Ấn phẩm lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Pháp BnF bên bờ sông Seine, Paris mang số LK 10.918 tựa đề "Hymnes & Pavillons d'Indochine" đã ghi nhận Quốc ca An Nam là "Đăng đàn cung".
Chiếu theo lịch sử, ngay sau khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã tổ chức ngay một nghi lễ triều chính cho công việc nhận tước vị này. Vua Gia Long đã ra lệnh soạn thảo bản quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. Từ đây trở đi, "Đăng đàn cung" còn được dùng mỗi khi vua du xuân hoặc khi xa giá từ Đại Nội lên đàn Nam Giao.
Đội Nhã nhạc cung đình Huế
Đội Nhã nhạc cung đình Huế
Chính vì tính đặc sắc của bản nhạc, không ít nhà nghiên cứu âm nhạc đã dành "lời vàng ý ngọc" dành cho bản quốc thiều đầu tiên của Việt Nam. Trong “Tìm hiểu chính xác về lá Cờ Long tinh và bản Đăng đàn cung thời vua Bảo Đại” xuất bản ngày 4/5/2008, nhà nghiên cứu Lê Văn Lân cũng viết: “Tôi thấy quốc thiều Đăng đàn cung năm xưa của Việt Nam mới thật là “majestuoso” và đượm Việt tính! Hơi nhạc rõ ràng là ôn hòa, phong nhã, quý phái, hoàn toàn không hung hãn sắt máu, nhưng khêu gợi cái hồn thiêng sông núi từ đáy sâu tiềm thức của dân tộc…”
Sau tất cả, các nhà nghiên cứu âm nhạc đều đồng ý với quan điểm bản Đăng đàn cung mang đầy tính dân tộc, đậm màu sắc quê hương, dễ nhận biết, dễ theo dõi như là đã quen biết thân thuộc từ bao đời tiền kiếp.
Bản Đăng đàn cung
Bản Đăng đàn cung
Đăng đàn cung chỉ được tấu dụng riêng cho hoàng đế trong những dịp đặc biệt, vì vậy nên chỉ được xem là quốc thiều không chính thức. Mãi đến năm 1932 khi vua Bảo Đại hồi loan, phần lời dành cho quốc thiều được ông Nguyễn Trung Phán (Thượng hạng Tú tài, Giáo sư ở Huế) và ông Nguyễn Trung Nghệ (Thị giảng Học sĩ, Giáo sư ở Huế) soạn ra để nghênh đón và Đăng đàn cung đã được sử dụng như một quốc ca không chính thức.
"Dậy, dậy, dậy mở mắt xem toàn châu Đèn khai hóa rọi khắp toàn cầu Ngọn đường thông thương ngàn dặm Xe tàu điện, tàu nước, tàu bay..."
Bảo Đại tại Dinh Quốc trưởng trong một cuộc lễ tân. 
Bảo Đại tại Dinh Quốc trưởng trong một cuộc lễ tân. 
Sau này, khi Đế quốc Việt Nam thành lập, Chính phủ Trần Trọng Kim vẫn tiếp tục sử dụng Đăng đàn cung làm quốc thiều và có ý định soạn lời mới để thành quốc ca chính thức nhưng chưa kịp thực hiện thì Chính phủ đã sụp đổ.
Ngày nay, Đăng đàn cung chỉ còn sử dụng như một bài diễn tấu âm nhạc truyền thống. Để thể hiện bài này, dàn nhạc triều Nguyễn phải dùng cả trống đại, trống con, chũm chọe (cymbale), kèn, sáo và đàn hoà nhịp với nhau. Trong đó, sự góp phần của tiếng kèn và sáo là nổi trội nhất.
Nhìn lại dòng lịch sử, lần đầu tiên có một vị vua dùng điệu nhạc mang hơi thở giai đoạn Khai sáng để tế cáo trời đất. Đó là sự kiện từ khi khai sinh lập địa một giai đoạn lịch sử mới, đánh dấu lần đầu tiên chữ ký âm thanh của Việt Nam thoát ra khỏi ảnh hưởng văn hóa hàng nghìn năm của đế quốc Trung Hoa.
Sau này, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, nhạc sĩ Ngọc Phan đã hòa âm và soạn lại lời mới cho điệu "Đăng đàn cung" với tựa đề "Non Sông Vang Câu Ca Mừng":
Non sông vang câu ca mừng Khắp đất trời quê ta rộn rã lời ca, Mừng đất nước đổi mới chan hoà. Nhịp nhàng gái trai trẻ già, nắn cung đàn cùng hát lời ca, Mừng đất nước đổi mới chan hoà, Đời vui ấm no muôn nhà, tiếng ca cùng hoà. Khắp đất trời quê ta tiếng ca đậm đà. Các dân tộc Việt Nam cùng đón niềm vui, Mừng đất nước rộn rã tiếng cười. Bạn bè khắp nơi trao lời, chúc mừng đất nước đẹp tươi, Mừng Thủ đô – Thành phố bao đời, Sử xanh vẫn luôn rạng ngời chiến công tuyệt vời. Bao bạn bè năm châu hát chung niềm vui. Đây đất trời Thăng Long, Rồng chiếu hiển linh, Ngàn năm sáng dải đất ân tình. Cùng nhau sống trong thanh bình, tô thêm màu mảnh đất đẹp xinh, Ngàn năm sáng dải đất ân tình, Cùng vui sống trong thanh bình, tiếng ca ngọt lành. Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình. Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình, Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình..