Đàn ông và những áp lực vô hình của chuẩn mực xã hội
Toxic masculinity là gì? Làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng này?
Toxic masculinity là gì?
Trước đây, mình thường suy nghĩ tiêu cực về bản thân và chìm đắm trong mớ suy nghĩ ấy suốt một thời gian dài. Mình lạc lối và không biết phải giải quyết như thế nào. Sau đó mình chia sẻ với một người bạn và được bạn ấy giới thiệu về bản chất vấn đề mà mình đang gặp phải. Đó là Toxic masculinity. Bạn ý giải thích cho mình như sau
Hiểu đơn giản Toxic masculinity là tư tưởng đàn ông phải mang tính chiếm sự thống trị, phải thể hiện những đặc tính của người dẫn đầu (VD: là ng trụ cột, làm chủ về tài chính, là người đưa ra quyết định,..), không được yếu đuối (VD: khóc,..)
Chắc hẳn nhiều bạn cũng đã nhận ra à hoá ra đây là một tư tưởng mà mình đã gặp rất nhiều trong cuộc sống đúng không nào. Bài viết dựa nhiều vào quan điểm và trải nghiệm cá nhân của mình. Bây giờ bắt đầu thôi
Những biểu hiện và ảnh hưởng của Toxic masculinity trong xã hội Việt Nam
Từ xưa đến nay hình ảnh 'Người đàn ông đích thực' đã truyền đi trong nhiều thế hệ của văn hoá nước ta. Nam giới cho rằng người đàn ông đích thực phải là trụ cột của gia đình và là người lãnh đạo trong xã hội
Đến ngày nay nhiều chuẩn mực nam tính đó có thể dẫn đến những trông đợi mong muốn quá lớn của gia đình cũng như xã hội. Điều đó gây ra những hậu quả tiêu cực cho nam giới. Nó như một áp lực vô hình, một tiêu chuẩn quá cao khiến nam giới phải cố gắng không ngừng phấn đấu để đạt được chúng. Với việc phải là trụ cột gia đình ở thời hiện đại, điều gần nhất nam giới nghĩ đến để đạt được những chuẩn mực đó là có thu nhập thật cao để có thể nuôi sống gia đình. Và áp lực ngày càng tăng khi tính cạnh tranh và chênh lệch giàu nghèo đang dần lớn lên trong xã hội. Một nghiên cứu cho thấy gần một phần tư nam giới tham gia khảo sát đã thừa nhận họ cảm thấy áp lực trong cuộc sống, trong đó có hơn 80% cảm thấy bị áp lực về tình trạng tài chính, và gần 70% bị áp lực về sự nghiệp. Áp lực đó có xu hướng giảm dần theo độ tuổi nhưng lại gia tăng theo trình độ học vấn và thời gian làm việc.
Do đó với những nam giới đang ở độ tuổi bấp bênh trong sự nghiệp, áp lực này to lớn hơn cả. Khi chúng ta có những người bạn cùng tuổi nhưng đã thành công trong các lĩnh vực nhất định thì mình vẫn đang chưa nắm trong tay khả năng trụ cột của gia đình. Vì thế mà chúng ta làm việc không ngừng nghỉ mà quên luôn bản thân, để lại một hậu quả xấu cho sức khoẻ cho chính chúng ta. Thực tế cho thấy nhiều nam giới Việt đã tìm đến những thực hành có hại, trong đó hút thuốc lá, uống rượu bia là hai hành vi phổ biến nhất. Cứ 10 nam giới thì có 7 người từng hút thuốc lá và có 6 người đã từng uống tới say xỉn ít nhất một lần trong đời.
Ngoài áp lực về tài chính và sự nghiệp nam giới hiện tại còn đối mặt với các quan điểm sai trái về việc bộc lộ cảm xúc cũng như sở thích riêng của từng người. Ví dụ như xã hội quan niệm là nam giới thì không được khóc, phải luôn mạnh mẽ cơ bắp, giỏi uống rượu bia, không được để tóc dài, v.v. Hiện tại thì xã hội Việt Nam vẫn đang có những quan niệm rất sai trái về vấn đề trên. Mình cũng là một người từng để tóc dài và mình đã rất nhiều lần bị những người xung quanh nói những lời xúc phạm về việc đó. Mình biết còn rất nhiều câu chuyện xúc phạm tồi tệ hơn rất nhiều và việc xúc phạm như vậy có thể để lại những hệ quả tiêu cực cho nam giới như trầm cảm, lạm dụng chất kích thích hoặc thậm chí là tự tử.
Trong xã hội hiện đại, khi mà bình đẳng giới cũng như là nữ quyền đang được coi trọng hơn bao giờ hết thì việc những cá nhân nữ giới thực sự giỏi về nhiều lĩnh vực như sự nghiệp, khả năng lãnh đạo, v.v. Thì nam giới lại đứng trước một áp lực vô hình khác. Đó là việc tồn tại suy nghĩ về sự chênh lệch khả năng về những lĩnh vực đáng ra là lợi thế đàn ông nhưng thực tế lại trở thành mối lo ngại cho mối quan hệ tình cảm. Vì theo chuẩn mực xã hội người đàn ông là trụ cột của gia đình, là người đưa ra quyết định. Nhưng với cảm giác tự ti và thấp kém tồn tại trong suy nghĩ của người đàn ông, cảm xúc đó có thể hành hạ người đàn ông khiến họ suy nghĩ về những quyết định không đúng đắn trong mối quan hệ. Mình cũng đã từng trải qua cảm giác tự ti và thấp kém như vậy. Trước đây mình có yêu một cô gái là con của một gia đình khá giả. Có được bố mẹ mua chung cư ở Hà Nội. Cô ấy cũng là một cá nhân rất xuất sắc khi thi đại học được 29đ, đoạt giải ở nhiều cuộc thi lớn nhỏ và đang làm MKT cho một công ty có danh tiếng. Lúc đó mình đã suy nghĩ rất nhiều về khả năng của bản thân. Cái tôi quá lớn tồn tại trong mình dần khiến mình suy nghĩ tiêu cực hơn và có những quyết định không đúng đắn. Dần dần mình rơi vào bế tắc trong khi vẫn không dám chia sẻ với cô ấy. Cuối cùng mâu thuẫn xảy ra và bọn mình quyết định chia tay. Câu chuyện của mình cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu đúng masculinity là như thế nào, và mình biết là ngoài kia cũng có rất nhiều bạn đang lạc lối trong những áp lực và suy nghĩ tiêu cực tương tự.
Ngoài ra tư tưởng Toxic masculinity còn ảnh hưởng đến cả nữ giới, nhất là trong bối cảnh gia đình bởi phụ nữ thường được gắn với hình ảnh nữ công gia chánh còn người đàn ông mới là trụ cột để họ dựa vào. Họ có thể chịu những áp lực như không dám học cao, thăng tiến trong công việc gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ
Có thể thấy vấn đề này thực sự rất phổ biến hiện nay và các áp đặt xã hội về vấn đề tương tự như trên vẫn đang bám sâu trong tâm thức của người Việt Nam.
Phải làm sao nếu bạn đang chịu áp lực như vậy?
Thật may mắn là với sự tiến bộ của xã hội và nỗ lực bình đẳng giới trong hơn nửa thế kỷ qua, sự chuyển dịch hướng tới mối quan hệ bình đẳng hơn giữa nam giới và phụ nữ đã trở nên rõ ràng hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Từ đó việc áp đặt xã hội lên nam giới Việt cũng không còn khắt khe như trước. Nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại toxic masculinity trong xã hội và để tránh không rơi vào điều đó cần sự thay đổi về suy nghĩ của tất cả chúng ta. Đây là các ý kiến riêng của mình cũng như tham khảo một vài nguồn khác nhau trong việc góp phần thay đổi tư tưởng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng này:
- Thừa nhận những suy nghĩ, định kiến của bản thân về sự nam tính/nữ tính.
- Không áp đặt định kiến của mình về sự nam tính/nữ tính lên người khác.
- Tuyên truyền đấu tranh cho những suy nghĩ sai về masculinity của xã hội
Khi bạn gặp những áp lực là hệ quả của Toxic masculinity bạn nên:
Chia sẻ những áp lực đó cho gia đình, bạn bè, người yêu, v.v.
Việc chia sẻ với những người thân xung quanh rất quan trọng. Điều đó có thể giải quyết được những suy nghĩ đã tồn tại trong đầu bạn, tìm ra hướng giải quyết tránh để những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn.
Tập quên các suy nghĩ đó bằng các thói quen như thiền, đọc sách, v.v.
Thiền và đọc sách là hai cách mình thường dùng khi mình nghĩ quá nhiều. Dành thời gian để chữa lành cơ thể và giải phóng suy nghĩ tiêu cực, nghe thật thư giãn đúng không nào
One of the most important things we can do for ourselves is to give ourselves time to heal
Mình biết nhiều bạn sẽ coi áp lực mà mình bảo là động lực để mình phát triển bản thân. Mình sẽ luôn tôn trọng suy nghĩ đấy, nhưng cũng nhớ bảo vệ sức khoẻ của mình các bạn nhé.
Chúc các bạn thành công. Peace
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất