Charlemagne - Vị hoàng đế và Đế quốc La Mã Thần Thánh Phần một: Sự trỗi dậy của Charlemagne

Bây giờ cũng là cuối tháng 12 rồi sắp tới vài ngày nữa thôi là chuyển qua năm 2022, mình cũng muốn viết về một sự kiện nào đó gắn liền với thời gian này, nên là hôm nay mình chọn chủ đề về Charlemagne và đế quốc Carolingian được thành lập (25/12/800 AD). (Ngoài lề một xíu, mình là một đứa môn văn đều đặn chỉ có 5-6-7 điểm thôi nên các bác đừng mong chờ gì vào câu văn của mình nha). Nội dung bài viết mình đọc tham khảo từ kênh HistoryMarche và một số website khác như Wikipedia.
Nếu mở rộng lãnh thổ là nền tảng của sự vĩ đại, thì Charlemagne là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất mọi thời đại. Charlemagne, còn được gọi là Charles Đại đế, là vị vua và sau đó là hoàng đế, người đã thống nhất Tây Âu thuộc Đế chế La Mã Thần thánh sau này. Năm 768 sau Công nguyên, ông lên ngôi Vua của Francia, sáu năm sau, ông lên ngôi Vua của Ý. Một thời gian sau, Giáo hoàng Leo III tuyên bố ông là Hoàng đế của người La Mã vào năm 800.
Hình chân dung của Charle đại đế (Nguồn: L'est Républicain).
Hình chân dung của Charle đại đế (Nguồn: L'est Républicain).
Ông đã mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của mình và thống nhất cả Tây Âu. Một đế chế La Mã, đã diệt vong ba thế kỷ trước, giờ đây đã hồi sinh, phục hồi và biến đổi nhầm để thực hiện các mục tiêu tham vọng nhất của triều đại mới của Chảlemagne...
Charlemagne sinh vào khoảng năm 747. Cha của ông, Pepin the Short, và mẹ, Bertrada của Laon, đã trị vì vị trí Vua và Nữ hoàng của người Frank cho đến khi Pepin qua đời vào năm 768. Pepin chia di sản của mình cho Charlemagne và anh trai Carloman, họ cùng cai trị nhưng kiểm soát lãnh thổ của riêng họ. Charlemagne thừa kế vùng ngoại ô của vương quốc, bao gồm Tây Aquitaine, Bắc Austrasia và Neustria. Đồng thời, người em trai tiếp quản vùng nội địa, bao gồm nam Austrasia, Septimania, đông Aquitaine, Burgundy, Provence và Swabia. Mỗi bên được kỳ vọng sẽ tiếp tục thương lượng về các nghĩa vụ của mình với di sản của người cha Pepin. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi Carloman qua đời vào năm 771..
Trong khi châu Âu đang chìm dần vào trong bóng tối và đau khổ, Charlemagne đã mở ra một kỷ nguyên phát triển về tôn giáo, giáo dục và văn hóa. Nhiệm vụ đầu tiên của ông lúc bấy giờ là mở rộng đội quân của cha mình để lại. Ông đã dành 30 năm từ năm 772 để chinh phục các vùng đất mới, truyền bá đạo Cơ đốc và thiết lập sự thống nhất dưới sự bảo vệ của mình. Trong suốt các chiến dịch của mình, Charlemagne đã chiến đấu với tư cách là chỉ huy của Scara, hay còn biết đến là quân tinh nhuệ của vương quốc Franks. Sự giải quyết người Lombards là cuộc thập tự chinh đầu tiên và quan trọng nhất của Charlemagne. Với tư cách là người cai trị duy nhất, ông tiếp tục chính sách của cha mình hướng tới với vị trí giáo hoàng và trở thành người bảo vệ nó, loại bỏ người Lombard khỏi quyền lực ở miền bắc nước Ý. Vào năm 771, tân Giáo hoàng Adrian I đã tìm cách phục hồi lãnh thổ, chỉ để Vua Desiderius của người Lombard đáp lại bằng cách đánh chiếm các thành trì, thị trấn của giáo hoàng, nhấm tới Pentapolis, và cuối cùng là Rome. Adrian cầu xin Charlemagne hỗ trợ ông ta và tôn vinh việc làm của người cha của Charlemagne. Ông đã triệu tập một hội nghị thượng đỉnh tại Thionville, nơi mà Charlemagne ủng hộ yêu cầu của Giáo hoàng rằng Desiderius phải bị khuất phục. Cuộc đối đầu sau đó chứng kiến Charlemagne và Bernard tiến qua dãy Alps. Cùng nhau, họ đã buộc những người Lombard lùi về Pavia trước khi gặp họ ở trên chiến trường và Charlemagne tuyên bố chiến thắng toàn bộ cục diện ở phía Bắc nước Ý vào năm 774. Trong lần viếng thăm Giáo hoàng sau đó, Charlemagne đã tái khẳng định lòng trung thành của cha mình đối với Giáo hoàng bằng cách nhận danh hiệu người yêu nước. Ông ta hân hoan trở về Pavia, gia hạn ân xá cho những ai đã chống lại mình và tuyên bố chiến thắng.
Vua Charlemagne gặp Giáo hoàng Adrian I trong năm 772 (Nguồn Wikipedia).
Vua Charlemagne gặp Giáo hoàng Adrian I trong năm 772 (Nguồn Wikipedia).
Sau chiến dịch này đã xác định tham vọng mở rộng lãnh thổ của ông trong tương lai và thiết lập mối quan hệ trong tương lai giữa ông với Nhà thờ Rome.
Sự bành trướng và tận tâm tôn giáo của Charlemagne không kết thúc bằng chiến thắng của ông trước người Lombard. Năm 773, ông tuyên bố sẽ quyết tâm chinh phục các vương quốc Saxon và truyền bá đức tin Cơ đốc chính hiệu đến người Saxon và xa hơn thế nữa. Ông ta đã chiến đấu mười tám trận chiến suốt hơn ba mươi năm để đạt được mục tiêu này. Sức mạnh của ông ấy nằm ở khả năng của một chỉ huy quân sự và nhà hoạch định cẩn thận, cũng như sự đầu tư của ông ấy vào việc chuẩn bị và huấn luyện quân lính. Các chiến dịch Saxon của ông kéo dài khắp các khu vực thuộc nước Đức bây giờ, với chiến thắng đầu tiên của ông là vào năm 773 trước người Engrian. Tuy nhiên, các mục tiêu của ông ở phía bắc đã bị đình trệ trong hai năm để nhầm củng cố vị trí của mình ở Ý. Ông tái thống nhất quân đội vào năm 775 và bao vây Westphalia tại Sigiburg. Charlemagne hành quân qua Engria đến ranh giới phía đông của Eastphalia, giành thêm một chiến thắng trước người Saxon và buộc Hessi - một thủ lĩnh của họ phải chuyển đổi sang Cơ đốc giáo. Để duy trì sự thống trị của mình trong khu vực, ông đã thiết lập các thành trì để sử dụng dài hạn tại Sigiburg và Freiburg. Tuy nhiên, tham vọng của Charlemagne ở Ý khiến việc củng cố quyền kiểm soát của ông đối với vùng Saxony trở nên khó khăn. Trong khi ông đang bận tâm đến việc tiêu diệt các công tước của Friuli và Spoleto, người Saxon đã nổi dậy trong cuộc nổi loạn do Widukind lãnh đạo. Charlemagne quay trở lại không chỉ để dập tắt cuộc nổi dậy vào năm 776 và thành lập một trại mới tại Karlstadt, mà còn để buộc Widukind chạy đến Đan Mạch và sát nhập Sachsen vào Vương quốc Frank. Ông thành lập quốc hội mới tại Paderborn và từ đó bắt đầu quá trình chuyển đổi người Saxon sang Cơ đốc giáo.
Charlemagne nhận được sự phục tùng của Widukind tại Paderborn vào năm 785 (Nguồn Wikipedia).
Charlemagne nhận được sự phục tùng của Widukind tại Paderborn vào năm 785 (Nguồn Wikipedia).
Tuy nhiên, tham vọng của Charlemagne không kết thúc ở đó. Ông tiến đến miền Nam nước Đức, tiêu diệt người Avars và xâm chiếm miền bắc Tây Ban Nha, buộc người Moor phải phục tùng. Ông cai trị những gì ngày nay là các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan và một phần của Áo, Hungary và Tây Ban Nha vào năm 800. Ông đã xây dựng một châu Âu thống nhất mới dựa trên tinh thần của Cơ đốc giáo.
Sự bổ sung của Charlemagne vào Vương quốc Frank (Nguồn Wikipedia).
Sự bổ sung của Charlemagne vào Vương quốc Frank (Nguồn Wikipedia).
Sự kiện quan trọng tiếp theo trong cuộc đời Charlemagne là việc ông đăng quang trở thành Hoàng đế của người La Mã. Giáo hoàng Adrian qua đời năm 795 và được thay thế bởi Giáo hoàng Leo III. Leo, người không nổi tiếng ở Rome khiến ông ta phải tìm đến Charlemagne để có được sự bảo vệ, quyết tâm duy trì một quyền lực nhất định của Giáo hoàng bên trong đế chế Carolingian đang phát triển, đó là một quyết định chính trị khôn ngoan. Bằng việc phong Charlemagne làm Hoàng đế, Leo III đã thiết lập một tiền lệ cho việc phong vương cho tất cả các nhà cai trị cho sau này và vẫn giữ được quyền kiểm soát của Giáo hoàng lên các nước. Đồng thời, Charlemagne mở rộng ảnh hưởng của mình ra khắp Đế quốc La Mã Thần thánh mới thành lập của ông. Charlemagne đến Rome vào ngày lễ Giáng sinh năm 800. Theo truyền thuyết, ông đã quỳ gối để làm lễ tại tế đài của đại giáo đường thánh Peter, và được Leo phong cho ông là Imperator Romanorum (Vị hoàng đế của người La Mã).
Lễ đăng quang của Hoàng gia Charlemagne (Nguồn Wikipedia)
Lễ đăng quang của Hoàng gia Charlemagne (Nguồn Wikipedia)
Khi làm như vậy, Giáo hoàng Leo III đã tuyên bố triều đại của Nữ hoàng Irene của Constantinople là không chắc chắn và Đế chế Byzantine thực chất là một sự vô nghĩa. Tuy nhiên, Charlemagne "khiêm tốn" thừa nhận đã bị sốc và không chuẩn bị cho danh dự được trao cho mình. Tuy nhiên, anh nhanh chóng thích nghi với cái vai trò mới này. Mục tiêu của ông là tái hiện bức tranh lãnh thổ Đế chế kéo dài liên tục từ lãnh thổ của Augustus đến của Constantine VI. Mong muốn của ông lúc bấy giờ là thống nhất châu Âu, nhưng lại bị cản trở bởi Đế chế Byzantine lừng lẫy không kém và Nữ hoàng Irene của đế chế ấy. Bất chấp việc không được Giáo hoàng và Charlemagne công nhận, bà vẫn tiếp dẫn dắt và lãnh đạo với danh hiệu Emperor tự phát., và Byzantium không bao giờ thừa nhận chủ quyền của mình đối với Đế chế La Mã Thần thánh.
Hình chân dung của nữ hoàng Irene (Nguồn: Factinate.com)
Hình chân dung của nữ hoàng Irene (Nguồn: Factinate.com)
Lễ đăng quang của Charlemagne đã tạo ra hai Đế chế thay vì một sự kế vị liên tục từ Augustus đến Constantine VI, không thể đạt được một đế chế thống nhất cho đến khi cả hai nhà quyền lực này chấm dứt mâu thuẫn. Nhiều người ủng hộ Charlemagne đã chống lại tính hợp pháp của một đế chế Byzantine do phụ nữ lãnh đạo. Byzantium cũng bị đe dọa bởi những tuyên bố của người Frank phải thuộc về Đế chế La Mã; Đông và Tây một lần nữa bị chia cắt trong mâu thuẫn. Khi Giáo hoàng chỉ định Charlemagne làm Hoàng đế La Mã Thần thánh, cơ sở quyền lực ở châu Âu đã thay đổi đáng kể. Giáo hoàng và chỉ huy của người Frank đã cùng nhau điều phối và cai trị các vùng xa về phía nam như Rome, nhầm thách thức chủ quyền của Byzantium. Người Hy Lạp cai trị Đế chế Byzantine, và thủ đô của họ là Constantinople. Theo truyền thống, họ giữ danh hiệu Hoàng đế La Mã và là người có quyền duy nhất cai trị Giáo hoàng. Tuyên bố cho Charlemagne, Giáo hoàng đã gạt đi quyền lực của Byzantium và quyền kiểm soát của Constantinople. Nhà sử học John Julius Norwich viết về động lực của họ:
"Tuy nhiên, ông ấy [Giáo hoàng] có thể bị xét xử bởi ai? Trong những trường hợp bình thường, câu trả lời có thể hình dung duy nhất cho câu hỏi đó sẽ là Hoàng đế tại Constantinople; nhưng ngai vàng vào lúc này đã bị Irene chiếm giữ. Nữ hoàng khét tiếng vì đã làm mù mắt và sát hại con trai ruột của mình trong tâm trí của cả Leo và Charles, nhưng sự thật này gần như phi vật chất: chỉ cần cô ấy là phụ nữ là đủ. Giới tính nữ được cho là không có khả năng quản lý, và theo truyền thống Salic cũ , đã bị phản đối từ việc làm như vậy. Theo như Tây Âu có liên quan, thì ngai vàng của các Hoàng đế bị bỏ trống: vị trí của Irene đối với nó chỉ là một bằng chứng bổ sung nếu cần, về sự suy thoái mà cái gọi là Đế chế La Mã đã sụp đổ ."
Có thể là Giáo hoàng không bao giờ thực sự mong đợi đạt được sự hòa hợp với Constantinople. Kể từ đầu thế kỷ này, quan hệ giữa Giáo hoàng và Byzantium đã trở nên căng thẳng. Đến năm 750, ảnh hưởng của người Byzantine ở Rome và miền Nam nước Ý bị hạn chế. Giáo hoàng phản đối việc phá hủy các biểu tượng Thiên chúa giáo, đó điều quan trọng đối với các quy tắc của Constantinople, và sau đó, về mặt chính trị, sự lãnh đạo đáng ngờ của Irene đã khiến Giáo hoàng tuyên bố rằng không có hoàng đế nào còn sống khi ông bổ nhiệm Charlemagne. Khi Giáo hoàng Leo phong Hoàng đế cho Charlemagne, về cơ bản ông đã trao quyền chủ quyền của nhà thờ cho Đế quốc và quay lưng lại với người Byzantine. John Julius Norwich viết tiếp:
Giáo hoàng kiêu ngạo với chính mình: "quyền chỉ định Hoàng đế của người La Mã, thiết lập vương miện hoàng gia như món quà của ông ấy, nhưng đồng thời tự cho mình ưu thế ngầm so với vị hoàng đế mà ông ấy đã tạo ra..." Và: "... bởi vì người Byzantine đã tỏ ra không hài lòng từ mọi quan điểm - chính trị, quân sự và học thuyết - nên ông ấy chọn một người phương Tây: một người mà bằng sự khôn ngoan, chính kiến của mình và sự rộng lớn của các nền thống trị đã đứng trên cả những người cùng thời với ông ấy. "
Đối mặt với chiến tranh và biết rằng người Byzantine sẽ không có khả năng chấp nhận một vị vua người Frank làm Hoàng đế, Charlemagne tuyên bố mình là "kẻ đổi mới" của Đế chế La Mã. Trong suốt thời Trung cổ, hai đế quốc vẫn đối đầu lẫn nhau, với tinh thần thống nhất mới đó là dựa trên tôn giáo Cơ đốc thay thế cho sự thống nhất của quyền công dân La Mã. Từ đó, danh hiệu Hoàng đế sẽ được truyền lại qua các thế hệ Vua người Frank được các Giáo hoàng bổ nhiệm.
Ảnh hưởng của gia tộc Carolingians giảm dần theo thời gian do kết quả của các trận nội chiến giữa các thành viên của họ. Còn các Giáo hoàng luôn muốn tìm kiếm các nhà lãnh đạo người Ý khác - những người sẵn ủng hộ quyền lực của Giáo hoàng và đóng vai trò là người giám hộ của họ. Đến năm 924, danh hiệu Hoàng đế La Mã Thần thánh đã bị mất, nhưng nó đã được phục sinh vào năm 962 bởi Otto I, người tự phong mình là người thừa kế của Charlemagne, và danh hiệu này sẽ tồn tại hơn gần một nghìn năm tiếp theo...
Nếu các bạn thích bài viết này thì hãy vote up cho mình nha. Mình sẽ tranh thủ cố làm hết 2 phần còn lại của bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!