Thể chất và hiệu suất thể thao (các hoạt động thể chất nói chung) ảnh hưởng nhiều từ khối lượng cơ và các yếu tố tác động tới nó (ví dụ: tập luyện). Các yếu tố di truyền chiếm khoảng 50–80% sự ảnh hưởng giữa khối lượng cơ nạc so với các yếu tố khác tác động tới nó.
Ảnh minh họa, nguồn T-nation
Ảnh minh họa, nguồn T-nation
Cơ xương của từng con người được cấu tạo với tỷ lệ khác nhau của hai loại sợi cơ khác nhau, mỗi loại có cấu hình chức năng và con đường trao đổi chất riêng:
Sợi loại I có khả năng oxy hóa cao (tức là khả năng hiếu khí cao) và được tạo ra để có độ bền và sức mạnh và sức bùng nổ thấp, với khả năng tạo ra lực thấp.
Mặt khác, sợi loại II có khả năng glycolytic cao (đường phân) và có thể tạo ra sức mạnh và sức bùng nổ, với khả năng tạo ra lực cao. Tỷ lệ sợi cơ loại I và loại II trong cơ thể khác nhau ở mỗi người và ở mỗi cơ bắp.
Những tỷ lệ này phản ánh vai trò của cơ đối với chuyển động của con người. Di truyền quyết định tỷ lệ sợi loại I hoặc loại II trong cơ. Việc luyện tập chỉ góp phần vào tăng lên khả năng của một loại sợi cơ nhất định đối với một đặc tính cụ thể (ví dụ: khả năng oxy hóa, kích thước sợi, hàm lượng enzyme, v.v.).
Bây giờ chúng ta biết rằng một cá nhân không thể thay đổi tỷ lệ sợi cơ loại I hoặc loại II mà họ sở hữu. Do đó, bởi vì một vận động viên (hoặc một cá nhân) không thể thay đổi loại tỷ lệ sợi cơ của mình, các thuật ngữ như vận động viên hiếu khí (tỷ lệ sợi loại I trong cơ thể nhiều) và vận động viên sức mạnh, sức bùng nổ (tỷ lệ sợi loại II trong cơ thể nhiều) đã xuất hiện.
Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về loại sợi được quan sát thấy giữa nam giới và nữ giới khi thực hiện các so sánh thích hợp giữa hai giới (ví dụ: vận động viên chạy bên ưu tú ở cả hai giới không có khác biệt quá lớn). Tuy nhiên, nếu so sánh các quần thể nam và nữ, thì nam giới nhìn chung có số lượng sợi cơ cao hơn (đặc biệt là ở phần thân trên) và các sợi cơ cũng lớn hơn.
Ảnh minh họa, nguồn slcstrengthandconditioning
Ảnh minh họa, nguồn slcstrengthandconditioning
Việc luyện tập có thể gây ra một sự thay đổi nhỏ trong thành phần loại sợi (gọi là sự chuyển đổi sợi kiểu phụ), lý do chính để cải thiện hiệu suất sau khi tập luyện là sự gia tăng kích thước sợi của các sợi cơ, góp phần làm cơ phát triển và sự cải thiện của các con đường trao đổi chất.
Quá trình chuyển đổi kiểu phụ của sợi (ví dụ: loại IIX sang loại IIA) xảy ra trong quá trình tập luyện, bất kể vận động viên tập luyện để tăng cường sức mạnh hay độ bền, sự thay đổi kiểu phụ của sợi dường như đều làm tăng khả năng oxy hóa của sợi. Ví dụ, sợi loại IIX (glycolytic co nhanh) được chuyển đổi thành sợi loại IIA (glycolytic oxy hóa co nhanh) thông qua tập luyện kháng lực hoặc tập luyện sức bền.
Tuy nhiên, biên độ của sự biến đổi này sẽ không đủ để tạo ra các thành phần dạng sợi được thấy ở các vận động viên ưu tú trừ khi khuynh hướng di truyền đã có trong cá thể đó. Tức là một người đã di truyền cái gì rồi thì vẫn giữ luôn cái đó và tiếp tục phát triển cái đó chứ không có khả năng đổi thành cái khác.
Nguồn: