ càng chứng tỏ mình đúng.
Hoàn toàn tương tự, dường như là những post nhiều like trên FB chứng tỏ họ đúng! Bạn thấy nút like FB thế nào? Nó hoạt động cùng 1 cách thức như giáo phái kia phải không! Càng nhiều like càng chứng tỏ mình đúng, chỉ là “chứng tỏ” thôi.
Vấn đề khác nữa của FB: Càng về phía số đông, nhận thức càng kém! Trí tuệ càng thấp. Những cái stt nhảm nhí của đám vịt tân, dân chủ cuội có cả vạn cái like còn những bài viết nhiều công sức để tìm đến cái đúng được vài like.
Có ai thắc mắc vì sao FB tồn tại không? Vì nó biến định kiến thành chân lý và đưa 1 kẻ tàn tật trí tuệ lên bậc thiên tài!
Đó là hiện thực chẳng mấy dễ chịu!
Dòng thông tin đã tràn ngập cõi mạng ngày nay, tương ứng với đó là ưa thích, nhu cầu hay ước muốn của số đông. Họ tìm chọn những thông tin phù hợp với họ, họ được thỏa mãn nhưng cũng có nghĩa là chất lượng thông tin ngày càng thấp.
Ở chiều ngược lại, số ít có nhận thức đúng đắn bị cô lập, lạc lõng. Thậm chí bị chụp mũ, bị coi là mối đe dọa cho cộng đồng. Thứ "tư duy có động cơ" đề cập ở bên trên tự bật cơ chế phòng vệ đè bẹp suy nghĩ đúng đắn.
Điều này thật chẳng mấy dễ chịu, chúng ta không sẵn lòng đối mặt với quan điểm khác biệt, không phù hợp với khuân khổ nhìn nhận đã được chúng ta định hình.
Năm 2017, các nhà khoa học từ ĐH Winnipeg đã hỏi 200 người Mỹ họ cảm thấy thế nào về hôn nhân đồng giới. Họ đưa ra cho nhóm thích ý tưởng này thỏa thuận sau: nếu nghe 8 lập luận chống hôn nhân đồng giới thì nhận được 10 đô la, hoặc nghe 8 lập luận ủng hộ thì chỉ nhận được 7 đô la. Nhóm phản đối hôn nhân đồng giới cũng được thỏa thuận tương tự, nhưng ngược lại.
Ở cả hai nhóm, gần 2/3 số tham gia đồng ý nhận ít tiền hơn thay vì đối mặt với quan điểm trái ngược. Rõ ràng, vài đô la vẫn không đủ để vượt qua sự miễn cưỡng khi phải lắng nghe những ý kiến trái ngược với họ.
Có thể thay đổi mà không cần thực tế!
Dĩ nhiên, không phải lúc nào con người cũng ngoan cố. Đôi khi, họ lại thay đổi quan điểm 1 cách bất ngờ mà không nghĩ đến hậu quả của 1 số vấn đề, nhưng chỉ trong trường hợp họ khá thờ ơ với chúng.
Điển hình của trường hợp này là 1 thử nghiệm năm 2016 của ĐH Nam California. Nhóm tham gia thử nghiệm được hỏi câu hỏi khá trung tính:
- Có phải là Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn đầu tiên?
Hầu hết đồng ý, như họ đã được học từ nhà trường. Nhưng khi họ được cho xem các bằng chứng trái ngược với khẳng định đó, ví dụ, cho đến khi Edison phát minh ra bóng đèn, những người khác cũng đã có phát minh tương tự trước đó. Khi gặp thông tin mới trái với định kiến, trong trường hợp này, hầu hết họ đã thay đổi quan điểm.
Nhóm thử nghiệm tiếp tục được hỏi câu hỏi khác, mang yếu tố chính trị:
- Mỹ có nên hạn chế chi tiêu quân sự? Cùng các lập luận củng cổ quan điểm này. Nhưng câu trả lời lại cho kết quả khác câu hỏi về Edison: Họ đã lại củng cố quan điểm ban đầu mà không thay đổi ý kiến.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Trong nghiên cứu chính trị, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều hoạt động não ở vùng hạt hạnh và vỏ não. Các vùng não này có liên hệ mạnh với cảm xúc, cảm giác cái tôi. Căn tính có tương đồng quan niệm chính trị rõ rệt, do đó, người ta có cảm giác như là công kích vào căn tính của họ hoặc gây ngờ vực cho họ.”
Những ý kiến, một khi đã trở thành cái “tôi” thì rất khó để thay đổi hay bác bỏ. Mọi thứ trái với nó đều bị phản bác hay phủ nhận. Phủ nhận là cơ chế phòng vệ tâm lý căn bản trong điều kiện căng thẳng và xáo trộn, nó đặt ra vấn đề căn tính trong đó. Nó là cơ chế khá đơn giản: Phân tâm học Sigmund Freud ghi nhận nó ở trẻ em. Nhưng đôi khi nó hoạt động thật tuyệt vời cả ở người lớn tuổi.
Năm 1974, ông lão thiếu úy quân phiệt Nhật Hiroo Onoda đầu hàng chính quyền Philippine. Ông ta đã 30 năm ở 1 mình trong rừng trên đảo Lubang, Hiroo không chấp nhận WW-2 đã kết thúc và Nhật thất bại, mà vẫn chiến đấu với tình cảnh 1 mình như thể chiến binh Nhật.
Hiroo vẫn nghe tin tức về Nhật qua radio, ông ta biết hết tất cả nhưng coi đó là tuyên truyền, ông ta không chịu đầu hàng khi cảnh sát Philippine kêu gọi. Chỉ khi người chỉ huy cũ, kẻ từng ra lệnh cho ông ta 30 năm trước “không được phép đầu hàng và không được phép tự tử” đến tận nơi gặp ông ta và ra lệnh thì ông ta mới đầu hàng. Hiroo Onoda được tha thứ và trở về Nhật, ông ta được chào đón như 1 vị anh hùng.
Những người chống tiêm chủng tin là tiêm chủng gây ra chứng tự kỷ không phải vì thiếu học thức. Họ tin như thế bởi biết nguyên nhân bệnh tật tạo ra không ít tiện lợi tâm lý: nếu những tập đoàn dược phẩm hám lợi có mọi tội lỗi, thì ít nhất cũng rõ ràng có thể trút giận lên ai đó, trong khi khoa học không đưa ra được câu trả lời nào rõ ràng. Có 1 kết luận thế này: đưa thông tin cho người ta mà trái ngược với niềm tin, đặc biệt là khi thông tin mang tính công kích cảm xúc của họ là hoàn toàn vô ích.
Những kết luận rút ra khi nghiên cứu hiện tượng này là hầu hết định kiến đều tiêu cực, nằm sâu trong cơ chế nhận thức tư duy của mỗi chúng ta. Không có bất cứ cái gì buộc chúng ta phải có phán xét đúng đắn hay có căn cứ. Cũng như thế, cách chúng ta khắc phục nó thường đem lại kết quả ngược.
Vậy còn gì có thể giúp chúng ta?
Ngay cả khi chúng ta là những sinh vật đã được tạo hóa lập trình từ trước để có định kiến hẹp hòi thiển cận, thì dù sao chúng ta vẫn còn lối thoát.
Quay trở lại với cuốn sách "The Enigma of Reason" của 2 nhà tâm lý học thực nghiệm Hugo Mercier và Dan Sperber, họ cố gắng giải thích câu hỏi nguyên nhân chúng ta phi lý nằm ở đâu. Theo họ, nhiệm vụ chính mà bộ não của chúng ta học hỏi để phản ứng giải quyết các vấn đề trong quá trình tiến hóa là đời sống trong nhóm xã hội. Chúng ta cần não không phải để tìm kiếm sự thật mà để không bị mất mặt trước các thành viên nhóm cộng đồng. Chúng ta quan tâm hơn đến ý kiến, dư luận của nhóm mà chúng ta sống trong đó hơn là kiến thức khách quan.
Còn nếu như con người cảm thấy cá nhân bị thách thức, đe dọa hay bị làm tổn hại, rất khó để anh ta quan tâm chú ý đến quan điểm của người khác. Đó là 1 trong các lý do tại sao tranh luận với các đối thủ chính trị thường là vô nghĩa. Còn đàm phán chính trị của 2 phía trong chiến tranh chỉ là phân chia kết cục quân sự hay quân sự quyết định ngoại giao.
"Những ai đang cố để chứng minh cái gì đó, không thể đánh giá lập luận của người khác, bởi vì họ cho là người ta tấn công bức tranh thế giới của mình trước” – các nhà nghiên cứu nói.
"Có thể, con người ta không muốn thay đổi, nhưng có khả năng để thay đổi, thực tế là rất nhiều nhầm lẫn phòng vệ  và vùng mù đã được xây dựng trong cơ chế hoạt động não bộ cũng không phải là biện hộ cho việc từ chối thay đổi. Bộ não người được thiết kế qua tiến hóa để bảo vệ niềm tin và quan niệm của chúng ta. Đúng, nhưng bộ não cũng thúc đẩy chúng ta dù đường là ngọt nhưng sự ngon miệng bao gồm cả rau. Bộ não được thiết kế để giận dữ nổi lên khi bị công kích. Đúng, nhưng hầu hết chúng ta đã học được cách kiềm chế và sau đó tìm ra cách giải quyết đơn giản thay thế trước khi xông vào kẻ kia với cây gậy” – Trích từ sách của Carol Tevris và Elliot Aronson "Lỗi lầm đã phạm (mà không phải tôi)” (Mistakes which were made (but not me));
Internet tạo ra dòng chảy thông tin khổng lồ, cùng lúc chúng ta lọc ra từ đó những thông tin phù hợp với quan điểm của chúng ta. Mạng xã hội kết nối cả thế giới, cùng lúc trong nó cũng hình thành những bộ lọc nhóm-group vừa như hàng rào bảo vệ, vừa như cách ly mỗi chúng ta, tùy theo cách chúng ta chấp nhận vì đồng quan điểm hay phản đối vì trái ngược.
Dường như là những nghiên cứu về sai lầm nhận thức chỉ có ở phương Tây, đặc biệt nhiều ở Mỹ. Chúng ta cũng nên thừa nhận, nền học thuật ở Việt Nam chúng ta không sâu sắc, thiếu nền tảng và nhiều khi nông cạn hời hợt. Tất cả chúng ta đều phi lý, điều đó có nguyên nhân. Chúng ta muốn né tránh những thứ không phù hợp với nhận thức, chúng ta có xu hướng làm méo thông tin, chúng ta phủ nhận lỗi lầm của chúng ta, nhưng chúng ta rất hay phê phán chỉ trích lỗi lầm của người khác. Trong thời đại “thực tế được chọn và chiến tranh thông tin” điều này lại càng quan trọng để phải nhớ đến nó. Chúng ta cũng cần học ở mạng xã hội để đi đến sự đúng đắn không lệ thuộc vào xu hướng mà nó đang cố để dẫn dắt chúng ta. Không có vị thần bảo hộ quyền năng nào trên Mạng XH cả.
Và khi ai đó ném ra những tranh cãi ngang ngược, đừng sử dụng cùng 1 cách như thể để đối đáp. Tốt hơn cả là tìm 1 cách tiếp cận khác. Trong trường hợp này, phương pháp của triết gia cổ đại Socrates về đối thoại có lẽ hữu ích. Vấn đ cơ bản mà Socrates đ nghị là: tranh luận không phải đ thắng cuộc, mà đ suy nghĩ về phương pháp ứng dụng được trong việc thiết lập bức tranh hiện thực.
Hiểu biết về cơ chế làm méo tư duy nhận thức không chỉ ở đối tác hay đối thủ trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động kinh doanh sản xuất, trong công tác xã hội và giáo dục, mà còn ở chính chúng ta. Nếu chỉ một ý nghĩ "A-ha, mọi thứ ở đây đúng như mình tin tưởng, điều mình đã tin đúng là sự thật". Thì tốt hơn cả là đóng FB, cắt dây mạng và tìm một ngôi Chùa nào đó là có ích nhất.
Không thừa khi nhắc lại những gì là kết luận hay hệ quả của 2 bậc tiền nhân vĩ đại Kurt Godel và Adam Smith: Nhận thức của mỗi người chỉ là 1 tập các tiền đề rất hạn chế, không đủ để giải thích cho mọi sự vật hiện tượng. Chúng ta là những cá thể, ích kỷ đến vô độ. Nhưng chúng ta cũng là con người tinh thần, tình cảm đạo đức và niềm tin của chúng ta – dù có được định hình hay không – cũng đóng vai trò phổ biến trong các tương tác của chúng ta với cả xã hội này.
Định kiến chỉ là một trong số nhiều chủ đề mà "The Enigma of Reason" đề cập. Sách còn nhiều chủ đề thú vị khác, chẳng hạn, sách cũng giải thích tại sao các Thiên tài lại thường cô độc. Vì vậy, ai ưa thích hay quan tâm hãy đọc nó, sách tiếng Anh, gần 400 trang ở đây.
img_0