Design và góc nhìn
Thoáng cái đã là sinh viên năm 2, nhiều lúc tôi tự hỏi với bản thân rằng liệu con đường hiện tại tôi đang đi có đúng không? “ Sao...
Thoáng cái đã là sinh viên năm 2, nhiều lúc tôi tự hỏi với bản thân rằng liệu con đường hiện tại tôi đang đi có đúng không?
“ Sao lại không nhỉ ? :D ? 2 đời trước của tôi theo nghệ thuật, đến tôi là đời thứ 3…”
“3 đời nhà tôi làm nghệ thuật :)))))))))))))”
Đến sau này không biết ra sao nhưng đến thời điểm hiện tại tôi cảm thấy mình đã đi đúng đường. Khó có ai có thể tự tin nói rằng: “ tôi hiểu bản thân mình 100 % “. Chúng ta có quá tự tin về mình không hay đó chỉ lại sự ngạo mạn của bản thân của thời điểm hiện tại.
“Khi bạn ăn những đồ ăn không tốt cho bản thân như đồ ăn nhanh thì cơ thể bạn có thực sự muốn điều đó không ?”
“ Bạn lướt mà mua những món đồ bởi chỉ vì nó làm bạn thấy thích thú hay đơn thuần chỉ là sự hứng khởi bồng bột trong lúc đó “
“ Những gì bạn đang làm, đang học có thực sự là thứ mà bạn muốn ? Hay đó chỉ là sự ép buộc hay qua loa rồi sau này thì tính… “
.Trong bữa cơm tối tôi nói với bố:
Chính ra con với bố lại giống nhau!!! Bố kêu làm gỗ có rất nhiều loại: chạm trổ, sập gụ, tủ chè…
Thì cái ngành con nó cũng như thế, nó phải làm rất nhiều thứ.”
Nhưng mà khác nhau mỗi điểm là bố cầm đục con cầm bàn phím :V
- Bố tôi là người cả đời chỉ biết 1 thứ và giỏi 1 thứ đó là “ Gỗ “ . Không biết nấu ăn, không biết làm việc nhà. Ông làm việc không biết mệt mỏi là gì. Nhiều lúc tôi tự hỏi sao bố lại có thể làm việc liên tục được như thế?
Đó là đam mê với ngành nghề - Khi thực sự tìm được sự đam mê của mình, bản thân chúng ta sẽ làm việc vượt qua sự mệt mỏi. Chúng ta thực sự không yếu đuối như chúng ta nghĩ. Khi tôi bắt đầu bước chân vào con đường design này, thật khó để sử dụng một từ ngữ miêu tả… nhưng thật sự tôi thích nó. Tôi thích những gì mình làm ra. Nếu như cấp 3 bạn chỉ phải làm một bài toán và đơn thuần là giải nó, thì làm design giống như bạn phải tự nghĩ ra đề bài và bản thân phải tự tìm cách giải ( Mặc dù tôi không hề giỏi tính toán ) . Và điều thực sự khoai là nếu bạn không nghĩ ra đề bài thì thôi bạn khỏi cần giải :D .
- Cái ngành design thực sự làm tôi cảm thấy thích thú. Mỗi lần thiết kế nó giống như cảm giác đi thi đại học vậy: nó khiến chúng ta hồi hộp vì đợi chờ, nó khiến ta sợ hãi vì không nghĩ ra được idea và cuối cùng là cảm giác nhẹ nhõm, thở phào, và tự hào về bản thân mỗi khi chúng ta hoàn thành 1 project, tôi nghiện cái cảm giác đó.
- Nghe thì có vẻ thích thú nhưng mà mỗi lần gần đến deadline mà không nghĩ ra gì mà xem, lúc đấy thì khóc cũng thành cười, cảm giác bất lực cũng không thể bằng. Tôi gọi đấy là “ Thốn” :))) Mà kể cả bạn có nghĩ ra điều đó đi nữa, bạn dành thời gian và tâm huyết ra để hoàn thành nó. Nhưng sau khi hoàn thành, đôi chính bản thân bạn nhìn vào thứ mình đã dành hết 1 tuần qua và nói muốn nói: “ Như #$@#$!@”
Một người giảng viên của tôi cũng nói:
“Chị làm đến thời điểm này mà vẫn không bỏ nghề vì sao? Vì khi vác định theo nghề này là chúng ta phải tự mindset rằng luôn luôn phải học và update những kiến thức mới. Nếu như em thiết kế logo cho 1 hãng phân bón thì e phải học mọi thứ về phân bón, không thì e không thể thuyết phục được khách hàng tại sao logo nó lại có điểm như thế này.”
- Ngành design thực sự rất rộng, có rất nhiều loại như 2D graphic, animation, 3D và nhiếp ảnh.... Đến thời điểm gần đây tôi cảm thấy thực sự hứng thú với chụp ảnh và những tác phẩm nghệ thuật về nhiếp ảnh. Sau khi tham gia một buổi triển lãm những tác phẩm về nhiếp ảnh của những người đồng nghiệp giảng viên, tôi tìm được niềm hứng thú mà tôi chưa từng biến đến trước đây đó chính là đường con của cơ thể con người khi chụp khỏa thân. Nếu như những người không thực sự trong ngành sẽ thấy rằng việc thấy người khỏa thân là một điều gì đó rất tế nhị và là chủ đề kinh khủng khi nhắc tới. Ai đó sẽ nói với bạn rằng bạn bệnh hoạn. Những trong môi trường nghệ thuật, mọi người đã rất quen với việc một người mẫu nude đang tạo dáng để vẽ hay để chụp ảnh.
- Nói thì hay vậy nhưng những ngành nghệ thuật và cả design cũng sẽ có những mảng tối
Ví dụ như: dễ bị trầm cảm. Với đặc điểm ngành nghề là phải ngồi suy nghĩ rất lâu và đưa ra những ý tưởng đôi khi điều đó làm chúng ta tự cô lập chính bản thân, và điều đó lâu ngày sẽ thành thói quen. Đôi khi được một ai đó hỏi chuyện nhưng ta không đáp lại nhưng trong đầu chúng ta trả lời hay mỗi lần tự đặt câu hỏi và tự trả lời trong não của chúng ta, tôi gọi đó là: “Ngẩn”.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất