<i>(Hình minh họa)</i>
(Hình minh họa)
Đôi nét về tác giả, Ruth DeFries là giáo sư về phát triển bền vững tại khoa Sinh thái, Tiến hóa và Sinh học môi trường tại Đại Học Columbia và là nhà địa lý môi trường ở Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ. Bà là tác giả của cuốn sách The Big Ratchet và What Would Nature Do? A Guide for Our Uncertain Times.
Thiên nhiên là tổ hợp phức tạp. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi Trái Đất mới hình thành, các quy luật vật lý xuất hiện. Hơi nước phun ra từ các ngọn núi lửa khổng lồ và thấm qua bề mặt nứt gãy, biến hành tinh của chúng ta thành một khối bao phủ bởi đại dương, xoay tròn trong bóng tối. Những định luật vật lý chi phối sự thay đổi từ hơi nước thành nước trong đại dương ngày nay cũng đúng như cách đây 4,5 Tỷ năm. Khí sẽ chuyển đổi thành dạng lỏng dù ở hành tinh nào hay ở bất kì thời điểm nào, miễn là trong nhiệt độ và áp suất không khí bắt buộc. Từ đó, đến hiện nay, các định luật vật lý ấy dễ để ta hiểu và cũng có thể suy ra được.
Nhưng lịch sử của sự sống nối tiếp sau sự thay đổi giai đoạn định mệnh đó không diễn ra theo quỹ đạo đơn giản như vậy. Sự tiến hóa của nó thông qua hàng tỷ năm bất chấp các quy tắc đơn giản và có kết quả mà chúng ta có thể đoán trước được. Tự nhiên trở thành một hệ thống phức tạp, một mạng lưới rối rắm của những liên kết vô hình. Khi sự phức tạp của tự nhiên tăng lên, nó mang lại cơ hội cho sự bành trướng, nhưng đồng thời với khả năng xảy ra sự hủy diệt. May thay, với mỗi vấn đề nảy sinh, một chiến lược được phát triển để khắc phục nó.
Thế giới ngày càng đô thị hóa của chúng ta ngày nay đang ngang tầm với rừng nhiệt đới hoặc rạn san hô về các tính liên kết và tính phức tạp của nó. Thực phẩm được sản xuất ở xa đưa đến tay người dùng thông qua các chuỗi cung ứng phức tạp. Nước được bơm đi và phân phối, trong khi các chất thải được loại bỏ. Thông tin lưu chuyển trên khắp thế giới với tốc độ của Internet. Cơn bão có thể làm gia tăng giá cả và là nguyên nhân gây ra bạo loạn từ xa. Còn virus có thể lây lan khắp thế giới trong vài ngày.
Trên thực tế, sự sống trên Trái Đất và nền văn minh hiện đại có chung một số vấn đề cơ bản . Họ cần phải kiên trì vượt qua những thiên tai và phục hồi sau những cú ngã không thể tránh khỏi. Cả hai đều dựa vào những mạng lưới năng động để vận chuyển vật chất và năng lượng. Sự tàn phá của một sự kiện bất ngờ xảy ra trong toàn bộ hệ thống là một mối nguy hiểm thường trực. Cả hai đều phụ thuộc vào các tác động chung từ các cá thể cần điều phối hoạt động của chính nó.
Thiên nhiên thể hiện khả năng đáng chú ý khi tận dụng những lợi ích của tất cả sự phức tạp nói trên trong khi tránh những nguy cơ của sự phức tạp đó. Vấn đề đối với chúng ta là nhân loại thiếu những kinh nghiệm của tự nhiên trong việc vượt qua các thảm họa. Chúng ta không có cuốn sách hướng dẫn nào chỉ cách làm sao để vượt qua tất cả vấn đề được tạo ra bởi cái thế giới siêu liên kết của chúng ta. Tuy nhiên, bản thân khả năng thích nghi của sự tiến hóa và những chiến lược lạ lùng của thiên nhiên đã phát triển đã vạch ra những đường lối đầy bất ngờ cho sự tồn vong mà giờ đây chúng ta cần phải lưu tâm đến.
<i>Liên đại Hỏa thành vào khoảng 3,8 tỷ năm trước đã mang các loại hóa chất đến Trái Đất (hình minh họa)</i>
Liên đại Hỏa thành vào khoảng 3,8 tỷ năm trước đã mang các loại hóa chất đến Trái Đất (hình minh họa)
Tại một thời điểm nào đó vào khoảng một tỷ năm đầu trong lịch sử 4,5 tỷ năm của hành tinh, một tế bào đã xuất hiện trong một cái "vạc" hóa chất nằm ủ bên dưới nước. Tại thời điểm đó, hóa học và vật lý cơ bản của Trái Đất đã nhường chỗ cho sự phức tạp siêu nhiều và siêu dữ. Sự sống nguyên thủy đã phát triển mạnh ở nơi biển sâu, nơi có các núi lửa tỏa nhiệt và phun trào hỗn hợp các hóa chất vào nước biển. Khi sự sống tiếp diễn, quá trình vận hành của hành tinh và sự sống được quá trình đó hỗ trợ đã trở thành một hệ thống độc nhất, hòa trộn vào nhau mà thành. Các đại dương dung hợp, bầu khí quyển và sự sống của Trái Đất đã phát triển thành thứ được gọi là một hệ thống thích nghi phức tạp đã nêu trên, theo danh pháp các nhà khoa học nghiên cứu các hiện vật thì gọi như vậy. Khi các phần của hệ thống được kết nối lại thì nó có thể phản ứng với môi trường xung quanh, tạo thành các vòng lặp nhân quả giữa nguyên nhân và kết quả cho phép hệ thống có thể liên tục điều chỉnh.
Trong khoảng một tỷ năm, các vi khuẩn đơn giản đã thống trị sự sống - sản ra đường bằng cách chiết tách hydro từ hydro sulfua và kết hợp nó với carbon và năng lượng từ Mặt Trời hoặc từ các miệng núi lửa dưới đáy biển. Sau đó, dây roi xuất hiện trong chiến lược sinh tồn của vi khuẩn đã tạo ra những hệ quả chồng chéo thay đổi tất cả quá trình của sự sống sau đó. Vi khuẩn không chỉ chiết tách hydro từ hydro sunfua trong đầm lầy hay dưới đáy biển, mà một số loài hiện đã mở rộng khả năng của mình để sử dụng hydro từ nước. Chúng có thể sống ở bất cứ đâu, miễn là nơi có nước và năng lượng từ Mặt Trời. Sự quang hợp của tảo lam bắt đầu làm biến đổi bầu khí quyển.
<i>Thảm họa Oxy xảy khoảng 2,5 tỷ năm trước với nồng độ oxy tăng làm hầu hết vi sinh kị khí bị xóa sổ (hình minh họa)</i>
Thảm họa Oxy xảy khoảng 2,5 tỷ năm trước với nồng độ oxy tăng làm hầu hết vi sinh kị khí bị xóa sổ (hình minh họa)
Với oxy là sản phẩm của quá trình chiết xuất từ nước của vi khuẩn lam, nồng độ oxy được tích tụ trong khí quyển khoảng 2,5 tỷ năm trước. Các vi khuẩn quen với điều kiện nồng độ oxy thấp rút lui vào vùng nước tù đọng, hiếm khí, nhưng cuộc sống nói chung đã vượt qua các vấn đề và trở nên thịnh vượng. Thực vật quang hợp đã phát triển mạnh khi oxy trong khí quyển bảo vệ chúng khỏi bức xạ có hại của mặt trời. Sau hàng tỷ năm, bọt biển, san hô và sứa phát triển mạnh trong các đại dương, tiếp theo đó là côn trùng, bò sát, khủng long, động vật có vú và các động vật trên cạn khác.

Sự đa dạng là bảo hiểm của loài người trước những bất ổn của khí hậu

Sự gia tăng của các dạng sống đã tạo nên cả những trở ngại lẫn những cơ hội. Nhiều loại sinh vật không thể tồn tại qua những đợt oanh tạc từ không gian và những biến đổi khí hậu do những vụ phun trào núi lửa.
<i>Sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias (hình minh họa)</i>
Sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias (hình minh họa)
Khoảng 250 triệu năm trước, tro bụi và khí gas từ những ngọn núi lửa khổng lồ đã chặn ánh sáng mặt trời và xóa sổ hầu hết các dạng sống, bao gồm cả bọ ba thùy, san hô và các sinh vật biển khác. Một thảm họa tiềm tàng khác bỗng xảy ra khoảng 66 triệu nhiều năm trước, khi một sao chổi va chạm vào Trái Đất. Vụ va chạm siêu lớn ấy đã tung bụi vào không khí, chặn mất năng lượng Mặt Trời một lần nữa. Rất nhiều sinh vật đã không thể sống sót, bao gồm gần như tất cả các loài khủng long. Nhưng phạm vi sự sống trong hệ thống thích nghi phức tạp của Trái Đất đã kéo theo một số loài có thể thích nghi và sự sống vẫn tồn tại. Nếu không có sự đa dạng của các dạng sống, sự đa dạng của các loài trong các dạng sống và cả sự đa dạng của các cá thể trong các loài, thì sự sống trên Trái đất có thể đã không phục hồi vào 250 triệu năm trước, 66 triệu năm trước hoặc vào bất kỳ thời điểm nào khác trong suốt lịch sử địa chất, khi diễn sự tấn công dữ dội hiện hữu đe dọa đến sự sống của chính Trái Đất.
Lợi ích cứu sinh của sự đa dạng không chỉ áp dụng cho các dạng sống cổ đại. Trong thời đại ngày nay, sự đa dạng là bảo hiểm của nhân loại trước những bất ổn của biến đổi khí hậu. Trong khi nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào sự đồng nhất của một số ít loài cây trồng, nhưng những kinh nghiệm của tự nhiên cho thấy sự khôn ngoan trong việc bảo quản cho sự tồn tại của nhiều giống loài. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho thực vật và động vật mà con người tiêu thụ, mà còn đối với ngôn ngữ, thế giới quan, văn hóa và các dạng kiến ​​thức mà thế giới hiện đại cho là lỗi thời. Trong tài chính, lợi ích của "hạn mục đầu tư đa dạng" đã được biết đến nhiều, trong khi "đa dạng thiết kế" trong kỹ thuật tạo ra các cơ chế an toàn dự phòng bằng cách tạo ra các bộ phận gần giống nhau cho cùng một chức năng. Các khoản đầu tư vào ngân hàng hạt giống và nhận thức về giá trị của lối suy nghĩ phi phương Tây cho thấy chúng ta đang dần tiếp thu các nguyên tắc cho phép sự phát triển khắc phục được những tai họa hiển nhiên.
Sau khủng long, khả năng thích nghi của tự nhiên đã mang đến một thông điệp khác cho nền văn minh loài người. Rằng động vật có vú là những sinh vật chiến thắng trong thảm kịch do sao chổi gây ra. Các dạng động vật có vú ban đầu có bộ não tương đương giống như sinh vật có thể bơi, leo trèo và đào hang trong thời kỳ khủng long. Thời đại của động vật bắt nguồn từ khoảng sau 800 triệu năm trước, khi lượng oxy dồi dào trong khí quyển đã dẫn đầu một con đường sinh tồn mới - lấy năng lượng từ việc tiêu thụ thực vật thay vì hấp thụ từ Mặt Trời. Động vật có thể sử dụng oxy hít vào từ không khí để giải phóng năng lượng có thể sử dụng từ việc tiêu hóa thức ăn. "Chiến lược ăn thực vật mới" mang lại khả năng di chuyển cho động vật, không giống như các loài thực vật có rễ gần giống nhau đều cần chất dinh dưỡng từ đất. Đó là những gì cho phép sau này động vật có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng dồi dào để duy trì não bộ.
Bọt biển ngoại nhiệt, sứa, giun và giun đũa, cá và bò sát thống trị đế quốc động vật trong hàng triệu năm. Chiến lược của chúng chỉ là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sao cho phù hợp với môi trường xung quanh, điều này cho phép sử dụng hiệu quả năng lượng hơn. Chúng phơi mình dưới ánh nắng mặt trời hoặc nằm trên tảng đá nóng để lấy hơi ấm. Vào ban đêm, khi nguồn hơi ấm bị tiêu biến, chúng chỉ đơn giản là di chuyển chậm lại để tiết kiệm năng lượng. Không có gì ngạc nhiên khi rắn và các động vật ngoại nhiệt khác chỉ cần ăn một lần trong vài tháng hoặc một lần trong cả năm.
Có lẽ khoảng 250 triệu năm trước, một khoảng thời gian tương đối ngắn trong sự tồn tại của hành tinh chúng ta, một chiến lược khác đã phát triển. Các loài động vật nội nhiệt, cụ thể là chim và động vật có vú, đã tiến hóa để giữ cho cơ thể chúng ở nhiệt độ ổn định - một quá trình được gọi là cân bằng nội môi. Chúng mất nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ, nhưng chúng lại có được ở hiệu suất hoạt động tối ưu nhờ cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể giúp nhiệt độ lõi ổn định. Nhờ đó, động vật hằng nhiệt có thể tìm kiếm thức ăn, tự vệ và hoạt động tích cực vào ban đêm, trong khi động vật biến nhiệt sẽ gặp khó khăn nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Một sự đánh đổi năng lượng của động vật hằng nhiệt là cần thiết để tạo ra nhiệt để cơ chế chống lại sự biến động nhiệt độ, cho dù là từ ngày sang đêm, mùa này sang mùa khác hay từ nơi này sang nơi khác. Động vật hằng nhiệt cần ăn nhiều hơn - và thường xuyên hơn - so với các động vật ngoại nhiệt cùng phân lớp để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Chúng cần các cách để giữ nhiệt độ cơ thể ở mức đủ ổn định cho các tế bào hoạt động và ngăn lượng đường trong máu quá cao trong mỗi bữa ăn hoặc quá thấp giữa các bữa ăn.

Những cơ chế tích hợp để duy trì cân bằng nội môi là rất quan trọng đối với hành tinh của chúng ta và những sinh vật cư ngụ trên hành tinh.

Bất chấp những vấn đề đó, quá trình tiến hóa không làm mất đi cuộc thử nghiệm về máu nóng. Những ưu điểm vượt trội hơn những nhược điểm đòi hỏi năng lượng và cân bằng môi trường. Thay vào đó, các chu kỳ phản hồi tiêu cực tự điều chỉnh giúp các tế bào an toàn khỏi dao động nhiệt độ và lượng đường trong máu không tăng đột biến. Ở người, nếu nhiệt độ quá nóng, các cảm biến trên da sẽ gửi một tín hiệu đến não, từ đó gửi tín hiệu đến các tuyến mồ hôi để tiết ra mồ hôi. Mồ hôi từ da bốc hơi làm nhiệt độ cơ thể của chúng ta giảm xuống cho đến khi các cảm biến gửi tín hiệu dừng các tuyến mồ hôi. Nếu nhiệt độ quá lạnh, não sẽ gửi tín hiệu đến các cơ để run, và sự rung rẩy sẽ tạo ra nhiệt. Bộ não cung cấp một bộ điều chỉnh nhiệt tự động, bật và tắt các tuyến mồ hôi và cơ run một cách vô thức để giúp chúng ta không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Tương tự như vậy, hệ thống tinh vi của cơ thể chúng ta giữ lượng đường trong máu ở mức giới hạn. Sau bữa ăn, khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy tiết insulin để vận chuyển đường đến các tế bào và giúp gan chuyển hóa chúng để dự trữ. Khi lượng đường trong máu thấp, một enzym khác sẽ đảm nhận giải phóng lượng đường huyết dự trữ trở lại dòng máu. Chu kì dao động trong hệ thống tự điều hoà.
Các chiến lược của tự nhiên để vượt qua vấn đề về tính máu nóng là minh họa cho chiến lược trọng yếu của bất kỳ hệ thống thích ứng phức tạp nào - cho dù đó là các cơ quan quản lý dòng chảy của chất dinh dưỡng, máu và enzym trong động vật hay sự trao đổi toàn cầu của năng lượng và chất dinh dưỡng giữa sinh quyển, khí quyển và thạch quyển của Trái Đất. Các cơ chế tích hợp để tự điều chỉnh, duy trì cân bằng môi trường và giữ các điều kiện thích hợp cho sự sống là rất quan trọng đối với hành tinh của chúng ta và sinh vật sống của nó.
Ở quy mô hành tinh, phương pháp cân bằng môi trường tương tự đã giúp giữ mức khí nhà kính trong khí quyển ở giới hạn an toàn trong hàng triệu năm. Thực vật hút carbon ra khỏi không khí. Khi thực vật chết và thối rữa, carbon lại quay trở lại bầu khí quyển. Trong khoảng thời gian dài hơn nữa, các khoảng thời gian địa chất, núi lửa phun carbon dioxide trở lại bầu khí quyển. Khi carbon quay trở lại Trái Đất hòa tan trong những giọt mưa, các sinh vật biển nhỏ bé sử dụng chất đó để xây dựng vỏ canxi cacbonat, thứ chất này cuối cùng chìm xuống biển sâu của Trái Đất, sau khi động vật chết và chìm xuống đáy biển. Thông qua quá trình này, carbon dioxide cuối cùng cũng quay trở lại bầu khí quyển, từ nơi nó xuất hiện hàng triệu năm trước. Các chu kỳ duy trì cân bằng môi trường như vậy là bí quyết của sự ổn định khí hậu trên hành tinh của chúng ta. Nếu không có chúng, Trái Đất sẽ không có sự sống như sao Hỏa và sao Kim.
Cân bằng môi trường duy trì giới hạn an toàn là điều cơ bản để một hệ thống phức tạp không biết trước được tồn tại. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho xã hội loài người. Một hình thức như lệnh cấm cửa để ngăn chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán trước khi sự sụp đổ ảnh hưởng đến nền kinh tế, được các nhà quản lý tài chính đưa ra sau vụ khủng hoảng Thứ Hai Đen vào ngày 19 tháng 10 năm 1987. Các lệnh cấm cửa cũng đã được đưa vào thử nghiệm gần đây trong thời gian thị trường suy thoái khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, rất ít người có thể nhận ra sự tương đồng với vòng quay carbon trên toàn cầu hoặc với những cơn rùng mình và mồ hôi giúp chúng ta luôn ở trong vòng an toàn.
Sự thích nghi cho phép động vật lấy năng lượng gián tiếp từ thực vật - thay vì trực tiếp từ ánh sáng mặt trời - điều này đã mang lại cả những tiềm năng và vấn đề cho cả hai bên. Thực vật bây giờ có nhiều lựa chọn hơn ngoài gió và nước để phân tán hạt giống của chúng. Các loài thực vật có hoa có thể phối hợp ong, chim và bướm để sinh sản nhờ sự hấp dẫn của mật hoa. Cánh và chân của côn trùng và chim di chuyển có thể phân phối phấn hoa đực từ bên trong hoa đến noãn cái. Mối quan hệ môi giới đã thụ phấn cho các giống của cây trồng, một nhiệm vụ mà một cây đứng yên không thể tự mình đạt được. Kết quả là, thực vật phát triển màu sắc và hình dạng sống động để thu hút các loài thụ phấn.
Một chiến lược tương tự đã xuất hiện ở các cây bụi và cây ăn quả, để dụ các loài chim, động vật gặm nhấm, dơi, thằn lằn và các loài động vật thích ăn quả khác. Động vật ăn hạt cùng với thịt ngon ngọt của trái cây và làm rơi vãi hạt nơi chúng thải ra. Cây bụi và động vật phụ thuộc vào nhau trong một mối quan hệ hỗ trợ.
Những chiến lược kết hợp mới này đã mang lại một mức độ phức tạp khác cho cuộc sống. Những mạng lưới của sự phụ thuộc còn có tổng số lớn hơn cả các phần tử của nó. Các sinh vật thụ phấn và sinh vật phân tán hạt đã đạt được lợi thế của mật hoa và trái cây ngon. Thực vật có hoa và cây bụi có quả có được các đối tác cộng sinh để hỗ trợ quá trình sinh sản. Tất cả đều được hưởng lợi. Mặt khác, chúng hoặc thế hệ con cháu của chúng đều có thể bị diệt vong nếu các đối tác trong mạng lưới không chống chọi nổi với dịch bệnh hoặc động vật ăn thịt.
Các mạng lưới - dù là vận chuyển phấn hoa đến noãn, phân phối hạt qua đường ruột hoặc vận chuyển máu lên não - đều mở ra những lựa chọn mới cho sự sống. Nhưng chúng cũng mang lại rủi ro. Khi một phần của mạng lưới bị hỏng, sự cố có thể xảy ra và gây ra thảm họa. Nếu mối liên kết giữa thực vật có hoa và sinh vật thụ phấn của nó bị phá vỡ, thì cả hai bên đều thiệt hại. Hoa không có phấn để sinh sản và sinh vật thụ phấn không có được mật hoa. Và những tác động lâu dài này ảnh hưởng tương tự nguồn thức ăn cho những động vật khác sống phụ thuộc vào hoa quả của thực vật và một thú săn mồi ăn thịt những động vật đó.
Giống như các cơ chế tự điều chỉnh để vượt qua những thách thức về tính máu nóng, lợi thế của mạng lưới lớn hơn so rủi ro của chúng, theo như kinh nghiệm tự nhiên. Không có chủ đích hay kế hoạch gì, tự nhiên đã phát triển các cách để bù đắp và giảm thiểu khả năng sụp đổ của hệ thống. Một loài thực vật hiếm khi dựa vào một loài sinh vật thụ phấn duy nhất để chuyển hạt phấn của nó. Một loài sinh vật thụ phấn cũng không dựa vào một loài thực vật duy nhất để cung cấp mật hoa. Ví dụ, một loài phong lan dựa vào 21 loài ngài và 24 loài bướm khác nhau để mang phấn hoa của nó, chứ không phải chỉ có một loài duy nhất.

Thuyết âm dương trong các mạng lưới cung cấp bài học thiết yếu nhất của thiên nhiên cho thế giới do con người xây dựng

Cấu trúc của các loài sinh vật thụ phấn, phát tán hạt và hệ thống lưới thức ăn cung cấp một lớp bảo hiểm độc đáo trước lỗi trong phân tầng. Một số sinh vật đặc trưng, loài chỉ phụ thuộc vào số ít loài hỗ trợ - như là ong mật hướng dương, loài chỉ dự vào duy nhất một nguồn thức ăn là hoa hướng dương - có những phương pháp khác biệt so với loài phổ biển - như là ong mật, loài không kén chọn bất cứ loại hoa nào để cộng sinh. Loài đặc trưng thường sẽ dựa vào một số nhỏ các loài phổ biến và ngược lại. Hệ thống này chỉ ra rằng loài đặc trưng được bảo vệ bởi sự cộng sinh với những loài phổ biến - loài có nhiều sự lựa chọn, trong những năm thời tiết xấu và khi có các vấn đề phát sinh. Còn về loài phổ biến, khi một loài đặc trưng mất đi, loài khác có thể thay thế nó. Sự sắp xếp tương hỗ này giúp tránh việc tìm nguồn cung ứng riêng lẻ nguy hiểm trong các cặp đặc trưng-đặc trưng hoặc đa nguồn nhưng không hiệu quả trong số các cặp phổ biến-phổ biến.
Thiên nhiên dựa vào mạng lưới không chỉ để thụ phấn, hạt giống hay thức ăn. Trong một chiếc lá là một hệ thống vi mạch mang nước từ đất lên lá. Và các gân lá vận chuyển đường sản xuất từ các tế bào quang hợp đi qua thân cây, rễ cây và các bộ phân khác của cây. Hệ thống vi mạnh lá tiến hóa để tránh nguy cơ hỏng một điểm nếu vết rách hoặc vết cắn của côn trùng làm đứt gân lá. Những mạng lưới dự phòng kết nối chằng chịt và thông nhau xuyên suốt chiếc lá, cùng với đó là vô số con đường vận chuyển nước và đường đề phòng bất kỳ sự cố nào. Phương thức này rất tiêu tốn về mặt năng lượng vì phải xây dựng hệ thống vi mạch đồ sộ. Nhưng từ kinh nghiệm của tiến hóa đã cho thấy sự đầu tư này là hoàn toàn xứng đáng để bù cho những nhược điểm của hệ thống và đồng thời hưởng lợi từ những ưu điểm của chúng.
Mạng lưới mang tới những ưu thế và nhược điểm cụ thể cho những cá thể sống theo từng đàn. Sống theo bầy đàn là một ví dụ cho thấy việc số đông thì tốt hơn số lẻ trong một hệ thống phức tạp. Một nhóm cộng đồng có thể canh chừng những thú săn mồi và chia sẻ trách nghiệm về tìm kiếm thức ăn, vứt bỏ những thứ thừa thải và chăm sóc con non. Mối có thể là loài đầu tiên sống theo bầy đàn lớn, và có tổ chức xã hội: chúng có thể đã tiến hóa từ gián khoảng 170 triệu năm trước, với một lợi thế lớn là có thể tiêu hóa nguồn cellulose dồi dào từ cây. Những quần thể có số lượng lên đến vài triệu con. Những thành viên có những công việc, nhiệm vụ riêng biệt như xử lí chất thải, ấp trứng và tìm kiếm thức ăn.
Cho dù nó có nhiều lợi ích, vẫn có các vấn đề với những con sống cùng quần thể đó là tiềm năng lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, những quần thể côn trùng hiếm khi phải chống chọi với dịch bệnh. Bằng một cách nào đó, khi một dịch bệnh xâm nhập vào đàn, những thành viên trong tổ biết tự thực hiện các hành động vì lợi ích cho toàn tổ - mang dịch đi và tự làm sạch dịch bệnh trong tổ. Những thành viên nhiễm bệnh tự nguyện rời khỏi tổ. Những thành viên khác của tổ cũng sẽ tự điều chỉnh mạng lưới xã hội. Bằng cách tạm ngưng vài hoạt động xã hội, chúng có thể ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Mối quan hệ cân bằng của các mạng lưới như những bài học thiết yếu nhất của thiên nhiên cung cấp cho thế giới mà con người xây dựng. Những nền văn minh không thể vận hành nếu thiếu những mạng lưới trao đổi hàng hóa và các luồng thông tin. Các khoản đầu tư dự phòng, với nhiều con đường trong một mạng lưới, được đền đáp lại, tựa như những mạng lưới vi mạch trong lá cây hay những sinh vật thụ phấn của thực vật. Những đô thị trên thế giới phụ thuộc và nguồn thực phẩm trồng ở vùng ngoại ô, sự phân chia của các mạng lưới từ một nguồn duy nhất ảnh hưởng đến địa chính trị khi giá lương thực tăng. Đại dịch COVID-19 đã bóp chết các chuỗi cung ứng cung cấp thực phẩm và thiết bị, khiến bài học này càng trở nên trọng yếu.
Những con mối sống trong quần thể còn có một vấn đề khác ngoài việc lây lan dịch bệnh, với sự tương quan mật thiết với nền văn minh loài ngoài. Những con mối thợ bị mù. Nhưng chúng có thể tự xây dựng lên những ụ mối phi phường cho chúng, có thể cao hơn cả một con người, với những khoang phức tạp cho mối con, vườn nấm, lỗ thông hơi làm mát, các đường hầm dưới mặt đất  và một gian hoàng tráng dành cho con chúa. Mặc dù đó là sự nhầm lẫn, con chúa không thể vẽ ra những thiết kế kiến trúc để hướng dẫn những người thợ mang đất cát đến đúng nơi. Một điều kỳ diệu khác của quá trình tiến hóa đó chính là khả năng tự tổ chức của các loài có tính xã hội mà không cần một sự phối hợp hay kế hoạch được sắp đặt trước của cơ quan trung ương.
<i>Ụ mối khổng lồ</i>
Ụ mối khổng lồ
Mối chúa tiết một loại chất là pheromone để các con thợ có thể nhận biết vị trí để bắt đầu xây dựng. Một con thợ trộn một viên đất với nước bọt và nhào trộn bằng các bộ hàm của nó, sau đó thả viên này xuống vị trí đã định. Nước bọt có pheromone báo hiệu cho các con thợ khác thả viên đất của chúng xuống, từ đó tiếp tục cảnh báo các con khác thả viên của chúng tại cùng một chỗ. Khi con thợ thêm viên của nó vào chồng đất đó, sẽ quay lại lấy thêm đất, được chỉ dẫn bởi pheromone do các đồng nghiệp của nó để lại. Con thợ thả ngày càng nhiều viên trên các vị trí xây dựng riêng biệt cho đến khi hết nguyên liệu. Kết quả là một bức tường dày có dạng nón ốc. Không có kiến trúc sư vẽ thiết kế hoặc nhà thầu chỉ đạo xây dựng, cấu trúc xuất hiện khi mỗi cá nhân làm theo bản năng đi theo pheromone dẫn đường và pheromone chỉ định. Mã di truyền quy định những hành vi này là một bí ẩn mà chúng ta vẫn chưa khám phá ra.

Kinh nghiệm lâu năm của thiên nhiên cung cấp các bài học về cách chúng ta có thể thắng thế khi đối mặt với thảm họa có thể xảy ra

Khả năng tự tổ chức của loài đã nói lên nhận thức của con người ngày càng tăng giúp chúng ta có thể giải quyết những vấn đề của chính mình một cách kĩ càng. Nhà văn khoa học viễn tưởng Isaac Asimov, viết về sự sụp đổ trong tương lai của Đế chế Thiên Hà, dựa trên Đế chế La Mã cổ đại, đã đưa ra quan điểm sau: " Có thể nói rằng chiến lược kiểm soát trung tâm của Đế chế Thiên Hà không có một kết thúc tốt đẹp. Đế chế sụp đổ do phụ thuộc quá nhiều vào các hành tinh bên ngoài và sự phức tạp của việc cai trị từ xa. Ở quy mô nhỏ hơn, ví dụ về các cộng đồng tự tổ chức để quản lý rừng, nghề cá và các công việc khác của chính họ, tốt hơn so với các chính quyền ở xa ban hành lệnh", chứng minh cho sức mạnh của kinh nghiệm từ thiên nhiên.
Sự tương đồng giữa xã hội loài người và đàn mối cũng có giới hạn của chúng. Ý tưởng, đạo đức và học tập, chứ không phải là bản năng và pheromone, là thứ định hình nền văn minh của con người. Nhưng các chiến lược của tự nhiên đối trọng với những hiểm họa khôn lường của một hệ thống thích nghi phức tạp - dịch bệnh lây lan, những phần tử đáng nghi có thể phá hủy cả mạng lưới hay một vụ va chạm bất ngờ hoặc núi lửa có thể quét sạch sự sống - sẽ cho chúng ta thấy một vài gợi ý. Các nền văn minh trong suốt lịch sử, từ Thung lũng Indus đến La Mã cổ đại đến Anasazi ở Tây Nam Hoa Kỳ đều có những câu hỏi hóc búa tương tự. Họ dựa vào mạng lưới rộng lớn và sự phụ thuộc để buôn bán, tương tự như mối chúa, những người cai trị không thể chỉ huy và kiểm soát những vùng đất xa xôi. Giống như tương tác giữa sinh quyển, khí quyển, đại dương và Trái Đất, tất cả đều giữ cho hành tinh của chúng ta là nơi có thể sinh sống được, và xã hội loài người cũng thích ứng với các hệ thống thích ứng phức tạp.
Thoạt nghe, những bài học từ thiên nhiên cho các tổ chức do con người tạo nên nghe có vẻ vô lý. Thiên nhiên không có sự đồng cảm hay quan tâm đến các giá trị của con người. Xã hội loài người có khả năng chăm sóc các cá thể ốm đau, tàn tật hay thất nghiệp của xã hội. Tất cả đều theo đuổi những mục tiêu, lẫn cá nhân và tập thể. Thiên nhiên không có mục tiêu nào ngoài khát vọng sinh tồn và sinh sản của mỗi cá nhân. Xã hội chúng ta phát triển và thích ứng thông qua các ý tưởng, quy tắc và chuẩn mực. Tuy nhiên, khi suy xét kỹ hơn, kinh nghiệm lâu năm từ thiên nhiên vẫn cung cấp các bài học về cách chúng ta có thể chiến đấu khi đối mặt với thảm họa có thể xảy ra. (Hết)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
-Bọ ba thùy: là nhóm động vật chân khớp cổ nhất, đã tuyệt chủng
-Phi phương Tây: phương Đông =))
-Insulin: một loại hóoc môn giúp chuyển hóa đường trong máu
-Ngài: bướm đêm
-Cellulose: thành phần cấu tạo nên thành tế bào thực vật
-Pheromone: chất được sử dụng như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian đọc bài dịch, nếu có gì sai xót thì mình mong được chỉ giáo =))
Cảm ơn The Bard rất nhiều vì đã hỗ trợ mình làm bài dịch, nếu các bạn muốn đọc thêm các bài viết của The Bard thì hãy vào link ở bên dưới.
Nguồn bài viết gốc: