Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao động trí óc
Phần 1: Người lao động trí óc là ai? Nói, viết về một người lao động trí óc Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết....
Phần 1: Người lao động trí óc là ai?
Nói, viết về một người lao động trí óc
Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Phần 2: Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao động trí óc
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động trí óc
Lao động trí óc và chân tay ăn uống có gì khác?
Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao động trí óc
Phần 1: Người lao động trí óc là ai? Nói, viết về một người lao động trí óc Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Phần 2: Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao dộng trí óc DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC Một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động ...docs.google.com
Phần 1: Người lao động trí óc là ai? Nói, viết về một người lao động trí óc Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Phần 2: Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao dộng trí óc DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC Một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động ...docs.google.com
Phần 1: Người lao động trí óc là ai?
Viết về mẹ em là cô giáo tiểu học, viết về bác sĩ , viết về kĩ sư xây dựng, viết về kĩ sư phần mềm máy tính
Nói, viết về một người lao động trí óc
Tuần 22. Nói, viết về một người lao động trí óc - Tập làm văn 3 - Hồ Thị Quỳnh Như - Thư viện Bài giảng điện tử
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN VỀ DỰ GIỜ LỚP 3/1 Giáo sinh: Hồ Thị Quỳnh Như TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG * Quan sát các tranh sau và cho biết những người trí thức trong tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì? Thứ năm ngày 9 tháng 2...baigiang.violet.vn
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN VỀ DỰ GIỜ LỚP 3/1 Giáo sinh: Hồ Thị Quỳnh Như TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG * Quan sát các tranh sau và cho biết những người trí thức trong tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì? Thứ năm ngày 9 tháng 2...baigiang.violet.vn
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN VỀ DỰ GIỜ LỚP 3/1
Giáo sinh: Hồ Thị Quỳnh Như
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
* Quan sát các tranh sau và cho biết những người trí thức trong tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
Kiểm tra bài cũ:
BÁC SĨ
KỸ SƯ CẦU ĐƯỜNG
GIÁO VIÊN
NHÀ KHOA HỌC
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Câu 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Một số nghề lao động trí óc:
Ví dụ : bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ,…
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
CÁC NHÀ KHOA HOC ĐANG LÀM VIỆC
KỸ SƯ MÁY TÍNH
HỌA SĨ: TÔ NGỌC VÂN
NHÀ VĂN: PHẠM TIẾN DUẬT
CÔ GIÁO
CÔNG AN
BÁC SĨ
NÓI,VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Gợi ý:
a) Người đó là ai, làm nghề gì?
b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?
(Kể cụ thể những việc làm của họ)
c) Người đó làm việc như thế nào?
(Nói rõ được cách làm việc của người mình kể)
d) Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào đối với mọi người?
e) Em có thích làm công việc như người ấy không?
g) Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
Tập làm văn
Câu 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Thảo luận nhóm đôi
Câu 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ).
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
*Lưu ý : Khi viết phải viết hoa chữ cái đầu, cuối câu ghi dấu chấm. Câu văn đủ ý, từ ngữ dùng chính xác,…
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
NÓI , VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Người lao động trí óc em đang kể chính là người mẹ yêu nhất trên đời của em. Mẹ là một cán bộ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị . Mẹ dạy ở đó hơn mười năm rồi.
Công việc hàng ngày mà em thường thấy mẹ làm là soạn giáo án, đọc sách, chấm bài. Ngày mẹ đi dạy, tối đến mẹ thường thức rất khuya để chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu và làm việc trên máy vi tính. Dù đã là một cán bộ giảng dạy lâu năm nhưng em thấy mẹ chuẩn bị bài giảng của mình rất chu đáo, nghiêm túc.
Mẹ nói, mẹ rất yêu nghề dạy học của mình. Em luôn tự hào về mẹ.
Bài tham khảo
Câu 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ).
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
*Lưu ý : Khi viết phải viết hoa chữ cái đầu, cuối câu ghi dấu chấm. Câu văn đủ ý, từ ngữ dùng chính xác,…
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Hướng dẫn về nhà:
1. Hoàn chỉnh bài văn
2. Tiết sau chuẩn bị bài : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
NÓI , VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Chúc các em chăm ngoan học giỏi
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
Giáo sinh: Hồ Thị Quỳnh Như
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
* Quan sát các tranh sau và cho biết những người trí thức trong tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
Kiểm tra bài cũ:
BÁC SĨ
KỸ SƯ CẦU ĐƯỜNG
GIÁO VIÊN
NHÀ KHOA HỌC
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Câu 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Một số nghề lao động trí óc:
Ví dụ : bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ,…
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
CÁC NHÀ KHOA HOC ĐANG LÀM VIỆC
KỸ SƯ MÁY TÍNH
HỌA SĨ: TÔ NGỌC VÂN
NHÀ VĂN: PHẠM TIẾN DUẬT
CÔ GIÁO
CÔNG AN
BÁC SĨ
NÓI,VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Gợi ý:
a) Người đó là ai, làm nghề gì?
b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?
(Kể cụ thể những việc làm của họ)
c) Người đó làm việc như thế nào?
(Nói rõ được cách làm việc của người mình kể)
d) Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào đối với mọi người?
e) Em có thích làm công việc như người ấy không?
g) Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
Tập làm văn
Câu 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Thảo luận nhóm đôi
Câu 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ).
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
*Lưu ý : Khi viết phải viết hoa chữ cái đầu, cuối câu ghi dấu chấm. Câu văn đủ ý, từ ngữ dùng chính xác,…
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
NÓI , VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Người lao động trí óc em đang kể chính là người mẹ yêu nhất trên đời của em. Mẹ là một cán bộ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị . Mẹ dạy ở đó hơn mười năm rồi.
Công việc hàng ngày mà em thường thấy mẹ làm là soạn giáo án, đọc sách, chấm bài. Ngày mẹ đi dạy, tối đến mẹ thường thức rất khuya để chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu và làm việc trên máy vi tính. Dù đã là một cán bộ giảng dạy lâu năm nhưng em thấy mẹ chuẩn bị bài giảng của mình rất chu đáo, nghiêm túc.
Mẹ nói, mẹ rất yêu nghề dạy học của mình. Em luôn tự hào về mẹ.
Bài tham khảo
Câu 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ).
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
*Lưu ý : Khi viết phải viết hoa chữ cái đầu, cuối câu ghi dấu chấm. Câu văn đủ ý, từ ngữ dùng chính xác,…
Tập làm văn
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
Hướng dẫn về nhà:
1. Hoàn chỉnh bài văn
2. Tiết sau chuẩn bị bài : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
NÓI , VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Tập làm văn
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Chúc các em chăm ngoan học giỏi
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Xác định đối tượng kể: Người đó là ai? Làm nghề gì? Quan hệ với em thế nào?.
2. Công việc hàng ngày của người đó?
3. Tinh thần, thái độ làm việc của họ?
Sau khi trả lời những câu hỏi trên, em liên kết nội dung các câu trả lời lại, em sẽ có được bài văn thực hiện theo yêu cầu đề ra.
II. NHỮNG BÀI THAM KHẢO
Bài làm 1
Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.
Bài làm 2
Chú là một họa sĩ, bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở trường Văn hóa nghiệp vụ của tỉnh. Chú vừa làm công tác quản lí và tham gia giảng dạy. Mỗi lần, sáng tác được bức họa nào, chú thường đưa cho bố em bình phẩm, góp ý. Hai người có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Đến nhà chú chơi, thấy những bức tranh chú vẽ hồi thời kì kháng chiến được lồng vào những cái khung nhỏ nhỏ xinh xinh treo trên tường, em rất thích. Nhiều khi thấy em chăm chú nhìn vào một bức tranh nào đó, thì chú lại đến bên cạnh, nói cho em biết thời điểm và hoàn cảnh vẽ bức tranh ấy. Bức thì vẽ rừng dừa bị bom Mĩ tàn phá, bức thì vẽ cảnh tàu địch bị bộ đội ta đánh cháy, đánh chìm trên sông Hàm Luông, bức thì vẽ cảnh sinh hoạt của đơn vị chú ở vùng giải phóng v.v… Chú là một người dễ mến, dễ gần và rất thương yêu trẻ con. Chú nói, bữa nào chú sẽ dạy cho em cách vẽ, cách tô màu, cách phóng tranh vì thấy em rất mê môn vẽ.
Bài làm 3
Ngươi em đang kể chính là người mẹ yêu nhất trên đời của em. Mẹ là một cán bộ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm tỉnh đã hớn hai mươi năm rồi. Công việc hàng ngày mà em thường thấy mẹ làm là soạn giáo án, đọc sách, chấm bài. Mỗi tuần, mẹ chỉ lên lớp hai buổi. Những buổi mẹ đi dạy thì tối hôm trước mẹ thường thức rất khuya. Dù đã là một cán bộ giảng dạy lâu năm nhưng em thấy mẹ chuẩn bị bài giảng của mình rất chu đáo, nghiêm túc. Mẹ nói, mẹ rất yêu nghề dạy học của mình.
Bài làm 4
Chú là một kĩ sư cầu đường bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở Sở giao thông công chánh. Nhà chú cách nhà em chỉ một con hẻm. Sáng nào chú cũng đến cơ quan từ lúc sáu giờ, trưa mười một giờ chú mới về. Hôm khánh thành chiếc cầu bê tông nối huyện Châu Thành với Bình Đại, chiếc cầu do một số kĩ sư trong phòng chú đảm nhiệm thiết kế, chú mời bố em và cả em nữa đi dự lễ. Chiếc cầu thật to, thật đẹp, rất hiện đại được thông xe trong tiếng reo hò vang dội của người dân hai bên bờ. Em thấy gương mặt chú lúc ấy thật rạng rỡ, thật hạnh phúc.
Phần 2: Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao động trí óc
Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao động trí óc
Điều đó cho thấy não đáng được bảo vệ như một báu vật cao quý nhất. Bước sang thời đại kinh tế tri thức, lao động cơ bắp suy giảm nhường bước cho lao động trí óc chiếm ưu thế, tư duy sáng tạo của con người phát triển rất cao độ, loài người đã tạo nên các thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, tạo ra sự bùng nổ thông tin, nhưng đồng thời các thành quả ấy cũng đang tác động ngược lại rất mạnh mẽ lên bản thân con người, gây ra các biến đổi sâu sắc lên hoạt động của não. Hiện nay, cứ khoảng 10 năm thì khối lượng thông tin vốn đã khổng lồ lại tăng lên gấp đôi(1), nhưng hoạt động của hệ thần kinh về mặt sinh học như tốc độ dẫn truyền, khả năng tiếp thu, xử lý và dung nạp thông tin của não thì hầu như không đổi, nên con người trong xã hội ngày nay luôn sống trong tình trạng căng thẳng, cuộc sống luôn bị đè nặng bởi nhiều áp lực. Chưa bao giờ con người đối mặt với nhiều thách thức như ngày nay. Do đó, việc tìm kiếm những phương thức để bảo vệ hoạt động của não là một vấn đề rất cần được quan tâm.
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý CỦA LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Mỗi ngày có hằng triệu xung động điện xảy ra ở các tế bào thần kinh với khoảng 6000 ý nghĩ xảy ra trong não, phần lớn là lập lại(9). Người lao động trí óc sáng tạo gần như không có sự chấm dứt theo thời gian, không thể ngừng hẳn sự suy nghĩ theo tiếng kẻng. Một nhà phát minh hay nhà nghiên cứu đã rời phòng làm việc, nhưng những ý nghĩ thì cứ tiếp diễn khi họ đi trên đường về nhà, đang trò chuyện với gia đình nhưng những suy nghĩ cứ đeo đuổi và có thể tái hiện ngay cả trong giấc ngủ (9).
Lao động chân tay thường sau vài giờ nghỉ ngơi là có thể phục hồi. Trong khi đó, các hoạt động tâm lý căng thẳng do lao động trí óc như học thi phải nghĩ vài tuần để phục hồi và khi nghỉ hè không phải ngẫu nhiên mà được quy định ít nhất là 3 tháng. Theo các nghiên cứu thì đó là thời gian cần thiết phải nghỉ ngơi để giúp cho não hồi phục tốt. Các nhà khoa học thường xuyên luyện tập bộ não thì họ có thể sống và lao động lâu dài hơn người không tham gia lao động trí óc. Tuy vậy, để giữ được hệ thần kinh lành mạnh đối với một nhà khoa học khó khăn hơn rất nhiều so với những người làm nghề khác. Hoạt động trí óc lâu dài không nghỉ ngơi hợp lý dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực gây chấn thương tâm lý nặng nề và có thể làm suy giảm hoặc mất hẳn khả năng lao động. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu nhu cầu vận động của cơ thể không được thỏa mãn thì sẽ phá hủy các chức năng và cơ cấu của các cơ quan bên trong cơ thể ngay trong thời kỳ còn tuổi trẻ như phổi gan và ở mức độ lớn hơn là cả hệ thống thần kinh và tim mạch(1,5).
Khi não bị suy yếu có thể được báo động bởi các dấu hiệu thường gặp như sau(3):
- Mau mệt nhọc và không thể tập trung lâu để giải quyết một vấn đề.
- Rất khó nhớ nhưng mau quên, khó kiểm soát được lời nói và việc làm.
- Sức chịu đựng kém, dễ bị kích thích, hay nóng tính, khó làm chủ được cảm xúc.
- Dễ cố chấp, khó thông cảm và tha thứ.
- Không cảm thấy hứng thú làm bất cứ việc gì.
- Mất đi lòng ham hiểu biết là tính lãng mạn.
- Ý chí và nghị lực bị giảm.
- Tri giác và cảm giác trì trệ, đi tới đi lui hay va đụng.
II. BẢO DƯỠNG, DUY TRÌ VÀ LÀM TỐI ƯU HÓA LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
A. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ DINH DƯỠNG:
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thể chất và tâm thần của con người. Sự kết hợp đúng đắn các chất dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ thể sẽ tốt hơn thuốc men.
a. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng:
Lao động trí óc là một hình thức hoạt động mang tính chất tĩnh tại, nên nhu cầu năng lượng thấp hơn lao động chân tay. Nguyên tắc chính của dinh dưỡng hợp lý đối với lao động trí óc và tĩnh tại là duy trì năng lượng của khẩu phần bằng với năng lượng tiêu hao, hạn chế glucid và lipid, không nên cung cấp dư thừa năng lượng vì dễ dẫn đến tích mỡ trong cơ thể. Nhiều tài liệu khẳng định ảnh hưởng của lượng lipid cao đối với sự hình thành vữa xơ động mạch sớm ở những người ít lao động chân tay.
Đối với người trưởng thành, trung bình cần khoảng 2200 – 2400 kcal/ngày. Protid: 15 – 17% (50–60% protein động vật, bảo đảm tính cân đối các acid amin, tryptophane, lysine, nhất là các acid amin chứa lưu huỳnh (S) nhưmethionine, cysteine). lipid: 20% (gồm 7% chất béo không bảo hòa nhiều nối đôi, 7% chất béo không bảo hòa một nối đôi và 6% chất béo bảo hòa). Glucid: 60 – 65%. Đối với các em học sinh chưa trưởng thành, nhu cầu năng lượng cần cung cấp đủ lượng tiêu hao và cộng thêm nhu cầu tăng trưởng, tỉ lệ lipid cần cao hơn nhưng chiếm không quá 30% tổng năng lượng cung cấp. Năng lượng cho người lao động trí óc nên phân bố như sau: sáng 12 – 25%, trưa 25 – 30%, chiều 25 – 30% và tối 10 – 15%.(5,6,9)
Các phân tử trên được trích từ http://www.3dchem.com/ (10)
b. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho não:
Hiện nay, các nhà nghiên cứu nhận thấy có ít nhất 6 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cấu trúc và thực hiện tốt nhất các chức năng của não như sau: Glucose, chất béo thiết yếu, phospholipid, acid amin, vitamin & khoáng chất và oxygen.
1) Glucose: năng lượng chính cung cấp cho não
Đường glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho não hoạt động nên não tiêu thụ glucose nhiều hơn các cơ quan khác, chiếm khoảng 40% tổng lượng bột đường mà cơ thể tiêu thụ. Con người không nhận trực tiếp glucose ăn vào từ đường miệng, trừ những trường hợp đang mắc bệnh nặng. Tất cả các chất bột đường ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose trước khi được não và cơ thể sử dụng. Tuy vậy, không phải thực phẩm giàu chất bột đường nào cũng tốt cho não mà tùy thuộc vào mức độ hấp thu và tốc độ chuyển hóa thành glucose nhanh hay chậm trong cơ thể của từng loại thực phẩm.
Chất carbohydrate đã qua chế biến như bánh mì trắng, gạo trắng hoặc ngũ cốc nói chung đã qua chế biến có tác dụng tương tự đường tinh. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao do hấp thụ và chuyển hóa nhanh không có lợi cho não vì làm đường huyết tăng nhanh và giảm nhanh sau đó, dẫn đến mất cân bằng đường huyết. Từ đó gây ra hậu quả giảm sút năng suất lao động trí óc. Để nhận biết sự thiếu glucose, ngoài dựa vào chế độ ăn, chúng ta cũng dựa vào các biểu hiện:
- Mệt mỏi, hoa mắt, tầm nhìn kém,
- Dễ cáu giận, trầm cảm, suy nhược, mất ngủ, kém tập trung, hay quên,
- Các biểu hiện khác của hạ đường huyết, vã mồ hôi.
Để giữ cân bằng glucose máu cho tế bào não cần duy trì sự ổn định đường huyết, các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được khuyên nên sử dụng như tinh bột của khoai củ, ngũ cốc nguyên cám, gạo lức, các loại đậu, rau và trái cây. Nên hạn chế sử dụng các carbohydrate có trọng lượng phân tử thấp như đường mía tẩy trắng, đường sữa (lactose). Người lao động trí óc không nên để đói mà cần ăn nhiều bữa ăn trong ngày (4-6 bữa) và chú ý ăn sáng đầy đủ(6,9).
2) Các chất béo thiết yếu: nguyên liệu cấu tạo màng tế bào não
Tổ chức não được cấu tạo bởi 60% chất béo. Các chất béo thiết yếu là nguyên liệu không thể thiếu trong cấu tạo các tế bào thần kinh, có đặc trưng là cơ thể không tự tổng hợp được mà phải nhận từ thức ăn. Ngoài các chất béo thiết yếu, não còn cần cả chất béo bão hòa và cholesterol nhưng cơ thể tự tổng hợp được nên thường không bị thiếu. Các chất béo thiết yếu cần cung cấp cho não là các loại sau:
v Omega-3: có trong bí ngô, hạt, dầu cải, đặc biệt là:
- EPA (eicosapentaenoic acid) và
- DHA (docosahexaenoic acid) chứa trong: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá trổng, tảo, rong biển, trứng
v Omega-6: có trong bắp, hạt hướng dương, mè, đặc biệt là:
- GLA (gamma linolenic acid), có trong cây hoa anh thảo, tảo lục lam và
- AA (arachidonic acid), có trong thịt, các sản phẩm sữa, trứng, mực.
Vì vậy, để giúp cho não hoạt động tốt, nên có ít nhất 3 bữa cá biển trong tuần. Nếu không có cá hoặc không ăn được cá thì nên thay thế bằng các loại đậu hoặc các hạt cá nhiều dầu(6,9). Đối với trẻ em chưa trưởng thành, do có nhu cầu tăng trưởng nên các chất béo đã bão hòa (mỡ động vật) không nên hạn chế mà cần cho ăn cân bằng với dầu thực vật theo tỷ lệ 1:1.
| |
Gamma linolenic acid (GLA) (11) | Arachidonic acid (AA) (11) |
c) Phospholipide: là người bạn tốt của trí nhớ
Đây là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, đặc tính này làm cho tốc độ dẫn truyền các tín hiệu dưới dạng các xung động thần kinh được thông suốt đến não, làm tăng sự nhạy bén của các hoạt động trí não, cảm xúc, đem lại sự cường tráng cho não, đồng thời bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Có hai loại là phosphatidyl cholin và phosphatidyl serin. Cấu trúc các thụ cảm của não, tạo sự liên thông giữa các tế bào thần kinh, nhu cầu của con người khoảng 100-300 mg/ngày. Do đó việc ăn kiêng mỡ quá mức ở những người lao động trí óc cũng không có lợi cho não.
Các chất béo thiết yếu khi bị thiếu hụt thường khó phân biệt hơn và cần chú ý đến các biểu hiện khác của cơ thể cùng với chế độ ăn nghèo chất béo chưa bão hòa.
− Gặp khó khăn trong học tập.
− Đầu óc kém minh mẫn.
− Nhớ kém, khó tập trung.
− Sức nhìn kém và sức điều phối của cơ thể kém.
− Tóc khô, khó chải, nhiều gàu.
− Móng tay dòn, dễ gãy hoặc mềm.
− Khát nước liên tục.
− Mắt bị khô, ngứa.
− Dễ bị viêm khớp.
Nếu có từ 4 dấu hiệu nêu trên trở lên được xem như cơ thể có vấn đề thiếu chất béo thiết yếu(9). Dù cơ thể có thể tự tạo ra phospholipide nhưng cung cấp thêm chất này từ chế độ ăn vẫn tốt. Phospholipid có nhiều trong lòng đỏ trứng, trong các phủ tạng động vật. Trong dân gian Việt Nam có bài thuốc ăn trứng vịt lộn con lớn ngày vài trứng và uống luôn phần nước đắng có trong trứng sau khi luộc, ăn mỗi đợt vài ngày, ăn vài ba đợt hoặc ăn mỗi lần 1 đĩa nhỏ lòng heo luộc có phần mỡ từ dân gian là “hong xôi” bao bên ngoài (mạc treo), số lần ăn như trứng vịt lộn cũng có tác dụng chữa chứng chóng mặt, suy nhược do thiếu dinh dưỡng rất tốt. Trong trường hợp chế độ ăn nghèo chất béo, có thể bổ sung phospholipid từ lecithin, đây là một nguồn cung cấp trực tiếp phospholipid (4 viên lecithin = 1200mg/ngày).
3) Acid Amin: nguyên liệu cấu tạo đồng thời là sứ giả của não
Acid amin được xem như là những sứ giả của não, chúng là nguồn nguyên liệu tổng hợp ARN, ADN và protein. Protein chiếm khoảng 35% khối lượng của các tế bào thần kinh, là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng tư duy, lưu trữ và tái hiện thông tin (trí nhớ) của não. Hiện nay, các nhà nghiên cứu thần kinh Đức đã tìm ra trên 10.000 loại protein hoạt động trong não theo cơ chế liên kết, tác động lẫn nhau hết sức phức tạp và liên tục thay đổi các thành phần hóa học trong quá trình tạo ra tư duy của con người. Các acid amin cần thiết cho các hoạt động của não hay được nhắc đến là tryptophan, lysin, methonin, phenylalanin, taurin. Các acid amin khác nhau sẽ được cơ thể tổng hợp thành các chất hoặc một số nhóm chất dẫn truyền thần kinh (neutrotransmitters) khác nhau như:
- Tryptophan à serotonin, melatonin
- Phenylalanin à adrenalin, noradrenalin, dopamin.
Có hàng trăm loại neutrotransmitters khác nhau trong não và trong cơ thể nhưng những chất sau đang được quan tâm:
− Adrenalin, noradrenalin, dopamin: khỏe, hưng phấn, chống stress
− GABA (gamma-amino-butiric acid): thư thái, bình tĩnh sau khi bị stress
− Serotonin: yêu đời, xua buồn chán
− Acetylcholine: tinh thần minh mẫn, cải thiện trí nhớ
− Triptamin: tạo sự liên kết
− Melatonin: giúp thích nghi với ngày và đêm
Khi não thiếu cung cấp các acid amin sẽ gây ra các tác hại như:
− Làm tăng tình trạng suy nhược, thờ ơ, chậm chạp.
− Trí nhớ và sức tập trung bị suy giảm.
Thực phẩm cung cấp đạm vừa phải: đậu nành, bắp, hạt hướng dương, hạt điều, các loại đậu, nấm. Thực phẩm cung cấp đạm chất lượng cao: gạo lức, bí ngô, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, gà, trứng, yaourt, bơ động vật. Trên thị trường đã có nhiều loại viên acid amin nhưng cung cấp từ nguồn thức ăn vẫn tốt hơn. Mỗi ngày cần ăn khoảng 250g thịt cá để có khoảng 50-60g đạm(5,6,9).
Ngoài 3 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản đã nêu, vitamin và khoáng chất là 2 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho não và cơ thể hoạt động.
4) Vitamin(2,4,8,9):: có nhiều vitamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của hệ thần kinh qua cơ chế thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng.
o Tác hại của sự thiếu hụt các vitamin cần thiết cho cơ thể:
Vitamin | Hậu quả khi thiếu | Nguồn cung cấp |
Vitamin B1 | Kém tập trung, chú ý | Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ |
(Niacin,PP) B3 | Trầm cảm, loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, | Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ |
Vitamin B5 | Giảm trí nhớ, stress. | Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ |
Vitamin B6 | Kích thích, giảm nhớ, trầm cảm, stress | Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ |
Vitamin B12 | Lẫn, nhớ kém, loạn tâm–thần kinh | Thịt, cá, sản phẩm từ sữa, trứng |
Vitamin C | Trầm cảm, loạn tâm. | Rau và trái cây tươi. |
(Biotin) H | Rối loạn tri giác, phản ứng chậm, chán ăn, nôn | Bông cải, nấm, thịt, gà, trứng, đậu, cà rốt |
Acid Folic | Lo âu, trầm cảm, loạn tâm | Nấm, cà rốt, sữa bò tươi, gan, trứng |
5) Khoáng chất(2,4,8,9):: khoáng chất có chức năng quan trọng là thành phần cấu tạo cơ thể, tham gia vào các phản ứng sinh học, giữ cân bằng nước và điện giải, đặc biệt là truyền các xung động thần kinh.
o Tác hại của sự thiếu hụt các chất khoáng cần thiết cho cơ thể
Loại | Chức năng | Hậu quả khi thiếu | Nguồn cung cấp |
Zn | Xúc tác, cấu trúc enzym | Suy nhược, giảm tập trung, hay quên, rối loạn giấc ngủ, thờ ơ, lãnh đạm | Hàu, thịt bò, thịt cóc, cá, trứng, củ cải, ổi. |
Mg | Xúc tác, cấu trúc enzym | Cáu gắt, mất ngủ | Thịt trứng |
Iod | Cấu tạo T3, T4 | Chậm phát triển trí tuệ | Muối, rong biển, cá biển |
Sắt | Cấu tạo hemoglobin | Thiếu máu thiếu sắt gây mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung, hay quên. | Thịt, cá, trứng, rau xanh |
v Các chất dinh dưỡng có ích cho não được xếp theo nhóm:
· Các chất dinh dưỡng giúp trí thông minh: Vitamin A, acid folic, vitamin nhóm B (B1, B3, PP, B5, B6, B12), vitamin C, vitamin H (biotin), kẽm, Mg, iod, Ca, sắt, đồng, selenium.
· Nhóm chống mệt mỏi làm giảm stress: Ca, Mg, kẽm, vitamin nhóm B, vitamin C và coenzym Q10 (giúp các tế bào tạo năng lượng: cá thu, mè, đậu hạt, đậu hà lan 30-100mg/ ngày).
· Nhóm chống trầm cảm phục hồi màng tế bào não: DHA, acid arachidonic
· Nhóm thực phẩm làm tăng trí nhớ (theo các nhà khoa học Anh): Choline (có trong lòng đỏ trứng, súp lơ, đậu nành, bắp cải, đậu phọng), boron (táo, lê, bông cải xanh), selenium (tôm, cà chua), lycopene (gấc cà chua, tôm), glutamic acid (có nhiều trong bí đỏ).
· Các nhóm chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa tế bào: Vitamin E, C, -caroten, selenium, kẽm, lycopene, glutathione (từ cá ngừ, đậu hạt, tỏi, củ hành), coenzym Q10, lipoic acid (thịt đỏ, cà chua, cà rốt, khoai mỡ, rau bina, củ cải đường), anthocyanidin (quả mọng, đào, nho đỏ, mận).
6) Oxygen
Ngoài ra còn có một chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu đó là oxy. Não tuy có trọng lượng khoảng 1300g, chỉ bằng khoảng 2% của trọng lượng cơ thể nhưng đến 20% nhu cầu oxy của cơ thể. Khi não thiếu oxy, thường có các biểu hiện sau:
− Mệt mỏi, hoa mắt, suy nhược
− Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung
− Hay ngất xỉu
Vì thế việc bố trí chỗ làm việc trong môi trường thông thoáng, giải lao, thể dục giữa giờ, luyện tập các cơ thở, hít thở sâu để thu nhận, trao đổi oxygen và thải trừ thán khí được thông suốt, lưu ý điều trị triệt để bệnh thiếu máu là rất cần thiết ở người lao động trí óc.
v Cách phối hợp các thực phẩm để cung cấp thường xuyên và tốt nhất cho não:
- Glucid: Tinh bột của ngũ cốc toàn phần, khoai củ (hằng ngày).
- Protid: Trứng (lộn), thịt bò, dê, gà, cá, sữa, đậu, nấm, đậu nành (4 - 5 lần/tuần); hải sản: cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá da trơn…(3 lần/tuần).
- Lipid: Dầu cải, mè (hằng ngày), phủ tạng động vật (thỉnh thoảng).
- Vitamin & khoáng: Ăn đủ rau: bí đỏ, cà chua, cà rốt, bông cải, bắp cải, rong biển, củ cải… (mỗi bữa ăn). Trái cây tươi: cam, ổi, lê táo, lựu, các loại trái cây có màu cam đỏ (hằng ngày). Nên sử dụng rau quả quanh năm với lượng trên 300g/ngày.
- Ăn không quá 6g muối mỗi ngày, tránh các thức ăn bảo quản bằng muối. Không quá 10g đường/ngày. Bỏ hẳn hoặc hạn chế tối đa rượu và thuốc lá. Chế độ ăn uống cân đối thích hợp đi kèm với hoạt động thể lực để duy trì cân nặng nên có.
B. VAI TRÒ MỘT SỐ YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHÁC TRONG VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC:
Làm khỏe não không chỉ đơn thuần có yếu tố dinh dưỡng mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố quan khác. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển sức khỏe trí não
1. Củng cố nền tảng thể chất qua phát triển các cơ quan tích trữ năng lượng:
Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristote đã nêu lên được giá trị vận động đối với sức khỏe: “Không có gì làm suy yếu và hủy hoại con người bằng sự bất vận động kéo dài”. Hệ thống cơ chiếm 70% khối lượng của cơ thể và tình trạng của nó ảnh hưởng tới tình trạng và chức phận tất cả các hệ thống chính của cơ thể. Thiếu hoạt động thể lực ảnh hưởng đặc biệt không tốt đối với tình trạng và hệ thống tim mạch, thần kinh, tiêu hóa và chuyển hóa của cơ thể. Vì thế, các hình thức luyện tập như đi bộ, chạy bộ, thể dục giữa giờ hoặc tham gia chơi một môn thể thao như bóng chuyền, bóng bàn, vũ cầu, bơi lội rất có lợi cho sức khỏe trí não. Vận động cơ bắp sẽ giúp tăng cường trao đổi oxy, giúp chuyển hóa năng lượng tăng cường quá trình đồng hóa protein, phát triển cơ bắp giúp tích lũy năng lượng, thải trừ các chất ứ đọng, duy trì sự nhạy bén của các phản xạ thần kinh và các quá trình tư duy của não, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ, thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid và các biến chứng của nó. Thầy thuốc danh tiếng thế kỷ 18 Tissot đã khẳng định: “Lao động có thể thay thế các loại thuốc nhưng không có loại thuốc nào có thể thay thế được nó” (5,6,7)
2. Phục hồi sinh lực và bảo vệ trí não
Không phải ngẫu nhiên mà đại thi hào Goethe đã nêu: “Tất cả lao động của chúng ta nằm trong sự nghỉ ngơi của chúng ta”. Ngoài nghỉ ngơi thông thường, giấc ngủ tốt là một sự nghỉ ngơi trọn vẹn nhất, một món quà tuyệt diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Thiếu ngủ sẽ làm tăng mức tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng, làm xáo trộn sự bài tiết các hormone, não sẽ rơi vào trạng thái bị kích thích kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược não và toàn cơ thể, giảm năng suất lao động và già sớm. Bảo vệ và duy trì thật tốt giấc ngủ sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, bù đắp nhanh năng lượng tiêu hao, giúp cơ thể bài tiết tối ưu các kích thích tố như melatonin giúp điều hòa giấc ngủ, kích thích tố tăng trưởng (growth hormone, GH) giúp tái tạo và khôi phục nhanh năng lượng tiêu hao của các mô tế bào, duy trì sự trẻ trung và linh hoạt. Vì vậy, người lao động trí óc không nên để đói ngủ, cần ngủ thỏa mãn theo nhu cầu cơ thể, nên ngủ sớm trước 10 giờ đêm vì tình trạng ngủ muộn hơn kéo dài sẽ dễ làm suy nhược não, năng suất lao động trí óc càng giảm, giấc ngủ ban đêm cần được duy trì từ 6-8 tiếng, ngủ trưa khoảng 30 phút – 2 tiếng, nếu không ngủ được cũng nên nhắm mắt nằm yên 15-20 phút cũng rất có lợi cho sức khỏe. Khi ngủ đủ là cơ thể sẽ tự động dậy sớm vào ngày hôm sau và lúc này ta nên tranh thủ làm tiếp những việc còn lại của ngày hôm trước. Công việc sẽ được giải quyết tốt hơn sau khi sức khỏe đã được hồi phục.(5,7)
3. Không ngừng hoạt động xã hội và tập luyện duy trì sự nhạy bén
Nhiều bằng chứng cho thấy người tích cực hoạt động xã hội, có phong cách sống lạc quan, luôn có lòng tự tin, hy vọng, không để ưu phiền chi phối, vị tha, không cố chấp sẽ duy trì được sự minh mẫn, sáng suốt của trí não lâu dài. Việc dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội, họp mặt, tham quan du lịch nơi có thắng cảnh, tham gia các cuộc vui chơi giải trí lành mạnh là rất có ích cho người lao động trí óc. Mặt khác, để duy trì sự nhạy bén của trí não, người lao động trí óc nên sử dụng một vài thành tựu của y học phương đông như dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, yoga, thiền định sẽ giúp thư giãn não, tập trung tinh thần, rèn luyện trí não mang lại hiệu quả rất tốt, giúp cung cấp oxy cho cho não, giúp cho tinh thần luôn sáng suốt, minh mẫn, phòng ngừa bệnh tật, giúp ức chế sự hưng phấn kéo dài của vỏ não và phòng chống stress rất hiệu quả(3,4).
4. Biết chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn cho người khác và xua khỏi tâm trí những việc gây hại
Đối với người lao động trí óc là những nhà quản lý, ngoài việc biết nhận lấy trách nhiệm đối với những việc quan trọng, điều quan trọng hơn là biết giao bớt trách nhiệm và quyền hạn cho người khác và cấp dưới để họ gánh vác và chia xẻ bớt công việc với ta, đó cũng là cách phát huy sức mạnh của tổ chức và tạo điều kiện cho người khác làm việc và chuẩn bị cho họ thăng tiến. Tránh sa đà vào nhiều việc không cần thiết làm cho ta thêm rối rắm, nếu cứ ôm đồm nhiều việc kéo dài sẽ gây stress làm trí não ngày càng suy nhược, hiệu quả công việc ngày càng sút kém, dễ dàng dẫn đến sa sút cả sức khỏe thể chất lẫn tâm thần.
Một việc quan trọng hơn nữa là luyện tập cho thành thạo cách xua khỏi tâm trí những việc gây tổn hại cho thân tâm như những chuyện đáng tiếc, những mất mát, những buồn đau đã qua. Nói cách khác, là tránh đưa những cảnh hắc ám vào tâm trí và sẵn sàng xả bỏ chúng, không để chúng đeo bám theo ta. Có một điều đáng ngạc nhiên là mỗi khi thân thể ta bị bẩn, ta liền đi tắm rửa và quên ngay không nhớ nữa nhưng tâm trí ta bị một điều gì gây phiền não thì tại sao chúng ta không thể dễ dàng loại ra! Tìm hiểu và thực hành các phương pháp như yoga, thiền định có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề này một cách tốt nhất.
5. Biết tôn trọng nhịp sinh học
Hypocrate đã nhận xét: “Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên”. Do chịu sự tác động trực tiếp và lâu dài của thiên nhiên, nên cơ thể con người đã thích nghi mạnh mẽ theo các nhịp điệu tự nhiên của nó như chu kỳ kinh của phụ nữ theo tháng, nhịp thức ngủ tuân theo nhịp ngày đêm và nhịp ngày và đêm được coi là nhịp chìa khóa ngoài việc chi phối rõ rệt lên nhịp thức ngủ nó còn chi phối rõ rệt lên nhịp tim, nhịp thở, nhịp bài tiết của các tuyến nội và ngoại tiết. Khi ta cố ý làm đảo lộn nhịp sinh học sẽ gây ra các xáo trộn và bệnh tật khó lường. Những việc dù đơn giản như ăn, ngủ, vận động, làm việc, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí luôn cần được sắp xếp thỏa đáng vào một giờ giấc nhất định trong ngày, tháng, năm theo một kế hoạch hợp lý, nhất là tổ chức công việc theo khoa học đối với người lao động trí óc là không thể thiếu được. Giống như thuyết “Thiên nhân hợp nhất” của phương đông, nhà y học thực nghiệm nổi tiếng người Pháp Claude Bernard đã chỉ rõ: “Ta chỉ có thể làm chủ thiên nhiên bằng cách tuân theo quy luật của nó”(4,7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
- Ananistep, E.E. Grisaep & cộng sự. Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý và tổ chức khoa học, NXB Khoa học và Xã hội.Trích dịch bản dịch tiếng Nga của Đỗ Đức Minh, 1980.
- Barbara A. Bowmen and Robert M. Russell. Present knowledge in nutrition. Eight editions, ILSI Press, Washington, DC, 2001.
- Cao Kiều Hạo. Phương pháp làm khỏe não. NXB TP.Hồ Chí Minh. Bản dịch tiếng Hán của Ngọc Bảo, 1991.
- Cát Văn Hoa. Làm cho não khỏe mạnh, NXB Hà Nội. Dịch bản dịch tiếng Trung Của Đào Nam Thắng, 2004.
- Hà Huy Khôi và Cs. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB Y Học, 2004.
- Hà Huy Khôi, Từ Giấy. Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. NXB Y Học, 2003.
- Bí quyết giúp con người sống lâu. NXB Thanh niên. Hoàng Phương Lan biên dịch, 2001.
- Nguyễn Xuân Ninh. Vitamin và chất khoáng, từ vai trò sinh học đến phòng và điều trị bệnh. NXB Y Học, 2005.
- Patrick Holford. Optimum nutrition for the mind. MPD Books, Bodmin, Cornwall, London, 2003.
- http://www.3dchem.com/ . July 2008 Update.
- http://wiki.symplus.co.jp/doku.php/start_en , 2008 Update.
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Nguyễn Thanh Danh
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất