“Those who grew up in the South were not politicized and taught to hate enemies, as were those who grew up in the North. They were taught to be proud of their Vietnamese heritage, while in the North children and youth were taught to be proud of the Party and its revolutionary struggle. Benedict Anderson argued that nationalism was characterized by expressions of love for the nation but very rarely by “fear and loathing.” While this was generally true in the South in the context of raising children, it was not true of the North where youth were taught to hate their enemies, both Vietnamese and foreign, and where love of the Uncle was at the foundation of youth’s love for the Party and the country.”
Cuốn sách này của Dror được chia làm 5 chương trong đó, 2 chương đầu nói về Hệ thống giáo dục của VNDCCH (DRV) và VNCH (RVN), ba chương còn lại lần lượt đề cập đến cách hai chính phủ triển khai chính sách liên quan đến giáo dục và xã hội trước Đổi mới.
Một cách tổng quát, quan điểm giáo dục khác nhau của hai chính phủ đã dẫn đến sự khác nhau trong việc triển khai chính sách xã hội và học tập tương ứng. Đối với Bắc Việt, giáo dục theo mô hình của Liên Xô, xác định trẻ em và thanh thiếu niên là tương lai của cách mạng, là hạt giống cốt lõi cho công cuộc thống nhất đất nước. Do đó, DRV tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa thanh thiếu niên và cách mạng thông qua sách vở, báo chí và cấu trúc xã hội; Đối với Nam Việt, giáo dục theo mô hình Pháp với giá trị cốt lõi được xây dựng theo chủ nghĩa Nhân Vị, xác định giáo dục và chính trị là hai yếu tố tách rời nhau. Các trường học hướng đến đào tạo con người có học thức, không đề cập đến sự xung đột, không nhắc đến chính trị ở miền Nam và cũng không nhắc đến tác động của Hoa Kỳ tại miền Nam. Qua các thông tin được tác giả cung cấp, chân dung của người trẻ tại hai miền được tại tái hiện, theo tôi, với hai thái cực khác nhau. Một bên được dạy để cầm vũ khí, một bên được dạy để không biết tới vũ khí. Điều này xuất phát từ quan điểm của người đứng đầu hai chính phủ lúc bấy giờ cũng như môi trường xã hội, chính trị của hai bên: Một bên có tính thống nhất cao, nhất tâm xác định mục tiêu và thực hiện mục tiêu; một bên có tính chia rẽ sâu sắc, bởi tôn giáo, sắc tộc, quan điểm chính trị, không có một mục tiêu cố định. Chính điều này đã khiến cho việc triển khai chính sách giáo dục và xã hội (thông qua điều luật, tin tức, văn bản, văn chương,...) tập trung tối đa vào mục tiêu của nhà cầm quyền hơn là tập trung vào bản chất con người lúc bấy giờ. Kết quả của sự khác biệt này là một nhóm thanh niên hừng hực khí thế, một nhóm thanh niên bị ép buộc và một nhóm thanh niên không mong muốn gì hơn ngoài hòa bình.
Tôi bắt đầu đọc cuốn sách này bởi hai lý do.
Thứ nhất, trong quá trình hoàn thiện bài viết về ý nghĩa của Thanh niên xung phong đối với chiến tranh Đông Dương lần 2, tôi biết đến tác giả và cuốn sách này của bà. Thứ hai, một số sự kiện diễn ra trong thời gian liên quan đến cựu vận động viên thể thao khiến tôi có nhiều câu hỏi:
- Tại sao nhóm ủng hộ màu đỏ có thể dễ dàng quy kết quan điểm chính trị của một người chỉ dựa vào môi trường người đó sống/ tiếp xúc?
- Tại sao tôi thấy nhóm màu đỏ có xu hướng độc hại và tiêu cực, nhóm màu vàng thì vẫn giữ trong lòng hình ảnh về vùng đất xưa kèm với nhiều lời ca tụng?
- Tại sao những người theo chế độ cũ lại sợ người cộng sản?
Từ quan sát và câu hỏi cá nhân như vậy, tôi bắt đầu cuốn sách này của Dror và thấy mình được mở mang với những thứ đã đọc được.Tôi không kết luận bên nào tàn bạo hơn bên nào, hay cơ sở của hệ thống giáo dục nào là tốt hơn. Sau khi hoàn thành cuốn sách này, tôi chỉ có thể nói rằng, tôi đã hiểu hơn về lý do vì sao một nhóm trở nên căng thẳng trước khi thấy những thứ liên quan đến chính quyền cũ, kể cả khi nó chỉ vô tình xuất hiện hoặc từ một câu chuyện của một cá nhân nào đó; một nhóm luôn hoài niệm về thời gian 56-63 của một vùng đất mà ở đó, họ được tiếp cận với một xã hội, theo họ là tự do và công bình hơn (Dù họ có thể còn không rõ bên kia như thế nào; chỉ mới nghe qua lời đồn thổi về sự man rợ; thuộc nhóm được hưởng các đặc quyền thời bấy giờ).
Tựu trung lại, tôi có thêm chất liệu để cảm thông cho cả hai bên. Mặt khác, từ cuốn sách, tôi cũng biết thêm góc nhìn mới về những điều tôi từng cho là rất hiển nhiên và không bao giờ đặt câu hỏi vì sao nó lại có hoặc vì sao chúng tôi cần học nó trong những năm tháng trung học. Một số điều ấy có thể kể đến như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích; Tổ quốc dịch tiếng anh là Fatherland hay Motherland; con Rồng cháu Tiên… Tôi xin trích một trong những đoạn mình tâm đắc tại đây:
“To deal with prehistoric events and deities not sanctified by the communist regime, stories of which were still in circulation, three categories of stories were introduced. Than thoai are myths or stories about spirits with supernatural powers. Truyen thuyet are legends not readily distinguished from than thoai but, as one textbook explained, are “connected to history but still retaining miraculous qualities.” In myths, the protagonist is a spirit while in legends the protagonist embodies human characteristics and is connected to social life and struggle. The third category is truyen co tich, or fairytales: these were more complicated and sophisticated creations of a later time when society already had classes and the world was no longer dominated by spirits.15 These stories were to be portrayed as demonstrating the unity of the Vietnamese people, their heroism, and their hatred towards aggressors”.
Cuối cùng, một khái niệm mà tôi được biết đến trong cuốn Vietnam: A new history của Goscha là Party-State building cũng được hình ảnh hóa chân thực trong cuốn sách này. Tôi đã hiểu hơn một chút về người khổng lồ mình đang đứng trên vai. Chúng ta là kết quả nhưng chúng ta có thể tự tạo ra biến mới của riêng mình.